Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 2

Tải về

Câu 1. Bài thơ Mây và sóng viết theo thể thơ nào?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (6 điểm)

Câu 1. Bài thơ Mây và sóng viết theo thể thơ nào?

A. năm chữ

B. bảy chữ

C. tự do

D. lục bát

Câu 2. Hai bài thơ Chuyện cổ tích về loài người và Mây và sóng có những điểm gì khác nhau? 

A. Mây và sóng có câu thơ kéo dài, không bị hạn chế về số tiếng trong mỗi câu thơ, trong khi Chuyện cổ tích về loài người mỗi câu thơ có 5 tiếng.

B. Mây và sóng có yếu tố miêu tả, còn Chuyện cổ tích về loài người không có. 

C. Mây và sóng có cả lời thoại của nhân vật, còn Chuyện cổ tích về loài người không có.

D. Chuyện cổ tích về loài người có các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, còn Mây và sóng không có. 

Câu 3. Những dấu hiệu nào cho thấy bài thơ Mây và sóng được viết từ điểm nhìn của một em bé? 

A. Nội dung bài thơ là nói về tình cảm mẹ con. 

B. Các từ ngữ xưng hô trong bài thơ (mẹ, con, tôi, bạn, em). 

C. Các nhân vật mây và sóng được nhân hoá để trò chuyện với “con”.

D. Giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ. 

Câu 4. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài Mây và sóng?

A. Điệp ngữ 

B. Điệp cấu trúc 

C. Ẩn dụ 

D. So sánh 

E. Nhân hoá 

F. Đảo ngữ

Câu 5. Trò chơi mà mây và sóng rủ em bé chơi có gì hấp dẫn? Chúng cho thấy đặc điểm gì của trẻ em? 

Câu 6. Lời từ chối của em bé với mây và sóng có ý nghĩa gì? 

Câu 7. Tại sao em bé khẳng định các trò chơi với mẹ là “trò chơi thú vị hơn”, “trò chơi hay hơn” so với những lời rủ rong chơi của mây và sóng?

Câu 8. Em bé đã chơi hai trò chơi tưởng tượng, trong đó em bé và mẹ đều “đóng những vai” khác nhau. Theo em, tại sao tác giả lại để “con là mây”, “con là sóng” còn “mẹ là trăng”, “mẹ là bến bờ"? Hãy ghi lại một số đặc điểm của mây, sóng, trăng, bờ bến để thấy rõ hơn sự tinh tế và tình cảm, cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.

Câu 9. Hãy ghi lại các động từ, cụm động từ được dùng để kể về mây, sóng, mẹ, con trong bài thơ và nhận xét về tác dụng của chúng. 

Câu 10. Trong ca dao Việt Nam, có nhiều câu nói về tình cảm, công ơn của cha mẹ với con cái. Em hãy tìm và ghi lại ít nhất 3 câu ca dao trong số đó. 

Phần II: LÀM VĂN (4 điểm) 

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.  

Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.5 điểm):

Bài thơ Mây và sóng viết theo thể thơ nào?

A. năm chữ

B. bảy chữ

C. tự do

D. lục bát

Phương pháp giải:

Chú ý số tiếng trong một dòng

Lời giải chi tiết:

Bài thơ Mây và sóng viết theo thể thơ tự do

=> Đáp án: C

Câu 2 (0.5 điểm):

Hai bài thơ Chuyện cổ tích về loài ngườiMây và sóng có những điểm gì khác nhau? 

A. Mây và sóng có câu thơ kéo dài, không bị hạn chế về số tiếng trong mỗi câu thơ, trong khi Chuyện cổ tích về loài người mỗi câu thơ có 5 tiếng.

B. Mây và sóng có yếu tố miêu tả, còn Chuyện cổ tích về loài người không có. 

C. Mây và sóng có cả lời thoại của nhân vật, còn Chuyện cổ tích về loài người không có.

D. Chuyện cổ tích về loài người có các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, điệp ngữ, còn Mây và sóng không có. 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ hai bài thơ.

Chú ý đây là câu hỏi có thể chọn nhiều hơn 1 đáp án

Lời giải chi tiết:

A. Mây và sóng có câu thơ kéo dài, không bị hạn chế về số tiếng trong mỗi câu thơ, trong khi Chuyện cổ tích về loài người mỗi câu thơ có 5 tiếng.

C. Mây và sóng có cả lời thoại của nhân vật, còn Chuyện cổ tích về loài người không có.

=> Đáp án: A, B

Câu 3 (0.5 điểm):

Những dấu hiệu nào cho thấy bài thơ Mây và sóng được viết từ điểm nhìn của một em bé? 

A. Nội dung bài thơ là nói về tình cảm mẹ con. 

B. Các từ ngữ xưng hô trong bài thơ (mẹ, con, tôi, bạn, em). 

C. Các nhân vật mây và sóng được nhân hoá để trò chuyện với “con”.

D. Giọng thơ nhẹ nhàng, thủ thỉ. 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ.

Chú ý đây là câu hỏi có thể chọn nhiều hơn 1 đáp án

Lời giải chi tiết:

B. Các từ ngữ xưng hô trong bài thơ (mẹ, con, tôi, bạn, em). 

C. Các nhân vật mây và sóng được nhân hoá để trò chuyện với “con”.

=> Đáp án: B, C

Câu 4 (0.5 điểm):

Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong bài Mây và sóng?

A. Điệp ngữ 

B. Điệp cấu trúc 

C. Ẩn dụ 

D. So sánh 

E. Nhân hoá 

F. Đảo ngữ

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ.

Chú ý đây là câu hỏi có thể chọn nhiều hơn 1 đáp án

Lời giải chi tiết:

A. Điệp ngữ 

B. Điệp cấu trúc 

D. So sánh 

E. Nhân hoá

=> Đáp án: A, B, D, E

Câu 5 (0,5 điểm):

Trò chơi mà mây và sóng rủ em bé chơi có gì hấp dẫn? Chúng cho thấy đặc điểm gì của trẻ em?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Trò chơi mà mây và sóng rủ em bé chơi hấp dẫn vì nó hứa hẹn đưa em đến những miền đất mới lạ, kì thú mà em chưa bao giờ biết đến – những vùng đất xa xôi, cao vút, mang màu sắc thần kì. Điều này cho thấy một trong những đặc điểm của trẻ em, đó là: luôn tò mò, muốn khám phá những điều chưa biết, hơn nữa, các em có trí tưởng tượng rất bay bổng, luôn có niềm tin vào những thế giới thần tiên, dễ bị hấp dẫn trước những thứ mới lạ, diệu kì.

Câu 6 (0,5 điểm):

Lời từ chối của em bé với mây và sóng có ý nghĩa gì? 

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Lời từ chối của em bé với mây và sóng cho thấy: mặc dù sự hấp dẫn của thế giới diệu kì, lạ lẫm kia là rất lớn, nhưng trong tâm hồn trẻ thơ, không có gì và không ai có thể thay thế, đánh đổi hoặc vượt lên trên vị trí của người mẹ. Sự gần gũi, thương yêu của mẹ luôn là miền đất an toàn nhất của trẻ. Điều đó cho thấy tình cảm mãnh liệt của em bé dành cho mẹ, chấp nhận bỏ qua rất nhiều điều hấp dẫn khác cũng nhất định không rời xa mẹ.

Câu 7 (1 điểm):

Tại sao em bé khẳng định các trò chơi với mẹ là “trò chơi thú vị hơn”, “trò chơi hay hơn” so với những lời rủ rong chơi của mây và sóng?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ.

Lời giải chi tiết:

Vì: trong trò chơi đó, em được ở cùng mẹ, “được ôm lấy mẹ", "lăn vào lòng mẹ”, được chia sẻ và tận hưởng mọi phút giây trong vòng tay mẹ. Cũng trong các trò chơi đó với mẹ, em được làm mây, làm sóng.

Câu 8 (1 điểm):

Em bé đã chơi hai trò chơi tưởng tượng, trong đó em bé và mẹ đều “đóng những vai” khác nhau. Theo em, tại sao tác giả lại để “con là mây”, “con là sóng" còn “mẹ là trăng”, “mẹ là bến bờ”? Hãy ghi lại một số đặc điểm của mây, sóng, trăng, bờ bến để thấy rõ hơn sự tinh tế và tình cảm, cảm xúc được tác giả thể hiện trong bài thơ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ.

Lời giải chi tiết:

- Mây: sự ôm ấp, rộng lớn, êm ái, bay bổng, thanh khiết, tính động.

- Sóng: tinh nghịch, ồn ào, tính động. 

- Trăng: mát dịu, êm đềm, nhẹ nhàng, trong sáng, đẹp đẽ, tĩnh lặng. 

- Bến bờ: tĩnh lặng, yên bình, an toàn, tính tĩnh. 

Con là mây, Con là sóng: Vì mây và sóng đều màu trắng và có đặc tính di chuyển động, giống như con trẻ vừa trong trắng, ngây thơ lại hiếu động, tinh nghịch. Mẹ là trăng, là bến bờ: vì trăng và bến bờ đều có tính chất tĩnh lặng, êm đềm, phù hợp với hình tượng người mẹ hiền hoà, dịu dàng bên con. 

Câu 9 (0.5 điểm):

Hãy ghi lại các động từ, cụm động từ được dùng để kể về mây, sóng, mẹ, con trong bài thơ và nhận xét về tác dụng của chúng.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ.

Lời giải chi tiết:

- Mây: chơi đùa, mỉm cười rồi bay đi. .

- Sóng: hát, ngao du khắp nơi, mỉm cười, nhảy múa lướt qua. 

- Mẹ: đang đợi ở nhà, luôn muốn mình ở nhà. 

- Con: ôm lấy mẹ, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. 

Câu 10 (0.5 điểm):

Trong ca dao Việt Nam, có nhiều câu nói về tình cảm, công ơn của cha mẹ với con cái. Em hãy tìm và ghi lại ít nhất 3 câu ca dao trong số đó.

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế, tham khảo qua sách báo, internet

Lời giải chi tiết:

- Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ, kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

 

- Cây khô chưa dễ mọc chồi,

Bác mẹ chưa dễ ở đời với ta.

Non xanh bao tuổi mà già,

Bởi vì sương tuyết hoá ra bạc đầu.

 

- Mẹ già ở tấm lều tranh,

Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con.

Phần II (4 điểm)

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ có yếu tố tự sự và miêu tả.

Phương pháp giải:

Nêu cảm nhận của bản thân em

Lời giải chi tiết:

Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn bài thơChuyện cổ tích về loài người 

b. Tìm ý 

- Bài thơ gợi lên câu chuyện về loài người ra đời.

- Các chi tiết miêu tả, tự sự nổi bật:

+ Trái đất khi em bé mới sinh ra;

+ Trái đất thay đổi khi trẻ em ra đời;

+ Mẹ, bà, bố, trường lớp ra đời…

- Các chi tiết ấy sống động, thú vị nhờ các biện pháp tu từ.

- Qua đó, tác giả nhắn nhủ tới mọi người hãy yêu thương nhau, trẻ con là tương lai nền cần được chăm sóc, dậy dỗ nuôi dưỡng để trưởng thành, còn trẻ thơ phải trân trọng, yêu thương những người thân.

c. Lập dàn ý

- Mở đoạn: 

+ Xuân Quỳnh là nhà thơ Hà Nội, khi viết về thiếu nhi thì tràn đầy yêu thương.

+ Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người đã giải thích về nguồn gốc loài người mang màu sắc cổ tích.

- Thân đoạn:

+ Sự trần trụi, tối tăm bao trùm lấy toàn bộ trái đất khi trẻ em mới sinh ra.

+ Kể từ đó, mặt trời, cây cối, chim muông,… ra đời.

+ Hình sắc, âm thanh rực rỡ để em bé cảm nhận về cuộc đời.

+ Mọi người sinh ra để chăm sóc, nuôi dưỡng đứa trẻ.

+ Biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ, so sánh,… được tác giả sử dụng tối đa để mang đến những cảm nhận vô cùng trẻ thơ.

+ Tuy là kể thế nhưng bài thơ vẫn mang đến cảm xúc, lời nhắn nhủ từ tận đáy lòng tác giả là mọi người phải yêu thương nhau.

- Kết thúc:

+ Lí giải nguồn gốc ra đời của loài người dưới góc nhìn hoang đường, kì ảo.

+ Ta thấy rõ dược tầm quan trọng của tình yêu thương trong gia đình.

2. Viết bài

Xuân Quỳnh là nhà thơ Hà Nội, khi bà viết về thiếu nhi thì tràn đầy yêu thương. Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người là một trong những tác phẩm xuất sắc giải thích về nguồn gốc loài người mang màu sắc cổ tích. Mở đầu bài thơ là sự trần trụi, tối tăm bao trùm lấy toàn bộ trái đất khi trẻ em mới sinh ra. Và sau đó, mặt trời, cây cối, chim muông,… ra đời đem đến một khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Đó là những hình sắc rực rỡ, âm thanh rộn ràng để em bé cảm nhận về cuộc đời, để trẻ em lớn lên. Mẹ là yêu thương qua lời ru, bà là những bài học qua những câu chuyện cổ. Còn bố đem lại cho bé những hiểu biết sâu rộng và nhà trường đem tới những bài học. Xuân Quỳnh sử dụng những biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ, so sánh,… để mang đến những cảm nhận vô cùng trẻ thơ. Tuy là kể thế nhưng bài thơ vẫn mang đến cảm xúc, lời nhắn nhủ từ tận đáy lòng tác giả là mọi người phải yêu thương nhau. Tóm lại, qua cách lí giải nguồn gốc dưới góc nhìn hoang đường, kì ảo, ta thấy rõ dược tầm quan trọng của tình yêu thương trong gia đình.

3. Chỉnh sửa bài viết: Đọc và chỉnh sửa lại các lỗi về diễn đạt, chính tả,…. 

Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close