Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 13Tải về Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi I. Đọc hiểu (6đ) Đọc ngữ liệu sau và trả lời câu hỏi phía dưới: CÂU CHUYỆN ỐC SÊN Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: - Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được! - Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh - Ốc sên mẹ nói. - Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" - Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy. - Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó? - Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy. Ốc sên con bật khóc, nói: - Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta. - Vì vậy mà chúng ta có cái bình! - Ốc sên mẹ an ủi con - Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta. (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009) Câu 1. “Câu chuyện ốc sên” được viết theo thể loại nào? A. Truyện cổ tích B. Truyện đồng thoại C. Truyền thuyết D. Thần thoại Câu 2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì? A. Tự sự B. Miêu tả C. Biểu cảm D. Thuyết minh Câu 3. Câu chuyện có mấy nhân vật chính? A. Một B. Hai C. Ba D. Bốn Câu 4. Từ “bảo vệ” được hiểu là: Bảo quản, che chở cho một thứ gì đó, nhằm tránh hư hại, tổn thất, là đúng hay sai? A. Đúng. B. Sai. Câu 5. Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương? A. Vì phải đeo cái bình vừa nặng, vừa cứng trên lưng. B. Vì cơ thể không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò. C. Vì không được bầu trời bảo vệ, lòng đất cũng chẳng che chở. D. Vì Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh. Câu 6. Em hiểu thế nào về câu nói của Ốc sên mẹ: “Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta”? A. Chúng ta phải tin vào chính bản thân mình, biết trân trọng, yêu quý. B. Không nên tị nạnh, so đo với người khác và cũng chẳng phải dựa vào ai. C. Chúng ta phải tin rằng mình có nhiều đặc điểm mà người khác không có được. D. Biết chấp nhận hoàn cảnh, cố gắng vươn lên, dựa vào nội lực của chính mình. Câu 7. Phép tu từ được người viết sử dụng trong văn bản trên. A. Hoán dụ. B. Nhân hóa. C. So sánh. D. Ẩn dụ Câu 8. Ốc Sên đã tự so sánh mình với những ai? A. Với mẹ Ốc Sên B. Với Giun Đất và Bướm C. Với Sâu Róm và Bướm D. Với Giun Đất và Sâu Róm Câu 9. Trình bày quan điểm của em về thông điệp được đặt ra trong văn bản. Câu 10. Em có đồng ý với cách suy nghĩ và hành động của Ốc sên con trong câu chuyện không? Vì sao? Phần II. Làm văn Kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo lời văn của em. -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đáp án Đáp án PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Nhớ lại kiến thức về thể loại Lời giải chi tiết: “Câu chuyện ốc sên” được viết theo thể loại: truyện cổ tích → Đáp án: A
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Nhớ lại kiến thức về phương thức biểu đạt Lời giải chi tiết: Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Tự sự → Đáp án: A
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Tác phẩm có 2 nhận vật chính: ốc sên và mẹ → Đáp án: B
Phương pháp: Dựa vào hiểu biết của bản thân, tra cứu trên sách, báo, internet Lời giải chi tiết: Định nghĩa trên về từ bảo vệ là đúng → Đáp án: A
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương vì: Vì không được bầu trời bảo vệ, lòng đất cũng chẳng che chở → Đáp án: C
Phương pháp: Đọc kĩ câu nói Chú ý một số từ ngữ như “không dựa trời, không dựa đất, dựa vào chính bản thân chúng ta” Lời giải chi tiết: Có thể hiểu câu nói của mẹ ốc sên là: Biết chấp nhận hoàn cảnh, cố gắng vươn lên, dựa vào nội lực của chính mình → Đáp án: D
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Nhớ lại kiến thức về biện pháp tu từ Lời giải chi tiết: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng chủ yếu là nhân hóa. Nhân hóa vật (ốc sên) như con người → Đáp án: B
Phương pháp: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: Ốc sên đã tự so sánh mình với sâu róm và giun đất → Đáp án: D Câu 9. Trình bày quan điểm của em về thông điệp được đặt ra trong văn bản. Phương pháp Dựa vào những phân tích ở trên, rút ra kết luận về thông điệp của văn bản Nêu quan điểm của bản thân Lời giải chi tiết Thông điệp của tác phẩm: Hãy dựa vào chính sức mình để sống và không ngừng vươn lên. Câu 10. Em có đồng ý với cách suy nghĩ và hành động của Ốc sên con trong câu chuyện không? Vì sao? Phương pháp Nêu quan điểm của bản thân và đưa ra lý giải hợp lý Lời giải chi tiết Học sinh đưa ra quan điểm cá nhân và có lí giải phù hợp. Gợi ý: - Đồng ý. Vì khi có sự hỗ trợ từ gia đình, từ môi trường sống sẽ giúp chúng ta dễ vươn đến thành công hơn. - Không đồng ý. Vì: Không ai được lựa chọn nơi mình sống, cách mình sinh ra nên hãy sống theo cách của mình, không nên so bì, tị nạnh với cuộc sống của người khác. PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm) Kể lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo lời văn của em. Phương pháp: Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã được học Lời giải chi tiết: Về kỹ năng, hình thức: - Học sinh viết đúng kiểu bài tự sự, biết kết hợp linh hoạt các phương thức biểu đạt. - Hành văn, diễn đạt trong sáng, kết cấu bài hoàn chỉnh, chặt chẽ. Không mắc lỗi thông thường về chính tả, ngữ pháp. Về nội dung: 1. Mở bài: Dẫn dắt vào câu chuyện. Giới thiệu chung về sự việc và nhân vật. Thời vua Hùng Vương thứ mười tám có con gái tên là Mị Nương, vua truyền lệnh kén rể. 2. Thân bài Kể lại diễn biến của sự việc, theo trình tự: - Có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương: Một người ở vùng núi Tản Viên, tên gọi là Sơn Tinh. Một người ở vùng biển, tên gọi là Thủy Tinh. cả hai đều tài giỏi hơn người. Vua phân vân không biết chọn ai nên ra điều kiện: Ai đem lễ vật đến trước thì người đó là chồng Mị Nương. - Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương. - Thủy Tinh đến sau không lấy được Mị Nương nên nổi giận. - Thủy Tinh và Sơn Tinh giao chiến với nhau. 3. Kết bài - Hằng năm, Thủy Tinh làm mưa gió đánh Sơn Tinh. Đây là chi tiết mà người xưa muốn giải thích về hiện tượng lũ lụt thường xảy ra trong năm Loigiaihay.com
Quảng cáo
|