Giải bài tập 5.39 trang 84 SGK Toán 12 tập 2 - Cùng khám phá

Người ta mô phỏng thiết kế của một bình chứa nhiên liệu có dạng một hình chóp cụt tứ giác đều trong hệ trục Oxyz như Hình 5.39 với (S(0;0;0)), (P(10;0;0)), (Q(10;10;0)), (R(8;8;12)), (T(2;2;12)). a) Viết phương trình các mặt phẳng chứa các mặt bên của bình. b) Tính (sin ) của góc giữa cạnh bên và mặt đáy. c) Tính (cos ) của góc giữa các mặt bên.

Quảng cáo

Đề bài

Người ta mô phỏng thiết kế của một bình chứa nhiên liệu có dạng một hình chóp cụt tứ giác đều trong hệ trục Oxyz như Hình 5.39 với \(S(0;0;0)\), \(P(10;0;0)\), \(Q(10;10;0)\), \(R(8;8;12)\), \(T(2;2;12)\).

a) Viết phương trình các mặt phẳng chứa các mặt bên của bình.

b) Tính \(\sin \) của góc giữa cạnh bên và mặt đáy.

c) Tính \(\cos \) của góc giữa các mặt bên.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a)

Để viết phương trình mặt phẳng chứa ba điểm \(A({x_1},{y_1},{z_1})\), \(B({x_2},{y_2},{z_2})\), và \(C({x_3},{y_3},{z_3})\)1. Tính hai vectơ \(\overrightarrow {AB} \) và \(\overrightarrow {AC} \):

\(\overrightarrow {AB}  = ({x_2} - {x_1},{y_2} - {y_1},{z_2} - {z_1}),\quad \overrightarrow {AC}  = ({x_3} - {x_1},{y_3} - {y_1},{z_3} - {z_1}).\)

2. Tìm vectơ pháp tuyến \(\vec n\) của mặt phẳng bằng tích có hướng của \(\overrightarrow {AB} \) và \(\overrightarrow {AC} \):

\(\vec n = \overrightarrow {AB}  \times \overrightarrow {AC} .\)

3. Gọi \(\vec n = (A,B,C)\), phương trình mặt phẳng sẽ là

\(A(x - {x_1}) + B(y - {y_1}) + C(z - {z_1}) = 0.\)

b) Tính \(\sin \theta \) bằng công thức: \(\sin \theta  = \frac{{|\overrightarrow {ST}  \cdot {{\vec n}_{{\rm{d\'a y}}}}|}}{{|\overrightarrow {ST} | \cdot |{{\vec n}_{{\rm{d\'a y}}}}|}}.\)

c) Tính \(\cos \theta \) bằng công thức: \(\cos \theta  = \frac{{|{{\vec n}_{SPAT}} \cdot {{\vec n}_{SHBT}}|}}{{|{{\vec n}_{SPAT}}| \cdot |{{\vec n}_{SHBT}}|}}.\)

Lời giải chi tiết

Dựa vào hình ta có toạ độ các điểm còn lại như sau:

\(A(8;2;12)\), \(B(2;8;12)\), \(H(0;10;0)\)

* Mặt phẳng APST:

- Hai vectơ chỉ phương của mặt phẳng là:

\(\overrightarrow {ST}  = (2;2;12),\,\,\,\,\,\,\overrightarrow {SP}  = (10;0;0)\)

- Vectơ pháp tuyến của mặt phẳng là:

\(\overrightarrow {{n_{APST}}}  = \overrightarrow {SP}  \times \overrightarrow {ST}  = (0.12 - 0.2;0.2 - 10.12;10.2 - 0.2) = (0; - 120;20)\)

- Phương trình mặt phẳng APST là:

\(0.(x - 0) - 120.(y - 0) + 20(z - 0) = 0 \Leftrightarrow  - 120y + 20z = 0 \Leftrightarrow  - 6y + z = 0\)

* Mặt phẳng BHQR

- Hai vectơ chỉ phương của mặt phẳng là:

\(\overrightarrow {HB}  = (2; - 2;12),\,\,\,\,\,\,\overrightarrow {HQ}  = \overrightarrow {SP}  = (10;0;0)\)

- Vectơ pháp tuyến của mặt phẳng là:

\(\overrightarrow {{n_{BHQR}}}  = \overrightarrow {HQ}  \times \overrightarrow {HB}  = (0.12 - 0.( - 2);0.2 - 10.12;10.( - 2) - 0.2) = (0; - 120; - 20)\)

- Phương trình mặt phẳng BHQR là:

\(0.(x - 10) - 120.(y - 10) - 20(z - 0) = 0 \Leftrightarrow  - 120y - 20z + 1200 = 0 \Leftrightarrow  - 6y - z + 60 = 0\)

* Mặt phẳng STBH

- Hai vectơ chỉ phương của mặt phẳng là:

\(\overrightarrow {ST}  = (2;2;12),\,\,\,\,\,\,\overrightarrow {SH}  = (0;10;0)\)

- Vectơ pháp tuyến của mặt phẳng là:

\(\overrightarrow {{n_{STBH}}}  = \overrightarrow {SH}  \times \overrightarrow {ST}  = (10.12 - 0.2;0.2 - 0.12;0.2 - 10.2) = (120;0; - 20)\)

- Phương trình mặt phẳng STBH là:

\(120.(x - 0) + 0.(y - 0) - 20(z - 0) = 0 \Leftrightarrow 120x - 20z = 0 \Leftrightarrow 6x - z = 0\)

* Mặt phẳng ARQT

- Hai vectơ chỉ phương của mặt phẳng là:

\(\overrightarrow {PA}  = ( - 2;2;12),\,\,\,\,\,\,\overrightarrow {PQ}  = \overrightarrow {SH}  = (0;10;0)\)

- Vectơ pháp tuyến của mặt phẳng là:

\(\overrightarrow {{n_{ARQT}}}  = \overrightarrow {PQ}  \times \overrightarrow {PA}  = (10.12 - 0.2;0.( - 2) - 0.12;0.2 - 10.( - 2)) = (120;0;20)\)

- Phương trình mặt phẳng ARQT là:

\(120.(x - 10) + 0.(y - 0) + 20(z - 0) = 0 \Leftrightarrow  - 120x + 20z - 1200 = 0 \Leftrightarrow 6x + z - 60 = 0\)

b)

Chọn cạnh bên ST để xét.

Mặt phẳng đáy SHQP cũng chính là mặt phẳng Oxy: \(z = 0\)

Sin của góc giữa cạnh bên ST và mặt phẳng đáy SHQP là:

\(\sin \theta  = \frac{{|\overrightarrow {ST}  \cdot {{\vec n}_{SHQP}}|}}{{|\overrightarrow {ST} | \cdot |{{\vec n}_{SHQP}}|}} = \frac{{\left| {12.1} \right|}}{{\left| {\sqrt {{2^2} + {2^2} + {{12}^2}} } \right|.\left| {\sqrt {{0^2} + {0^2} + {1^2}} } \right|}} = \frac{{12}}{{2\sqrt {38} .1}} = \frac{6}{{\sqrt {38} }}\)

c)

Vì đây là hình chóp cụt tứ giác đều nên cosin của góc giữa các mặt bên là:

\(\cos \theta  = \frac{{|{{\vec n}_{SPAT}} \cdot {{\vec n}_{SHBT}}|}}{{|{{\vec n}_{SPAT}}| \cdot |{{\vec n}_{SHBT}}|}} = \frac{{\left| {0.120 + ( - 120).0 + 20.( - 20)} \right|}}{{\left| {\sqrt {{0^2} + {{( - 120)}^2} + {{20}^2}} } \right|.\left| {\sqrt {{{120}^2} + {0^2} + {{( - 20)}^2}} } \right|}} = \frac{{\left| { - 400} \right|}}{{14800}} = \frac{1}{{37}}\)

  • Giải bài tập 5.40 trang 85 SGK Toán 12 tập 2 - Cùng khám phá

    Trong các chương trình đồ hoạ máy tính, để tạo ảo giác theo đúng phối cảnh, các vật ở càng gần thì càng lớn hơn các vật ở xa, các hình ảnh ba chiều trong bộ nhớ của máy tính được chiếu lên một màn hình hình chữ nhật từ điểm nhìn của mắt hoặc máy chiếu.

  • Giải bài tập 5.41 trang 85 SGK Toán 12 tập 2 - Cùng khám phá

    Một sân hình chữ nhật ABCD có chiều dài AD = 20 m, chiều rộng AB = 15 m. Người ta đặt một camera ở độ cao 5 m trên một cây cột vuông góc với mặt sân tại A, biết camera có bán kính quan sát là 25 m. Xét hệ trục toạ độ Oxyz với gốc toạ độ O trùng với điểm A chân cột, các tia Ox, Oy lần lượt chứa các cạnh AB, AD của sân và tia Oz chứa cây cột.

  • Giải bài tập 5.42 trang 85 SGK Toán 12 tập 2 - Cùng khám phá

    Một tháp phát sóng cao 50 m đặt ở góc A của sân hình chữ nhật ABCD. Để giữ cho tháp không bị đổ, người ta có cột rất nhiều dây cáp quanh tháp và cố định tại các vị trí trên mặt đất. Hai chú kiến vàng và kiến đen bắt đầu leo lên hai dây cáp CM và BN (từ C và B) với vận tốc lần lượt là 3 m/phút và 2,5 m/phút. Hỏi sau 10 phút thì hai chú kiến cách nhau bao nhiêu mét (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm)?

  • Giải bài tập 5.43 trang 86 SGK Toán 12 tập 2 - Cùng khám phá

    Cho hình lập phương ABCD.A’B’C’D’ có cạnh bằng 1, với A(0; 0; 0), D(1; 0; 0), B(0; 1; 0), A’(0; 0; 1). a) Chứng minh \(A'C \bot (AB'D')\). b) Chứng minh \((AB'D')//(C'BD)\)và tính khoảng cách giữa hai mặt phẳng \((AB'D')\) và \((C'BD)\). c) Tính côsin của góc giữa hai mặt phẳng \((DA'C')\) và \((ABB'A')\).

  • Giải bài tập 5.44 trang 86 SGK Toán 12 tập 2 - Cùng khám phá

    Cho hình chóp S.ABCD với ABCD là hình chữ nhật có A(0; 0; 0), B(1; 0; 0), D(0; 3; 0), S(0; 0; 2). a) Tính khoảng cách từ A đến mặt phẳng (SBD). b) Tính sin của góc giữa đường thẳng SD và mặt phẳng (SAB). c) Tính côsin của góc giữa hai mặt phẳng (SBC) và (SCD).

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close