Đề thi học kì 1 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 4Tải vềĐọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi: Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề thi Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào? A. Thơ lục bát B. Thơ song thất lục bát C. Thơ tự do D. Thơ sáu chữ Câu 2. Từ nào sau đây không phải là từ đơn? A. Sông B. Suối C. Thác D. Da thịt Câu 3. Từ “nghèo đói” là tính từ đúng hay sai? A. Đúng B. Sai Câu 4. Đoạn thơ trên đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? A. Điệp ngữ, so sánh, ẩn dụ B. Nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ C. So sánh, liệt kê, ẩn dụ D. Điệp ngữ, nhân hóa, liệt kê Câu 5. Tìm điệp từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. Câu 6. Chỉ ra thành ngữ và giải thích nghĩa của thành ngữ Câu 7. Người cha muốn nhắn nhủ với con điều gì? Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1. Theo em cảm nhận, vì sao người cha trong đoạn thơ lại muốn con:
Em hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) chia sẻ ý kiến. Câu 2. Kể lại một kỉ niệm để lại trong em nhiều ấn tượng nhất. Đáp án Phần I: Câu 1 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Lời giải chi tiết: => Đáp án: C Câu 2 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức từ đơn Lời giải chi tiết: Từ “da thịt” không phải từ đơn => Đáp án: D Câu 3 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về tính từ Lời giải chi tiết: Từ “nghèo đói” là tính từ => Đáp án: A Câu 4 (0.25 điểm):
Phương pháp giải: Đọc và xác định các biện pháp tu từ Lời giải chi tiết: Đoạn thơ trên đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật đặc sắc: Điệp ngữ, so sánh, ẩn dụ => Đáp án: A Câu 5 (0,5 điểm):
Phương pháp giải: Đọc và xác định biện pháp điệp từ Lời giải chi tiết: Điệp từ được sử dụng trong đoạn thơ: sống, không chê Câu 6 (0,5 điểm):
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về thành ngữ Lời giải chi tiết: Thành ngữ: Lên thác xuống ghềnh - Lên – xuống: nói đến hành động trái chiều nhau theo hai hướng khác nhau; thác – ghềnh: nói đến nơi nguy hiểm. - Câu thành ngữ nói đến sự khó khăn, vất vả,… mà mỗi người trong cuộc sống phải trải qua. Qua đây, muốn mọi người cần có ý chí, nghị lực, niềm tin và sự cố gắng vượt qua những khó khăn trở ngại trong cuộc sống. Câu 7 (1 điểm):
Phương pháp giải: Đọc kĩ đoạn thơ Lời giải chi tiết: Người cha muốn nhắn nhủ: nên yêu, trân trọng quê hương, người dân ở đó nhiều hơn. Mặc dù đó là nơi nghèo khó, hiểm trở nhưng người cha vẫn mong con mình. "Sống trên đá không chê đá gập ghềnh Sống trong thung không chê thung nghèo đói" muốn con trân trọng mảnh đất quê hương hơn cho dù có phải làm những công việc khó khăn, nguy hiểm "Lên thác xuống ghềnh" vẫn "Không lo cực nhọc" Phần II (7 điểm) Câu 1 (2 điểm):
Phương pháp giải: 1. Mở bài: Dẫn dắt vấn đề 2. Thân bài - Tình yêu thương của cha dành cho con không chỉ là sự chăm sóc về vật chất, tinh thần mà còn là sự mong ước, khát vọng, niềm tin mà đặt ở nơi con. - Mong muốn con sống như sông như suối, lên thác xuống ghềnh không lo cực nhọc: Con hãy sống với tâm hồn lãng mạn, khoáng đạt như sông suối, sống có cội có nguồn, sống có ý chí nghị lực, không ngại khó khăn gian khổ… - Tất cả những mong ước mà người cha mong chờ ở con để con được tốt hơn - Con cái phải cố gắng học tập, tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người có ích, không phụ thuộc công sinh dưỡng, mong chờ của cha mẹ 3. Kết bài: Khẳng định vai trò, ý nghĩa cũng như tình yêu thương, sự mong chờ mà người cha dành cho là vô cùng thiêng liêng cao quý. Lời giải chi tiết: Bài tham khảo: Biết bao nhiêu áng văn thơ ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ dành cho con. Đó là tình cảm thiêng liêng cao quý, vô ngần mà gần như ca từ cũng trở nên bất lực. Nhà thơ Y Phương cũng đã gửi gắm tiếng lòng của mình qua bài thơ “Nói với con” thật chân thành và sâu sắc. Tình yêu thương của cha dành cho con không chỉ là sự chăm sóc về vật chất, tinh thần mà còn là sự mong ước, khát vọng, niềm tin đặt ở nơi con. Người cha muốn nhắn nhủ con rằng dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào con hãy sống như dòng suối mát ngọt lành, dạt dào tin yêu. Con hãy sống có nguồn có cội. Cũng giống như người đồng mình, khó khăn vất vả là thế, họ vẫn luôn tràn đầy sinh lực, tâm hồn lãng mạn, phóng khoáng như hình ảnh của đại ngàn, sông núi. Hãy biết chấp nhận để vượt qua gian nan thử thách bằng niềm tin của mình. Dù con đường cuộc sống trải đầy hoa hồng nhưng còn có những chiếc gai sắc nhọn nên phải luôn có ý chí, khát vọng, hoài bão vào cuộc sống. Đau đớn, tủi nhục sẽ tan biến để ta chạm đến đỉnh vinh quang mặt trời chiến thắng. Vì vậy, mỗi người con, đáp lại tấm lòng cha mẹ bằng việc cố gắng học tập, rèn luyện và tu dưỡng để trở thành người có ích cho xã hội, đền đáp công ơn cha mẹ. Câu 2 (5 điểm):
Phương pháp giải: Mở bài - Giới thiệu một kỉ niệm đáng nhớ - Ấn tượng của bạn về kỉ niệm đó Thân bài - Miêu tả vài nét về người có liên quan đến kỉ niệm của bạn + Hình dạng + Tuổi tác + Đặc điểm mà bạn ấn tượng + Tính cách và cách cư xử của người đó - Giới thiệu kỉ niệm + Đây là kỉ niệm buồn hay vui? + Xảy ra trong hoàn cảnh nào, thời gian nào? - Kể lại tình huống, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện + Kỉ niệm đó liên quan đến ai? + Người đó như thế nào? - Diễn biến của câu chuyện + Nêu mở đầu câu chuyện và diễn biến như thế nào? + Trình bày đỉnh điểm của câu chuyện? + Thái độ, tình cảm của nhân vật trong chuyện? - Kết thúc câu chuyện + Câu chuyện kết thúc như thế nào? + Nêu suy nghĩ và cảm nhận của bạn qua câu chuyện? Kết bài: Câu chuyện là một kỉ niệm đẹp đã cho em một bài học quý giá và em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm này. Lời giải chi tiết: Gợi ý dàn bài: Kể về một kỉ niệm được khen Mở bài - Giới thiệu về kỉ niệm ấn tượng sẽ kể. (Cuối tuần vừa rồi, trong tiết sinh hoạt lớp, em đã được cô giáo tuyên dương trước lớp vì hành động đẹp của mình) Thân bài - Hoàn cảnh và diễn biến + Hôm đó, khi đang đi chơi trên sân trường thì em phát hiện một chiếc ví nhỏ nằm trong bồn hoa. + Cầm lên xem, em thấy trong đó có rất nhiều tiền mặt, các loại thẻ và giấy tờ cá nhân của một người tên là Kim Dung + Đó là lần đầu em được cầm trên tay số tiền nhiều đến vậy, sự hấp dẫn vô cùng lớn. + Tuy nhiên, em đã chống lại được những suy nghĩ xấu và mang ví đến gặp cô chủ nhiệm + Khi nghe em trình bày xong, cô đã mỉm cười và khen em là học sinh tốt, trung thực + Ngày hôm sau, chủ nhân chiếc ví đã được tìm thấy, đó là một vị phụ huynh đến đón con, do không cẩn thận đã làm roi ví ra ngoài - Kết quả: + Cô ấy có tìm đến cảm ơn em, ngỏ ý muốn mua quà cảm ơn nhưng em đã từ chối + Trong tiết sinh hoạt lớp hôm đó, cô giáo đã tuyên dương em trước tập thể lớp + Em rất vui và hãnh diện khi nhận được lời khen của cô, cùng ánh mắt thán phục của các bạn trong lớp. Kết bài Mong muốn mọi người hãy làm nhiều việc, để có ích cho cuộc sống
Quảng cáo
|