Đề thi kì 2 môn Văn lớp 6 năm 2019 - 2020 Trường THCS Biên GiangGiải chi tiết đề thi kì 2 môn văn lớp 6 năm 2019 - 2020 Trường THCS Biên Giang với cách giải nhanh và chú ý quan trọng Quảng cáo
Đề bài Câu 1: (2 .0 điểm) Văn bản “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” (Ngữ văn 6, tập II) đặt ra một vấn đề có ý nghĩa toàn nhân loại. Đó là vấn đề gì? Nêu trách nhiệm của em về vấn đề ấy? Câu 2: (2.0 điểm) a. Thế nào là phép nhân hóa? Kể tên các kiểu nhân hóa thường gặp. b. Đặt một câu văn có sử dụng phép nhân hóa? Gạch chân và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong câu văn đó. Câu 3: (6.0 điểm) Bằng một bài văn hoàn chỉnh có sử dụng biện pháp quan sát, tưởng tượng và so sánh, hãy tả lại cánh đồng quê em vào một buổi sáng mùa hè đẹp trời. ……………Hết…………… Lời giải chi tiết Câu 1. *Phương pháp: Căn cứ vào bài học “Bức thư của thủ lĩnh da đỏ” *Cách giải: - Vấn đề: con người phải sống hòa hợp với thiên nhiên, phải chăm lo bảo vệ môi trường và thiên nhiên như bảo vệ mạng sống của chính mình. - Trách nhiệm của em: là học sinh, em cũng mang trong mình trọng trách bảo vệ thiên nhiên từ những hành động nhỏ như không vứt rác bừa bãi, trồng nhiều cây xanh, giữ gìn vệ sinh chung quanh nơi ở. Câu 2 a. *Phương pháp: Căn cứ vào bài “Nhân hóa”. *Cách giải: - Khái niệm nhân hóa: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả người; làm cho thế giới loài vật,… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người. - Các kiểu nhân hóa: + Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật. + Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật. + Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người. b. *Phương pháp: Căn cứ vào bài “Nhân hóa”. *Cách giải: - Đặt câu: Chị Gió vừa thổi những làn hơi đầu tiên, những em Dừa trên biển đã vỗ tay reo vui như mong đợi chị từ lâu. - Phép nhân hóa: + Dùng từ ngữ vốn gọi người để gọi vật: “Chị Gió”, “em Dừa”. + Dùng từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật: “gió thổi”, “dừa vỗ tay reo vui”. - Tác dụng: làm cho câu văn giàu cảm xúc, gợi hình gợi cảm hơn. Qua đó cũng nhấn mạnh sự vật được nhắc tới, làm cho chúng hiện lên sống động, có hơi thở, linh hồn giống như con người. Câu 3. *Phương pháp: - Xác định đề để xác định thể loại, yêu cầu. - Sử dụng các biện pháp quan sát, tưởng tượng và so sánh để tạo lập một văn bản miêu tả. *Cách giải: - Yêu cầu hình thức: + Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng làm văn miêu tả để tạo lập văn bản. + Văn bản đầy đủ bố cục 3 phần; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Yêu cầu nội dung: 1. Mở bài: - Quê em là một vùng nông thôn yên bình có nhiều cảnh đẹp. - Em thích nhất là cánh đồng lúa chín vào buổi sáng. 2. Thân bài: a) Trời chưa sáng hẳn: - Cánh đồng trải dài như tấm thảm nhung mềm mại. - Làn sương mờ ảo chập chờn. - Những con đường nhỏ uốn cong như dải lụa, cỏ non ướt đẫm sương đêm. b) Mặt trời lên: - Cánh đồng hiện lên với tất cả vẻ đẹp của nó: + Màu vàng óng ả của lúa chín bao phủ trên các thửa ruộng. + Bông lúa cong oằn vì trĩu hạt. + Lá lúa chuyển sang màu úa. + Sóng lúa nhấp nhô khi làn gió thoảng qua. + Mùi hương lúa mới thơm ngọt. + Hơi nước ruộng hoà quyện cùng hơi sương sớm tạo cảm giác mát mẻ. - Động vật làm cho bức tranh thêm sinh động: + Gà gáy sáng đón chào ngày mới. + Tiếng chim chiền chiện lảnh lót trên cao. + Những chú cò đáp cánh xuống bờ ruộng để tìm mồi. - Hoạt động của con người: + Thấp thoáng bóng người đi thăm đồng. + Những tốp người đang bàn chuyện ở đầu làng. + Tiếng cười nói của các chị em gặt lúa. + Ai cũng vui trước một vụ mùa bội thu, no ấm. 3. Kết bài: Cảm nhận của bản thân về cảnh vật - Em rất yêu cánh đồng làng ở quê em. - Em thầm biết ơn bố mẹ và biết ơn những người lao động đã tạo nên một vụ mùa trù phú.
Quảng cáo
|