Đề thi học kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 11Tải về Đọc văn bản sau: Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tinh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang dã ra khỏi bề mặt Trái Đất Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi PHẦN I – ĐỌC HIỂU (6 điểm) Đọc văn bản sau: Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tinh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang dã ra khỏi bề mặt Trái Đất. Chúng ta đã sử dụng hơn một nửa đất đai của thế giới cho lương thực, thành phố, đường sá và hầm mỏ; chúng ta sử dụng hơn 40% sản lượng sơ cấp của hành tinh (tất cả mọi thứ chế biến từ thực vật và động vật); và chúng ta kiểm soát 3/4 lượng nước ngọt. Con người hiện là loài động vật lớn với số lượng nhiều nhất trên Trái Đất và đứng thứ hai trong danh sách đó chính là những con vật được chúng ta nhân giống để phục vụ mình. Những thay đổi trên cấp độ hành tinh giờ đây đang đe dọa gây tuyệt chủng cho 1/5 sinh vật, gấp khoảng một nghìn lần tỉ lệ tuyệt chủng tự nhiên - chúng ta đã mất một nửa số động vật hoang dã chỉ trong vòng 40 năm qua... (Nhiều tác giả, Thế giới sẽ ra sao? NXB Dân trí, Hà Nội, 2020, tr, 38 - 39) Trả lời các câu hỏi: Câu 1: Phần trích trên thuộc kiểu văn bản nào? A. Ký. Câu 2. Từ nào sau đây là từ mượn gốc Hán: A. Đường sá. Câu 3: Phần trích trên cung cấp cho người đọc những thông tin chính nào? A. Địa vị thống trị của con người trên Trái Đất và những hậu quả mà địa vị đó gây ra cho đời sống của muôn loài. Câu 4. Tác giả đã chứng minh “sự thống trị hầu khắp hành tinh” của loài người theo cách nào? A. Liên tục đưa ra những số liệu cụ thể và các so sánh có độ xác thực cao. Câu 5. Cụm từ nào sau đây là cụm danh từ? A. Đường sá và hầm mỏ. Câu 6. Từ “sơ cấp” trong đoạn trích có thể được đặt cùng nhóm với từ nào sau đây (tất cả đều là từ mượn). A. Đa cấp. Câu 7. Từ nào không thuộc nhóm từ nói về các loài sinh vật? A. Động vật. Câu 8. Trạng ngữ trong câu sau được dùng để làm gì? “Giờ đây, loài người thống trị hầu khắp hành tinh đến mức chúng ta đang đẩy các động thực vật hoang dã ra khỏi bề mặt Trái Đất” A. Chỉ nguyên nhân. Câu 9. Bằng trải nghiệm của bản thân hoặc qua sách, báo, và các phương tiện thông tin khác, em hãy kể 2 đến 3 hậu quả do hiện tượng biến đổi khí hậu gây ra. Câu 10. Giả sử, em là một tình nguyện viên tham gia chiến dịch bảo vệ môi trường, em hãy đề xuất những việc làm có ý nghĩa góp phần bảo vệ môi trường? II. VIẾT (4,0 điểm) Viết bài văn Tả lại các hoạt động hưởng ứng Ngày hội đọc sách ở trường em. Đáp án PHẦN I – ĐỌC HIỂU
Câu 1 (0.5 điểm)
Phương pháp: Chú ý hình thức, ngôn ngữ của văn bản Lời giải chi tiết: Kiểu văn bản thông tin => Đáp án: D Câu 2 (0.5 điểm)
Phương pháp: Vận dụng kiến thức về từ mượn Lời giải chi tiết: Từ “thống trị” là từ mượn gốc Hán => Đáp án: C Câu 3 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Địa vị thống trị của con người trên Trái Đất và những hậu quả mà địa vị đó gây ra cho đời sống của muôn loài => Đáp án: A Câu 4 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ đoạn trích Lời giải chi tiết: Liên tục đưa ra những số liệu cụ thể và các so sánh có độ xác thực cao => Đáp án: A Câu 5 (0.5 điểm)
Phương pháp: Vận dụng kiến thức về cụm danh từ Lời giải chi tiết: Cụm danh từ: đường sá, hầm mỏ => Đáp án: A Câu 6 (0.5 điểm)
Phương pháp: Vận dụng kiến thức về từ mượn Lời giải chi tiết: Trung cấp => Đáp án: B Câu 7 (0.5 điểm)
Phương pháp: Đọc các trường hợp để phân loại Lời giải chi tiết: Từ “Trái đất” không thuộc nhóm từ nói về các loài sinh vật => Đáp án: C Câu 8 (0.5 điểm)
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về trạng ngữ Lời giải chi tiết: Trạng ngữ chỉ thời gian => Đáp án: B Câu 9 (1.0 điểm)
Phương pháp: Kể 2 đến 3 hiểm họa từ thiên nhiên do hiện tượng biến đổi khí hậu mà em đã chứng kiến hay biết qua sách, báo, và các phương tiện thông tin khác Lời giải chi tiết: + Hiện tượng mưa lũ ở miền Trung kéo dài bất thường năm 2021. + Hiện tượng siêu bão hàng năm. + Hiện tượng nắng hạn kéo dài và nắng nóng bất thường. Câu 10 (1.0 điểm)
Phương pháp: Tưởng tượng và nêu suy nghĩ Lời giải chi tiết: - Hãy sử dụng xe đạp đến trường thay bằng việc đi lại bằng phương tiện xe máy, ô tô. - Hạn chế và tiến tới không sử dụng bao bì ni lông và ống nhựa, chai nhựa, ... - Tham gia chăm sóc cây xanh ở trường và ở nhà. - Sẵn sàng tham gia dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm, trường học, ... - Bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển kinh tế. - Dùng các chai lọ nhựa qua sử dụng để trồng cây xanh nhỏ, tạo cảnh quan xanh sạch đẹp cho ngôi trường, ngôi nhà của mình. PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)
Phương pháp: - Mở bài: Giới thiệu chung về Ngày hội đọc sách (Diễn ra ở đâu, khi nào?...) - Thân bài: Miêu tả chi tiết, chú ý các hoạt động và diễn biến của Ngày hội; có thể miêu tả theo trật tự sau: + Quang cảnh. + Diễn biến: Miêu tả chi tiết hoạt động (Văn nghệ chào mừng, Nghi lễ chào cờ, Khai mạc, Các hoạt động thuyết trình, trưng bày sách,…) chú ý các hoạt động nổi bật; hoạt động của ban giám khảo và thái độ, tình cảm của học sinh… + Kết thúc Ngày hội. - Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của em về Ngày hội đọc sách. Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Thứ sáu vừa qua, ngày hội đọc sách lớn đã được tổ chức tại trường tôi. Tất cả mọi người từ học sinh, sinh viên, thanh thiếu niên và người lớn tuổi đều có thể tham gia. Tôi dẫn chị đến đó để tham quan và vui chơi. Khuôn viên rộng lớn của trường trở thành một tiệm sách di động khổng lồ. Rất nhiều ô dù lớn đầy màu sắc được căng ra để che nắng, dưới ánh nắng mặt trời trông chúng như những chiếc đèn khổng lồ rực rỡ. Có vô số kệ sách với đủ thể loại dành cho mọi lứa tuổi. Theo chị, ngày hội đọc sách này mỗi năm sẽ mở một lần tại cùng một địa điểm để mang sách đến gần với người đọc hơn. Có lẽ vì vậy mà người đến đây rất đông. Những nhà văn trẻ cũng tham gia truyền đạt cảm hứng về đọc sách và giới thiệu các đầu sách mới, khiến cho không khí trở nên sôi động và hứng khởi. Tôi và chị còn đến gian trưng bày truyện tranh. Khác hẳn với không gian yên tĩnh của thư viện, ở đây rất náo nhiệt và vui tươi. Cả hai đều tìm thấy những bộ truyện tranh mình yêu thích và mua về đọc. Trường cũng có các hoạt động vui chơi giải trí như chơi game, trò chơi thử thách hiểu biết về sách…, giúp tôi và nhiều bạn trẻ khác có thể thư giãn và tận hưởng không khí vui vẻ. Sau khi vui chơi và khám phá trong khuôn viên của ngày hội sách, tôi cảm thấy vốn hiểu biết của mình được mở mang hơn nhiều. Được khám phá nhiều thể loại sách mới cũng làm tôi có thêm động lực để tiếp tục đọc sách. Tôi cảm thấy rất biết ơn những cô chú đã mở ra ngày hội có ý nghĩa này, giúp cho tôi và những người khác có cơ hội tiếp cận với những tác phẩm văn học mới nhất và có được trải nghiệm thú vị trong việc đọc sách.
Quảng cáo
|