Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Kết nối tri thức - Đề số 3

Tải về

Câu 1. Trong văn bản Hai loại khác biệt, đâu không phải là sự khác biệt mà các bạn học sinh trong lớp đã lựa chọn?

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức

Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Trong văn bản Hai loại khác biệt, đâu không phải là sự khác biệt mà các bạn học sinh trong lớp đã lựa chọn?

A. Mặc quần áo quái lạ

B. Để kiểu tóc kì quặc

C. Nhào lộn trong phòng ăn trưa

D. Tụ tập chơi nhạc cụ

Câu 2. Hai loại khác biệt được trích từ đâu?

A. Khác biệt – thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh

B. Tạp chí sông Lam

C. Văn học và cuộc sống

D. Văn học trong nhà trường

Câu 3. Văn bản Xem người ta kìa! sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Câu 4. Đâu không phải giá trị nghệ thuật của văn bản Xem người ta kìa!?

A. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục

B. Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc

C. Lời văn giàu hình ảnh

D. Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục

Câu 5. Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?

A. Tương thân tương ái

B. Yêu nước

C. Đoàn kết

D. Tất cả đáp án trên

Câu 6. Văn bản nào dưới đây là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện?

A. Thánh Gióng

B. Ai ơi mồng 9 tháng 4

C. Sơn Tinh, Thủy Tinh

D. Chuyện cổ nước mình

Câu 7. Trong văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4, hội trận nhằm mục đích mô tả cảnh tượng gì?

A. Cảnh Thánh Gióng chào đời

B. Cảnh Thánh Gióng lớn lên

C. Cảnh Thánh Gióng đánh giặc

D. Cảnh Thánh Gióng bay về trời

Câu 8. Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?

A. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước

B. Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân

C. Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân

D. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc

Câu 9. Trong phần mở đầu bài nói kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng, chúng ta nên nói gì?

A. Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyền thuyết Thánh Gióng

B. Giới thiệu về xuất thân của Thánh Gióng

C. Suy nghĩ của bản thân về các nhân vật chính trong truyện

D. Giới thiệu về triều đại Thánh Gióng ở.

Câu 10. Trong phần kết thúc bài nói kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng, chúng ta nên nói gì?

A. Nhận xét về ngoại hình các nhân vật

B. Nêu cảm nghĩ về các nhân vật phụ trong truyện

C. Nêu cảm nghĩ về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện

D. Cho thêm một nhân vật mới xuất hiện

Câu 11. Dàn ý của bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống bao gồm mấy phần?

A. Một phần

B. Hai phần

C. Ba phần

D. Bốn phần

Câu 12. Xác định nội dung chính của đoạn văn sau?

Từ xưa, người Kẻ Chợ có câu ngạn ngữ: “Nắng ông Từa, mưa ông Gióng”. Có nghĩa là cứ vào ngày hội thánh Từa (tức Từ Đạo Hạnh) mồng 7 tháng 3 âm lịch thì thế nào cũng nắng to; còn vào hội Gióng, mồng 9 tháng 4 âm lịch thì có mưa, vì bắt đầu mùa mưa dông. Lễ hội Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

(Ai ơi mồng 9 tháng 4 – Anh Thư)

A. Giới thiệu về lễ hội Gióng

B. Nêu lên thời gian, đặc điểm và diễn biến buổi lễ

C. Ý nghĩa của lễ hội Gióng

D. Đáp án khác

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Kể về một truyền thuyết có nhắc tới một địa danh mà em biết.

Đáp án

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM

Câu 1 (0.5 điểm)

Trong văn bản Hai loại khác biệt, đâu không phải là sự khác biệt mà các bạn học sinh trong lớp đã lựa chọn?

A. Mặc quần áo quái lạ

B. Để kiểu tóc kì quặc

C. Nhào lộn trong phòng ăn trưa

D. Tụ tập chơi nhạc c

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Trong văn bản Hai loại khác biệt, tụ tập chơi nhạc cụ không phải là sự khác biệt mà các bạn học sinh trong lớp đã lựa chọn

=> Đáp án: D

Câu 2 (0.5 điểm)

Hai loại khác biệt được trích từ đâu?

A. Khác biệt – thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh

B. Tạp chí sông Lam

C. Văn học và cuộc sống

D. Văn học trong nhà trường

Phương pháp:

Nhớ lại thông tin xuất xứ văn bản

Lời giải chi tiết:

Hai loại khác biệt được trích từ Khác biệt – thoát khỏi bầy đàn cạnh tranh

=> Đáp án: A

Câu 3 (0.5 điểm)

Văn bản Xem người ta kìa! sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?

A. Miêu tả

B. Biểu cảm

C. Nghị luận

D. Thuyết minh

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Văn bản Xem người ta kìa! sử dụng phương thức biểu đạt chính: nghị luận

=> Đáp án: C

Câu 4 (0.5 điểm)

Đâu không phải giá trị nghệ thuật của văn bản Xem người ta kìa!?

A. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục

B. Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc

C. Lời văn giàu hình ảnh

D. Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc không phải giá trị nghệ thuật của văn bản Xem người ta kìa!

=> Đáp án: B

Câu 5 (0.5 điểm)

Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất gì của nhân dân ta?

A. Tương thân tương ái

B. Yêu nước

C. Đoàn kết

D. Tất cả đáp án trên

Phương pháp:

Nhớ lại chi tiết góp gạo nuôi Thánh Gióng của dân làng

Lời giải chi tiết:

Chi tiết dân làng góp gạo nuôi Thánh Gióng thể hiện phẩm chất: tương thân tương ái, yêu nước, đoàn kết của nhân dân ta

=> Đáp án: D

Câu 6 (0.5 điểm)

Văn bản nào dưới đây là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện?

A. Thánh Gióng

B. Ai ơi mồng 9 tháng 4

C. Sơn Tinh, Thủy Tinh

D. Chuyện cổ nước mình

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung của các văn bản

Lời giải chi tiết:

Văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện

=> Đáp án: B

Câu 7 (0.5 điểm)

Trong văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4, hội trận nhằm mục đích mô tả cảnh tượng gì?

A. Cảnh Thánh Gióng chào đời

B. Cảnh Thánh Gióng lớn lên

C. Cảnh Thánh Gióng đánh giặc

D. Cảnh Thánh Gióng bay về trời

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết:

Trong văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4, hội trận nhằm mục đích mô tả cảnh tượng Thánh Gióng đánh giặc

=> Đáp án: C

Câu 8 (0.5 điểm)

Sự thật lịch sử nào được phản ánh trong truyện Thánh Gióng?

A. Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước

B. Đứa trẻ lên ba không biết nói, không biết cười, cũng chẳng biết đi bỗng trở thành tráng sĩ diệt giặc Ân

C. Tráng sĩ Gióng hi sinh sau khi đánh tan quân giặc Ân

D. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre ngà giết giặc

Phương pháp:

Nhớ lại nội dung truyện

Lời giải chi tiết:

Sự thật lịch sử được phản ánh trong truyện Thánh Gióng: Ngay từ buổi đầu dựng nước, cha ông ta liên tiếp chống giặc ngoại xâm để bảo vệ non sông đất nước

=> Đáp án: A

Câu 9 (0.5 điểm)

Trong phần mở đầu bài nói kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng, chúng ta nên nói gì?

A. Giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyền thuyết Thánh Gióng

B. Giới thiệu về xuất thân của Thánh Gióng

C. Suy nghĩ của bản thân về các nhân vật chính trong truyện

D. Giới thiệu về triều đại Thánh Gióng ở.

Phương pháp:

Nhớ lại quy trình viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc nhân vật lịch sử

Lời giải chi tiết:

Trong phần mở đầu bài nói kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng, chúng ta nên giới thiệu hoặc nêu lí do kể lại truyền thuyết Thánh Gióng

=> Đáp án: A

Câu 10 (0.5 điểm)

Trong phần kết thúc bài nói kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng, chúng ta nên nói gì?

A. Nhận xét về ngoại hình các nhân vật

B. Nêu cảm nghĩ về các nhân vật phụ trong truyện

C. Nêu cảm nghĩ về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện

D. Cho thêm một nhân vật mới xuất hiện

Phương pháp:

Nhớ lại quy trình viết bài văn kể lại một truyền thuyết hoặc nhân vật lịch sử

Lời giải chi tiết:

Trong phần kết thúc bài nói kể lại truyện truyền thuyết Thánh Gióng, chúng ta nên nêu cảm nghĩ về truyện hoặc nhân vật chính trong truyện

=> Đáp án: C

Câu 11 (0.5 điểm)

Dàn ý của bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống bao gồm mấy phần?

A. Một phần

B. Hai phần

C. Ba phần

D. Bốn phần

Phương pháp:

Nhớ lại quy trình viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống

Lời giải chi tiết:

Dàn ý của bài trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống bao gồm 3 phần

=> Đáp án: C

Câu 12 (0.5 điểm)

Xác định nội dung chính của đoạn văn sau?

Từ xưa, người Kẻ Chợ có câu ngạn ngữ: “Nắng ông Từa, mưa ông Gióng”. Có nghĩa là cứ vào ngày hội thánh Từa (tức Từ Đạo Hạnh) mồng 7 tháng 3 âm lịch thì thế nào cũng nắng to; còn vào hội Gióng, mồng 9 tháng 4 âm lịch thì có mưa, vì bắt đầu mùa mưa dông. Lễ hội Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng là một trong những lễ hội lớn nhất ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

(Ai ơi mồng 9 tháng 4 – Anh Thư)

A. Giới thiệu về lễ hội Gióng

B. Nêu lên thời gian, đặc điểm và diễn biến buổi lễ

C. Ý nghĩa của lễ hội Gióng

D. Đáp án khác

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích và xác định nội dung chính

Lời giải chi tiết:

Đoạn trích trên giới thiệu về lễ hội Gióng

=> Đáp án: A

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Kể về một truyền thuyết có nhắc tới một địa danh mà em biết.

Phương pháp:

Nhớ lại các truyện truyền thuyết đã học hoặc tham khảo sách báo, internet

- Cần sưu tầm và ghi nhớ nội dung của một số truyền thuyết, nhất là những truyền thuyết có nhắc tới các địa danh sông núi ở quê em. Hãy chọn một truyện có nội dung tương đối hoàn chỉnh (cốt truyện phong phú, nhân vật đặc sắc....) để kể.

- Có thể giới thiệu thêm về đặc điểm của những con sông, ngọn núi từng được nhắc tên trong truyện kế, dựa vào những gì em quan sát trong thực tế. Nếu kể về một truyền thuyết có nhắc đến địa danh ở địa phương thì đó cũng là cách em bộc lộ niềm tự hào về mảnh đất mình sinh sống.

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

Sơn Tinh, Thủy Tinh là truyền thuyết mang nhiều yếu tố kì ảo, câu chuyện được thêu dệt bằng trí tưởng tưởng phong phú của ông cha ta, thể hiện ước mơ hoài bão chinh phục thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của người dân Lạc Việt trong buổi đầu dựng nước. Chúng ta hãy lắng nghe lại câu chuyện Sơn Tinh, Thủy Tinh để có thể hiểu rõ hơn về thời đại các vua Hùng nhé.

Chuyện kể rằng, vào thời đời Hùng Vương thứ 18, vua có người con gái tên là Mị Nương nàng xinh đẹp tuyệt trần, tính tình hiền dịu. Nàng được cha hết mực yêu thương. Năm ấy, Mị Nương đã đến tuổi lấy chồng, nhà vua muốn tìn cho con gái mình một người chồng tài giỏi xứng đáng với sắc đẹp của Mị Nương.Biết tin nhà vua muốn kén rể, thần núi Tản Viên là Sơn Tinh và thần nước Thủy Tinh đã đến thành Phong Châu để cầu hôn. Cả hai chàng trai đều có tài năng đặc biệt. Sơn Tinh có phép lạ: vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây, nơi đó mọc lên từng dãy núi đồi. Thuỷ Tinh cũng không kém phần thần thông, chàng ta có thể hô mưa gọi gió. Vua Hùng lấy làm băn khoăn vì cả hai chàng trai đều tài giỏi, bây giờ người không biết chọn ai. Sau một hồi suy nghĩ, nhà vua bèn mời các Lạc hầu vào để bàn bạc, vua đã có quyết định và nói với hai chàng: “Hai chàng trai đều hợp ý ta nhưng ngặt ta chỉ có một người con gái nên ngày mai, ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ gả con gái cho”

Hai chàng tâu hỏi, đồ sính lễ gồm những lễ vật gì nhà vua bèn phán: “một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao mỗi thứ một đôi”. Hai chàng vâng lệnh nhà vua, về chuẩn bị lễ vật để có thể sớm đến rước nàng Mị Nương về làm vợ. Tờ mờ sáng hôm sau, khi thành Phong Châu còn chìm đắm trong mờ sương. Sơn Tinh đã dẫn đoàn rước dâu nhà trai đến cổng thành cùng đầy đủ lễ vật yết kiến trước vua Hùng cùng quan lại triều đình. Vua Hùng giữ đúng lời hẹn ước, ai mang đầy đủ lễ vật và đến trước ngài sẽ gả con gái cho. Lấy đượccon gái vua, Sơn Tinh cảm tạ vua Hùng chàng cùng Mị Nương tiễn biệt vua cha rồi quay lại vùng núi Tản Viên.

Sơn Tinh rời đi chẳng bao lâu, thì Thủy Tinh đùng đùng tức giận chỉ vì đến sau mà không lấy được vợ. Chàng tức tốc đem quân đuổi theo để cướp Mị Nương trở lại. Thủy Tinh hô mưa, gọi gió, làm sấm sét, bão giông rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn chặn đường Sơn Tinh. Chẳng mấy chốc, nước đã lênh láng ruộng đồng, ngập tràn nhà cửa, dâng lên lưng đồi, sườn núi. Thành Phong Châu mỗi lúc mỗi chìm dần trong nước. Trước tình hình đó, Sơn Tinh lệnh cho người dân muông thú chạy lên núi cao ẩn trốn còn chàng cùng quân lính liên tục ném đá vào lũ thủy quái. Sơn Tinh hóa phép chàng bốc từng quả đồi, ngọn núi dặng dòng chảy của những con nước cuồn cuộn. Nước sông dân lên bao nhiêu thì đồi núi cao lên bấy nhiêu. Trận chiến diễn ra hết ngày này đến ngày khác. Cuối cùng, Thủy Tinh thấy mìn đuối sức, đành ôm hận rút quân về. Người dân thành Phong Châu, lại xuống núi dựng nhà cửa, cấy cày ổn định cuộc sống. Tuy đã rút quân về, nhưng mối thù của Sơn Tinh cũng chẳng nguôi ngoai, Thủy Tinh vẫn ôm hận trong lòng. Năm nào Thủy Tinh cũng dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thua trận.

(Nguồn: Sưu tầm)

Tải về

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K13 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close