Đề thi học kì 1 Văn 6 - Đề số 16Tải về Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi: ANH BỘ ĐỘI VÀ TIẾNG NHẠC LA (Hoàng Nhuận Cầm) Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Đề thi PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi: ANH BỘ ĐỘI VÀ TIẾNG NHẠC LA (Hoàng Nhuận Cầm)
Câu 1 (0.5 điểm): Xác định thể loại của văn bản trên? Câu 2 (0.5 điểm): Hình ảnh bối cảnh rừng trong bài thơ gợi những điều gì đặc biệt? Câu 3 (1.0 điểm): Tìm và nêu tác dụng một hình ảnh nhân hóa trong bài thơ. Câu 4 (1.0 điểm): Tác giả muốn gửi gắm điều gì qua hình ảnh “bầy la” trong bài thơ? Câu 5 (1.0 điểm): Em học được điều gì từ tinh thần người lính trong bài thơ? PHẦN VIẾT (6.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của anh bộ đội trong bài thơ trên. Câu 2 (4.0 điểm) Viết một bài văn tả cảnh sinh hoạt để lại ấn tượng sâu sắc trong em. Đáp án PHẦN ĐỌC HIỂU (4.0 điểm) Câu 1.
Phương pháp: Dựa vào đặc trưng thể loại Lời giải chi tiết: Bài thơ thuộc thể thơ tự do Câu 2.
Phương pháp: Xác định bối cảnh rừng trong bài thơ Lời giải chi tiết: Bối cảnh rừng trong bài thơ gợi lên sự hoang sơ, bí ẩn và đầy sức sống. Rừng già không chỉ có tiếng chim mà còn vang vọng âm thanh của những bầy la, cùng sự xuất hiện của những cây nấm và bông hoa kỳ lạ, làm nổi bật vẻ đẹp tự nhiên và sinh động của núi rừng Việt Nam. Câu 3.
Phương pháp: Vận dụng kiến thức đã học về biện pháp tu từ nhân hóa Lời giải chi tiết: - Biện pháp nhân hóa: “Những bông hoa chưa có tên hoa/ Bỗng nhiên mở cánh ra nghe ngóng” - Tác dụng: Bông hoa được nhân hóa như con người, có hành động “mở cánh ra nghe ngóng”. Điều này không chỉ làm cho khung cảnh rừng trở nên sống động, mà còn thể hiện sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người. Dường như ngay cả thiên nhiên cũng cảm nhận được âm nhạc từ bầy la, tạo nên một bức tranh đầy cảm xúc và thi vị. Câu 4.
Phương pháp: Xác định hình ảnh “bầy la” xuất hiện trong bài thơ Lời giải chi tiết: Hình ảnh “bầy la” tượng trưng cho sự bền bỉ, kiên trì và đóng góp âm thầm trong công cuộc kháng chiến. Bầy la không chỉ vận chuyển hàng hóa mà còn mang theo tinh thần quyết tâm và đoàn kết. Qua đó, tác giả muốn nhấn mạnh vai trò của những điều nhỏ bé, thầm lặng nhưng đầy ý nghĩa trong cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc. Câu 5.
Phương pháp: Đọc kĩ bài thơ, rút ra thông điệp, bài học từ hình tượng người lính và liên hệ với bản thân. Lời giải chi tiết: Bài học: Tinh thần lạc quan, ý chí kiên cường và sự cống hiến thầm lặng của người lính. => Dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt của rừng núi, họ vẫn bền bỉ tiến bước, gắn bó với thiên nhiên, vượt mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Đây là bài học ý nghĩa về lòng yêu nước và trách nhiệm đối với Tổ quốc. PHẦN VIẾT (6.0 điểm) Câu 1.
Phương pháp: Chú ý những chi tiết thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của anh bộ đội và nêu cảm nhận Lời giải chi tiết: Dàn ý 1. Mở đoạn - Giới thiệu bài thơ “Anh bộ đội và tiếng nhạc la” của Hoàng Nhuận Cầm. - Dẫn dắt vào vấn đề: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của anh bộ đội trong bài thơ. 2. Thân đoạn - Tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên: Anh bộ đội lắng nghe tiếng nhạc từ thiên nhiên, cảm nhận âm thanh từ những chú la, rừng cây. Điều này thể hiện anh có một tâm hồn tinh tế, gần gũi với thiên nhiên. - Tinh thần kiên cường, lạc quan: Mặc dù phải đối mặt với gian khổ, anh bộ đội vẫn lạc quan, kiên cường. Anh không chỉ chiến đấu mà còn tìm thấy niềm vui trong những điều giản dị như tiếng nhạc la trong rừng. - Gắn bó với quê hương, đất nước: Anh bộ đội yêu thiên nhiên, yêu đất nước, không chỉ chiến đấu vì quê hương mà còn hòa mình vào vẻ đẹp thiên nhiên, thể hiện sự gắn bó sâu sắc. 3. Kết đoạn Anh bộ đội trong bài thơ là hình mẫu của người lính kiên cường, dũng cảm nhưng cũng rất tinh tế, yêu đời và yêu quê hương. Bài tham khảo Trong bài thơ “Anh bộ đội và tiếng nhạc la” của Hoàng Nhuận Cầm, hình ảnh anh bộ đội hiện lên không chỉ là người chiến sĩ kiên cường, dũng cảm mà còn là người có tâm hồn nhạy cảm, gắn bó với thiên nhiên và đất nước. Anh bộ đội, trong lúc đi giữa rừng già, nghe thấy tiếng nhạc từ những chú la, từ những âm thanh kỳ lạ của thiên nhiên. Đây là một minh chứng cho vẻ đẹp tâm hồn của người lính, không chỉ biết chiến đấu mà còn biết cảm nhận và hòa mình vào cuộc sống xung quanh. Anh bộ đội trong bài thơ cũng là biểu tượng của tinh thần kiên cường và lạc quan. Dù trong hoàn cảnh khó khăn, anh vẫn lắng nghe và cảm nhận những điều đẹp đẽ trong thiên nhiên, từ những cây nấm nâu đến những bông hoa chưa có tên. Tinh thần lạc quan ấy là nguồn động viên giúp anh vượt qua mọi gian khổ. Với sự yêu thiên nhiên và lòng yêu nước, anh bộ đội không chỉ chiến đấu bảo vệ Tổ quốc mà còn giữ gìn và trân trọng vẻ đẹp của cuộc sống. Từ đó, anh thể hiện phẩm chất cao đẹp của người lính Việt Nam – vừa dũng cảm, vừa nhân văn. Câu 2.
Phương pháp: - Hình thức bài văn gồm 3 phần: mở bài – thân bài – kết bài - Xác định vấn đề: tả cảnh sinh hoạt để lại ấn tượng trong em Lời giải chi tiết: Dàn ý 1. Mở bài: Giới thiệu cảnh sinh hoạt. 2. Thân bài: Miêu tả cảnh sinh hoạt - Khung cảnh và ấn tượng chung: - Cảnh sinh hoạt theo trình tự thời gian: - Hoạt động của những người tham gia: - Cảm xúc của em: 3. Kết bài: Nêu cảm nhận, suy nghĩ về cảnh sinh hoạt Bài tham khảo Hôm nay đã là mùng năm tháng chạp âm lịch, lại là ngày chủ nhật, cả gia đình tôi đi chợ. Tôi háo hức lắm bởi chợ quê đông vui với các thúng, các mẹt, các chòi, các bãi… nổi tiếng cả một vùng. Chợ quê tôi ở gần trung tâm huyện, họp trên một bãi đất rộng, ngay đầu chợ có cây gạo to, nên được gọi là chợ Gạo. Chợ chỉ họp mỗi tháng ba lần, mẹ tôi gọi là chợ phiên. Bảy giờ sáng, cả nhà tôi bắt đầu ra khỏi nhà. Chúng tôi hoà vào dòng người đi chợ. Khác hẳn với phiên chợ bình thường, phiên chợ Tết đông nghịt người. Người từ các nơi đổ về, chật cứng cả lối đi. Mọi ngưòi ai cũng ăn mặc đẹp. Nhiều người dân tộc ăn mặc lạ mắt, sặc sỡ, làm cho toàn cảnh chợ Tết rực rỡ đủ các màu sắc. Và lúc này là thời điểm nhộn nhịp nhất của một năm, mọi người ai cũng chen nhau đi đi lại lại mua bán. Chợ quê tôi năm nay đã khác xưa nhiều, thay vì các thúng, các mẹt,… giờ là các ki-ốt, cửa hàng,… trông khang trang hẳn lên. Các gian hàng ngày thường trống trơn, nay đầy ắp hàng hoá. Trước mặt tôi là khu bán lương thực, hoa quả, trông thật hấp dẫn. Những quả dưa hấu tròn, to trông như những chú lợn con. Những quả thanh long đỏ hồng và tròn căng, sắn miếng, sắn củ bán theo bó, xếp dọc thành một hàng. Ngô bắp hạt vàng, to, chắc mẩy túm thành từng bó. Thứ làm tôi hấp dẫn nhất là những thúng hạt dẻ, sọt cam, quýt căng tròn, mọng nước. Tôi nhìn mà nhỏ cả nước miếng. Sau dãy hoa quả là một dãy hàng rau. Những mớ rau xanh mơn mởn. Rau cải, rau xà lách, rau dền, rau cải cúc,… được bó thành từng bó to, trông thật hấp dẫn. Người bán đứng, ngồi, nói cười luôn miệng, tay lúc vẫy, lúc xua. Người mua thì chen chúc, bới lục, tiếng nói ồn ã, líu ríu. Sau đó, cả nhà tôi đến khu bán gia súc và cá cảnh, ở đây cũng nhộn nhịp, tấp nập chẳng kém gì khu bán lương thực, hoa quả. ở khu vực bán trâu, bò người mua đăm chiêu, suy tính, kì kèo giá cả. Khu vực bán lợn mới thật là hay : những chú lợn nằm trong rọ, trắng hồng hoặc đen huyền cứ kêu “ụt ịt, ụt ịt” nghe thật vui. Tôi và em tôi rất muốn xem những chú chó kêu ăng ẳng nhưng mẹ tôi không cho vì có thể làm mất nhiều thời gian. Tiếp đến, gia đình tôi đến khu bán cá cảnh. Các chú cá với đủ màu sắc bơi lội tung tăng, lượn đi lượn lại trông thật thích mắt. Đông vui, nhộn nhịp nhất là khu bán vải, quần áo, chỉ thêu,… Khách hàng là phụ nữ của nhiều dân tộc từ những bản làng xa xôi trên núi cao, họ mặc những bộ trang phục sặc sỡ với những hoa màu rắc rối phức tạp đến hoa cả mắt. Họ đeo vòng bạc khắp cổ tay, cổ chân,… Chúng tôi dừng lại ở gian hàng quần áo của một cô chừng ba mươi tuổi. Cô bán hàng đon đả, khéo léo, cô bán giá cả phải chăng nên mẹ tôi mua cho hai chị em tôi mỗi người một bộ quần áo để diện Tết. Chà! Thơm quá! Mùi thơm này toả ra từ khu bán hàng ăn. Đồ ăn để ở nồi, ở chậu, đặt trên lá. Đặc biệt là một món ăn nấu trong một cái chảo to tướng. Ớ đây có một món ăn chắc là ai cũng biết, đó là thắng cố của người dân tộc. Cạnh khu bán hàng ăn là cửa hàng tranh. Tranh đủ loại, tranh Đông Hồ, tranh đá quý,… Tranh có những cành đào tuyệt đẹp và những chữ nho nhiều kiểu cách được cụ đồ ngồi vẽ dưới sự trầm trồ của mọi người. Tôi mải mê ngắm nhìn mà quên cả thời gian. Phải nói rằng, phiên chợ tết này mang đậm tính văn hoá của đồng bào vùng núi phía bắc. Đó là nơi giao lưu, trao đổi hàng hoá giữa các dân tộc. Ôi! Thế là trời đã về trưa, chợ cũng vãn dần, gia đình tôi cũng đi về nhà cho kịp bữa trưa. Ngày hôm nay để lại cho tôi nhiều niềm vui, tôi sẽ không bao giờ quên phiên chợ Tết này. Tôi chỉ mong phiên chợ quê tôi họp đúng vào ngày chủ nhật vì khi ấy tôi lại được cùng mẹ loanh quanh khắp chợ.
Quảng cáo
|