Giải bài 12 trang 108 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 2

Một khối thuỷ tinh được tạo thành từ một phần dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 6 cm, 16 cm, 9 cm và một phần dạng nửa hình trụ có đường kính đáy 6 cm, chiều cao 16 cm (Hình 1). Tính: a) Thể tích khối thuỷ tinh. b) Diện tích bề mặt của khối thuỷ tinh. (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của xăngtimet khối, xăngtimet vuông).

Quảng cáo

Đề bài

Một khối thuỷ tinh được tạo thành từ một phần dạng hình hộp chữ nhật có kích thước 6 cm, 16 cm, 9 cm và một phần dạng nửa hình trụ có đường kính đáy 6 cm, chiều cao 16 cm (Hình 1). Tính:

a) Thể tích khối thuỷ tinh.

b) Diện tích bề mặt của khối thuỷ tinh.

(Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị của xăngtimet khối, xăngtimet vuông).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Thể tích hình hộp chữ nhật: V = cạnh.cạnh.cạnh

Thể tích hình trụ: \(V = \pi {r^2}h\).

Diện tích toàn phần hình trụ: \({S_{tp}} = 2\pi rh + 2r{\pi ^2} = 2\pi r(r + h)\).

Lời giải chi tiết

a) Thể tích của phần dạng hình hộp chữ nhật là: \({V_1} = 16.6.9 = 864\) (cm3).

Thể tích của phần dạng nửa hình trụ là: \({V_2} = \frac{{\pi {{.3}^2}.16}}{2} = 72\pi \)(cm3).

Thể tích của khối thuỷ tinh là: \(V = {V_1} + {V_2} = 864 + 72\pi  \approx 1090\)(cm3).

b) Diện tích bề mặt phần có dạng hình hộp chữ nhật của khối thuỷ tinh là:

\({S_1} = 6.16 + 2(9.16 + 6.9) = 492\) (cm2).

Diện tích bề mặt phần có dạng nửa hình trụ của khối thuỷ tinh là:

\({S_2} = \frac{{2.\pi .3.16 + 2.\pi {{.3}^2}}}{2} = 57\pi \) (cm2).

Diện tích bề mặt của khối thuỷ tinh là: \(S = {S_1} + {S_2} = 492 + 57\pi  \approx 671\) (cm2).

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

>> Học trực tuyến lớp 9 & lộ trình Up 10! trên Tuyensinh247.com Đầy đủ khoá học các bộ sách (Kết nối tri thức với cuộc sống; Chân trời sáng tạo; Cánh diều), theo lộ trình 3: Nền Tảng, Luyện Thi, Luyện Đề. Bứt phá điểm lớp 9, thi vào lớp 10 kết quả cao. Hoàn trả học phí nếu học không hiệu quả.

close