Đề thi học kì 1 Hóa 11 Kết nối tri thức - Đề số 5

Nhỏ 1 giọt dung dịch acid đặc nào sau đây lên tờ giấy trắng thì từ giấy bị hóa đen ở chỗ tiếp xúc với acid?

Đề bài

I. Trắc nghiệm
Chọn đáp án đúng
Câu 1 :

Nhỏ 1 giọt dung dịch acid đặc nào sau đây lên tờ giấy trắng thì từ giấy bị hóa đen ở chỗ tiếp xúc với acid?

  • A
    HBr.
  • B
    HCl.
  • C
    HNO3.
  • D
    H2SO4.
Câu 2 :

Vị trí của sulfur trong bảng tuần hoàn là

  • A
    Ô số 16, chu kì 3, nhóm IVA  
  • B
    Ô số 32, chu kì 4, nhóm VIA
  • C
    Ô số 16, chu kì 3 nhóm VIA  
  • D
    Ô số 32, chu kì 3, nhóm IVA
Câu 3 :

Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng?

(1) Trong tự nhiên, sulfur tồn tại chủ yếu ở dạng muối sulfide và muối sulfate của một số kim loại.

(2) Là một phi kim khá hoạt động nên trong tự nhiên không tìm thấy sulfur đơn chất.

(3) Trứng gà ung có mùi thối đặc trưng một phần là do các hợp chất của sulfur có trong trứng phân hủy gây ra.

(4) Nguyên tố sulfur có mặt trong một số loại thực vật, đặc biệt là các loại rau quả có mùi mạnh như hành tây, sầu riêng,…

(5) Thành phần chính của quặng pyrite là hợp chất của sulfur và chì (lead, Pb).

  • A
    5.
  • B
    3.                      
  • C
    2.                       
  • D
    4.
Câu 4 :

Tổng hệ số cân bằng của phản ứng là: \(Mg + {H_2}S{O_4} \to MgS{O_4} + S + {H_2}O\)

  • A
    15
  • B
    14
  • C
    13
  • D
    12
Câu 5 :

Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội?

  • A
    Al, Fe, Au, Pt.
  • B
    Zn, Pt, Au, Mg.
  • C
    Al, Fe, Zn, Mg.
  • D
    Al, Fe, Au, Mg.
Câu 6 :

Có các chất sau: C2H5OH, CH4, CO, C2H2, CaC2, C6H12O6, CO2, CH3COOH, H2CO3. Số hợp chất hữu cơ trong dãy chất trên là:

  • A
    6
  • B
    5
  • C
    4
  • D
    3
Câu 7 :

Cho các hợp chất: C3H6, C7H6O2, C2H5Cl, C4H10, C6H6, C2H4O2, C4H7Br. Có bao nhiêu dẫn xuất hydrocarbon.

  • A
    6
  • B
    4
  • C
    5
  • D
    3
Câu 8 :

Một hợp chất hữu cơ X chứa đồng thời hai nhóm chứa alcohol và aldehyde. Khi đó, hợp chất X sẽ

  • A
    chỉ thể hiện các tính chất hóa học đặc trưng của alcohol
  • B
    chỉ thể hiện các tính chất hóa học đặc trưng của aldehyde
  • C
    thể hiện các tính chất hóa học đặc trưng của cả alcohol và aldehyde
  • D
    không thể hiện tính chất hóa học đặc trưng của cả alcohol và aldehyde.
Câu 9 :

Phổ IR của một hợp chất hữu cơ có tín hiệu hấp thụ ở 2971 cm-1, 2860 cm-1, 2668 cm-1 và 1712 cm-1 hợp chất hữu cơ này có thể là chất nào trong số chất sau

  • A
    CH3COOCH2CH3
  • B
    CH3CH2CH2COOH
  • C
    HOCH2CH=CHCH2OH
  • D
    CH3CHO
Câu 10 :

Thêm benzene vào ống nghiệm đựng dung dịch nước bromine. Sau một thời gian quan sát thấy màu đỏ nâu của bromine

  • A
    chủ yếu trong lớp nước.
  • B
    chủ yếu trong lớp benzene.
  • C
    phân bố đồng đều ở hai lớp.
  • D
    bị mất màu hoàn toàn.
Câu 11 :

Xét ba yêu cầu: (a) không hoà tan tạp chất; (b) không có tương tác hoá học với chất kết tinh; (c) dễ bay hơi, dễ kiếm, rẻ tiền. Trong ba yêu cầu này, có bao nhiêu yêu cầu là cần thiết đối với dung môi được lựa chọn trong phương pháp kết tinh?

  • A
    0.
  • B
    1.
  • C
    2.
  • D
    3.
Câu 12 :

Pent-1-ene và dipentyl ether đồng thời được sinh ra khi đun nóng pentan-1-ol với dung dịch H2SO4 đặc. Biết rằng nhiệt độ sôi của pentan-1-ol, pent-1-ene và dipentyl ether lần lượt là 137,80C, 30,00C và 186,80C. Từ hỗn hợp phản ứng, các chất được tách khỏi nhau bằng phương pháp chưng cất. Các phân đoạn thu được (theo thứ tự từ trước đến sau) trong quá trình chưng cất lần lượt là

  • A
    pentan-1-ol, pent-1-ene và dipentyl ether.
  • B
    pent-1-ene, pentan-1-ol và dipentyl ether.
  • C
    dipentyl ether, pent-1-ene và pentan-1-ol.
  • D
    pent-1-ene, dipentyl ether và pentan-1-ol.
Câu 13 :

Hợp chất A có công thức phân tử C3H6O. Khi đo phổ hồng ngoại cho kết quả như hình. Công thức cấu tạo của A ứng với phổ là:

  • A
    CH2 = CH – CH2 – OH
  • B
    H3C – CH2 - CH=O
  • C
    (CH3)2 – C = O
  • D
    CH3 – CH2 – CH2 – OH
Câu 14 :

Cặp chất nào sau đây có tính chất hóa học tương tự nhau?

  • A
    CH3 – O – CH3 và CH3 – CH2 – OH
  • B
    CH3 – CH3 và CH2 = CH2
  • C
    CH3 – CHO và HCHO
  • D
    CH3COOH và CH3COCH3
Câu 15 :

Cho công thức khung phân tử sau:

Công thức phân tử là:

  • A
    C4H10O2
  • B
    C4H6O2
  • C
    C5H10O2
  • D
    C5H8O2
Câu 16 :

Thuốc nổ TNT (2,4,6-trinitrotoluene) là hợp chất hữu cơ được điều chế bằng phản ứng của toluene với hỗn hợp gồm HNO3 đặc và H2SO4 đặc trong điều kiện đun nóng. Công thức phân tử của TNT, biết kết quả phân tích nguyên tố của TNT có 37,00% C; 2,20% H; 42,29% O về khối lượng; còn lại là N. Phân tử khối của TNT gấp khoảng 2,91 lần phân tử khối của benzene (C6H6).

  • A
    C7H14O6N3
  • B
    C6H8O3N3
  • C
    C7H5O6N3
  • D
    C6H4O3N2
Câu 17 :

Cho các chất : C6H5OH (X) ; C6H5CH2OH (Y) ; HOC6HOH (Z) ; C6H5CH2CH2OH (T). Các chất đồng đẳng của nhau là :

  • A
    Y, T.
  • B
    X, Z, T.
  • C
    X, Z.
  • D
    Y, Z.
Câu 18 :

Vitamin A công thức phân tử C20H30O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không có chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử vitamin A là :

  • A
    7.  
  • B
    6.  
  • C
    5.  
  • D
    4.
Câu 19 :

Mật ong để lâu hoặc ở nhiệt độ dưới 200C và thấp hơn, thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai là hiện tượng gì?

  • A
    Nước trong mật ong bay hơi làm kết tinh tinh bột
  • B
    Mật ong bị oxi hóa chậm trong không khí tạo kết tủa
  • C
    Nước trong mật ong bay hơi làm kết tinh đường sacchorose
  • D

    Nước trong mật ong bay hơi làm kết tinh đường glucose và fructose

     

Câu 20 :

Ba hợp chất pinene, ocimene, myrcene có tính chất khác nhau nhưng lại có cùng công thức phân tử là C10H16. Vậy 3 hợp chất là:

  • A

    Đồng đẳng

  • B

    Đồng phân

  • C

    Cùng công thức cấu tạo

  • D

    Cùng tính chất hóa học

II. Trắc nghiệm

Lời giải và đáp án

I. Trắc nghiệm
Chọn đáp án đúng
Câu 1 :

Nhỏ 1 giọt dung dịch acid đặc nào sau đây lên tờ giấy trắng thì từ giấy bị hóa đen ở chỗ tiếp xúc với acid?

  • A
    HBr.
  • B
    HCl.
  • C
    HNO3.
  • D
    H2SO4.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 2 :

Vị trí của sulfur trong bảng tuần hoàn là

  • A
    Ô số 16, chu kì 3, nhóm IVA  
  • B
    Ô số 32, chu kì 4, nhóm VIA
  • C
    Ô số 16, chu kì 3 nhóm VIA  
  • D
    Ô số 32, chu kì 3, nhóm IVA

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào số electron của sulfur là 16 từ đó xác định vị trí của S trong bảng tuần hoàn

Lời giải chi tiết :

Sulfur có 16 electron => ô số 16, có 3 lớp electron => chu kì 3 và có 6 electron lớp ngoài cùng => nhóm VIA

Câu 3 :

Có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng?

(1) Trong tự nhiên, sulfur tồn tại chủ yếu ở dạng muối sulfide và muối sulfate của một số kim loại.

(2) Là một phi kim khá hoạt động nên trong tự nhiên không tìm thấy sulfur đơn chất.

(3) Trứng gà ung có mùi thối đặc trưng một phần là do các hợp chất của sulfur có trong trứng phân hủy gây ra.

(4) Nguyên tố sulfur có mặt trong một số loại thực vật, đặc biệt là các loại rau quả có mùi mạnh như hành tây, sầu riêng,…

(5) Thành phần chính của quặng pyrite là hợp chất của sulfur và chì (lead, Pb).

  • A
    5.
  • B
    3.                      
  • C
    2.                       
  • D
    4.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào tính chất vật lí của sulfur

Lời giải chi tiết :

(1) đúng

(2) sai, sulfur tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất

(3) đúng, hợp chất H2S có mùi thối đặc

(4) đúng

(5) sai, quặng pyrite là hợp chất của sulfur và iron

Đáp án B

Câu 4 :

Tổng hệ số cân bằng của phản ứng là: \(Mg + {H_2}S{O_4} \to MgS{O_4} + S + {H_2}O\)

  • A
    15
  • B
    14
  • C
    13
  • D
    12

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Xác định chất khử, chất oxi hóa và áp dụng phương pháp thăng bằng electron để cân bằng phương trình

Lời giải chi tiết :

\(\begin{array}{l}\mathop {Mg}\limits^0  \to \mathop {Mg}\limits^{ + 2}  + 2e|x3e\\\mathop S\limits^{ + 6}  + 6e \to \mathop S\limits^0 |x1e\\3Mg + 4{H_2}S{O_4} \to 3MgS{O_4} + S + 4{H_2}O\end{array}\)

Tổng hệ số cân bằng là: 3 + 4 + 3 + 1 + 4 = 15

Đáp án A

Câu 5 :

Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội?

  • A
    Al, Fe, Au, Pt.
  • B
    Zn, Pt, Au, Mg.
  • C
    Al, Fe, Zn, Mg.
  • D
    Al, Fe, Au, Mg.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

H2SO4 đặc, nguội không tác dụng với Al, Fe, Cr, Au, Pt

Lời giải chi tiết :

Đáp án A

Câu 6 :

Có các chất sau: C2H5OH, CH4, CO, C2H2, CaC2, C6H12O6, CO2, CH3COOH, H2CO3. Số hợp chất hữu cơ trong dãy chất trên là:

  • A
    6
  • B
    5
  • C
    4
  • D
    3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon (trừ một số các hợp chất như carbon monoxide, carbon dioxide, muối carbonate, cyanide, carbide,..)

Lời giải chi tiết :

C2H5OH, CH4, C2H2, C6H12O6, CH3COOH là các hợp chất hữu cơ

Đáp án B

Câu 7 :

Cho các hợp chất: C3H6, C7H6O2, C2H5Cl, C4H10, C6H6, C2H4O2, C4H7Br. Có bao nhiêu dẫn xuất hydrocarbon.

  • A
    6
  • B
    4
  • C
    5
  • D
    3

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dẫn xuất hydrocarbon là hợp chất hữu cơ ngoài carbon và hydrogen còn chứa thêm các nguyên tố khác như O, N, S, Cl,…

Lời giải chi tiết :

C7H6O2, C2H5Cl, C2H4O2, C4H7Br

Đáp án B

Câu 8 :

Một hợp chất hữu cơ X chứa đồng thời hai nhóm chứa alcohol và aldehyde. Khi đó, hợp chất X sẽ

  • A
    chỉ thể hiện các tính chất hóa học đặc trưng của alcohol
  • B
    chỉ thể hiện các tính chất hóa học đặc trưng của aldehyde
  • C
    thể hiện các tính chất hóa học đặc trưng của cả alcohol và aldehyde
  • D
    không thể hiện tính chất hóa học đặc trưng của cả alcohol và aldehyde.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Hợp chất hữu cơ chứa nhóm chức nào sẽ có tính chất hóa học của nhóm chức đó

Lời giải chi tiết :

Một hợp chất hữu cơ X chứa đồng thời hai nhóm alcohol và aldehyde sẽ thể hiện các tính chất hóa học đặc trưng của alcohol và aldehyde.

Đáp án C

Câu 9 :

Phổ IR của một hợp chất hữu cơ có tín hiệu hấp thụ ở 2971 cm-1, 2860 cm-1, 2668 cm-1 và 1712 cm-1 hợp chất hữu cơ này có thể là chất nào trong số chất sau

  • A
    CH3COOCH2CH3
  • B
    CH3CH2CH2COOH
  • C
    HOCH2CH=CHCH2OH
  • D
    CH3CHO

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào các tín hiệu hấp thụ ở các bước sóng để nhận biết nhóm chức

Lời giải chi tiết :

Nhóm aldehyde có tín hiệu đặc trưng ở 2850 – 2700 cm-1 => hợp chất CH3CHO

Câu 10 :

Thêm benzene vào ống nghiệm đựng dung dịch nước bromine. Sau một thời gian quan sát thấy màu đỏ nâu của bromine

  • A
    chủ yếu trong lớp nước.
  • B
    chủ yếu trong lớp benzene.
  • C
    phân bố đồng đều ở hai lớp.
  • D
    bị mất màu hoàn toàn.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Benzene không tác dụng với nước bromine. Vì vậy khi cho benzen vào ống nghiệm chứa nước bromine, lắc kĩ rồi để yên. Chất lỏng trong ống nghiệm sẽ tách thành hai lớp: Lớp chất lỏng trên là dung dịch bromine trong benzene có màu vàng nâu (phần này do benzene tan trong bromine tạo nên), lớp dưới là nước trong suốt.

Lời giải chi tiết :

Thêm benzene vào ống nghiệm đựng dung dịch nước bromine. Sau một thời gian quan sát thấy màu đỏ nâu của bromine chủ yếu trong lớp benzene.

→ Chọn B.

Câu 11 :

Xét ba yêu cầu: (a) không hoà tan tạp chất; (b) không có tương tác hoá học với chất kết tinh; (c) dễ bay hơi, dễ kiếm, rẻ tiền. Trong ba yêu cầu này, có bao nhiêu yêu cầu là cần thiết đối với dung môi được lựa chọn trong phương pháp kết tinh?

  • A
    0.
  • B
    1.
  • C
    2.
  • D
    3.

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dung môi cần hoà tan tốt chất cần tinh chế ở nhiệt độ cao và hoà tan kém hơn chất cần tinh chế ở nhiệt độ thấp.

Lời giải chi tiết :

Các yêu cầu cần thiết đối với dung môi được lựa chọn trong phương pháp kết tinh:

(a) không hoà tan tạp chất;

(b) không có tương tác hoá học với chất kết tinh; 

(c) dễ bay hơi, dễ kiếm, rẻ tiền.

→ Chọn D.

Câu 12 :

Pent-1-ene và dipentyl ether đồng thời được sinh ra khi đun nóng pentan-1-ol với dung dịch H2SO4 đặc. Biết rằng nhiệt độ sôi của pentan-1-ol, pent-1-ene và dipentyl ether lần lượt là 137,80C, 30,00C và 186,80C. Từ hỗn hợp phản ứng, các chất được tách khỏi nhau bằng phương pháp chưng cất. Các phân đoạn thu được (theo thứ tự từ trước đến sau) trong quá trình chưng cất lần lượt là

  • A
    pentan-1-ol, pent-1-ene và dipentyl ether.
  • B
    pent-1-ene, pentan-1-ol và dipentyl ether.
  • C
    dipentyl ether, pent-1-ene và pentan-1-ol.
  • D
    pent-1-ene, dipentyl ether và pentan-1-ol.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phương pháp chưng cất dựa trên sự chênh lệch về nhiệt độ sôi của chất. Chất có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ bay hơi và được tách ra trước.

Lời giải chi tiết :

Xét theo nhiệt độ sôi pent-1-ene < pentan-1-ol < dipentyl ether. Đáp án B.

Câu 13 :

Hợp chất A có công thức phân tử C3H6O. Khi đo phổ hồng ngoại cho kết quả như hình. Công thức cấu tạo của A ứng với phổ là:

  • A
    CH2 = CH – CH2 – OH
  • B
    H3C – CH2 - CH=O
  • C
    (CH3)2 – C = O
  • D
    CH3 – CH2 – CH2 – OH

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào phổ hồng ngoại của công thức cấu tạo

Lời giải chi tiết :

Trong phổ hồng ngoại cấu tạo của A có tín hiệu 2710 cm-1 là vùng tín hiệu đặc trưng của nhóm chức aldehyde

Đáp án B

Câu 14 :

Cặp chất nào sau đây có tính chất hóa học tương tự nhau?

  • A
    CH3 – O – CH3 và CH3 – CH2 – OH
  • B
    CH3 – CH3 và CH2 = CH2
  • C
    CH3 – CHO và HCHO
  • D
    CH3COOH và CH3COCH3

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Chất có tính chất hóa học tương tự nhau là đồng đẳng của nhau

Lời giải chi tiết :

Đáp án C

Câu 15 :

Cho công thức khung phân tử sau:

Công thức phân tử là:

  • A
    C4H10O2
  • B
    C4H6O2
  • C
    C5H10O2
  • D
    C5H8O2

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Dựa vào khung phân tử của chất

Đáp án B

Câu 16 :

Thuốc nổ TNT (2,4,6-trinitrotoluene) là hợp chất hữu cơ được điều chế bằng phản ứng của toluene với hỗn hợp gồm HNO3 đặc và H2SO4 đặc trong điều kiện đun nóng. Công thức phân tử của TNT, biết kết quả phân tích nguyên tố của TNT có 37,00% C; 2,20% H; 42,29% O về khối lượng; còn lại là N. Phân tử khối của TNT gấp khoảng 2,91 lần phân tử khối của benzene (C6H6).

  • A
    C7H14O6N3
  • B
    C6H8O3N3
  • C
    C7H5O6N3
  • D
    C6H4O3N2

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Thiết lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ (CxHyOzNt) từ dữ liệu phân tích nguyên tố và phân tử khối (M) được khái quát như sau:

\({\rm{x  =  }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{C}}}}}{{{\rm{12}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{; y  =  }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{H}}}}}{{\rm{1}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{; z  =  }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{O}}}}}{{{\rm{16}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{; t  =  }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{N}}}}}{{{\rm{14}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}\)

Với x, y, z, t lần lượt là số nguyên tử C, số nguyên tử H, số nguyên tử O, số nguyên tử N; %mC, %mH, %mO, %mN lần lượt là % khối lượng của các nguyên tố C, H, O, N trong hợp chất hữu cơ.

Lời giải chi tiết :

Gọi công thức phân tử của TNT là CxHyOzNt.

\({\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{N}}} = {\rm{ }}100\%  - (37\%  + 2,2\%  + 42,29\% ) = 18,51\% \)

Ta có: \({{\rm{M}}_{{\rm{TNT}}}} = 2,91 \times {{\rm{M}}_{{{\rm{C}}_{\rm{6}}}{{\rm{H}}_{\rm{6}}}}} = 2,91 \times 78 = 227\)

\(\begin{array}{l}{\rm{x  =  }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{C}}}}}{{{\rm{12}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{  =  }}\frac{{{\rm{37}}}}{{{\rm{12}}}} \times \frac{{227}}{{{\rm{100}}}} \approx 7\\{\rm{y  =  }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{H}}}}}{{\rm{1}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{ =  }}\frac{{{\rm{2,2}}}}{{\rm{1}}} \times \frac{{227}}{{{\rm{100}}}} \approx 5\\{\rm{z  =  }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{O}}}}}{{{\rm{16}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{ =  }}\frac{{42,29}}{{{\rm{16}}}} \times \frac{{227}}{{{\rm{100}}}} \approx 6\\{\rm{t  =  }}\frac{{{\rm{\% }}{{\rm{m}}_{\rm{N}}}}}{{{\rm{14}}}} \times \frac{{\rm{M}}}{{{\rm{100}}}}{\rm{ =  }}\frac{{18,51}}{{{\rm{14}}}} \times \frac{{227}}{{{\rm{100}}}} \approx 3\end{array}\)

Vậy công thức phân tử của TNT là C7H5O6N3.

Câu 17 :

Cho các chất : C6H5OH (X) ; C6H5CH2OH (Y) ; HOC6HOH (Z) ; C6H5CH2CH2OH (T). Các chất đồng đẳng của nhau là :

  • A
    Y, T.
  • B
    X, Z, T.
  • C
    X, Z.
  • D
    Y, Z.

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Các chất đồng đẳng hơn kém nhau một hay nhiều nhóm –CH2

Lời giải chi tiết :

Y, T là 2 đồng đẳng của nhau

Câu 18 :

Vitamin A công thức phân tử C20H30O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không có chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử vitamin A là :

  • A
    7.  
  • B
    6.  
  • C
    5.  
  • D
    4.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Dựa vào công thức tính số liên kết không no trong hợp chất hữu cơ

Lời giải chi tiết :

Số liên kết đôi = \(\frac{{2x - y + 2}}{2} = \frac{{2.20 - 30 + 2}}{2} = 6\)

Với x, y là số nguyên tử carbon và hydrogen

Vì vitamin A đã chứa 1 vòng 6 cạnh => có 5 liên kết đôi trong cấu tạo

Đáp án C

Câu 19 :

Mật ong để lâu hoặc ở nhiệt độ dưới 200C và thấp hơn, thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai là hiện tượng gì?

  • A
    Nước trong mật ong bay hơi làm kết tinh tinh bột
  • B
    Mật ong bị oxi hóa chậm trong không khí tạo kết tủa
  • C
    Nước trong mật ong bay hơi làm kết tinh đường sacchorose
  • D

    Nước trong mật ong bay hơi làm kết tinh đường glucose và fructose

     

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Mật ong chứa đường và nước, khi để lâu nước bay hơi và đường rắn kết tinh lại dưới đáy

 

Lời giải chi tiết :

Đáp án D

Câu 20 :

Ba hợp chất pinene, ocimene, myrcene có tính chất khác nhau nhưng lại có cùng công thức phân tử là C10H16. Vậy 3 hợp chất là:

  • A

    Đồng đẳng

  • B

    Đồng phân

  • C

    Cùng công thức cấu tạo

  • D

    Cùng tính chất hóa học

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Các hợp chất cùng công thức phân tử nhưng khác nhau về tính chất được gọi là đồng phân của nhau

Lời giải chi tiết :

Đáp án B

II. Trắc nghiệm
Lời giải chi tiết :

Dung dịch A có [H+ ] = 0,1M, dung dịch B có [OH-] = 0,1M

(a) 5 mL dung dịch A và 10 mL dung dịch B.

nH+ =  5.10-3 .0,1 = 5.10-4 (mol), nOH- = 0,01.0,1 = 10-3 (mol)

  H+     +    OH- → H2

5.10-4   → 5.10-4                 (mol)

\({\rm{[O}}{{\rm{H}}^{\rm{ - }}}{\rm{]}}\,{\rm{ = }}\,\frac{{0,001 - {{5.10}^{ - 4}}}}{{0,015}} = 0,0333\,\,M\) \( \Rightarrow \) pOH = 1,478 \( \Rightarrow \) pH = 14 – 1,478 = 12,522

(b) 5 mL dung dịch B vào 10 mL dung dịch A.

nOH- = 5.10-3 .0,1= 5.10-4  (mol), nH+ =  0,01.0,1 = 10-3 (mol)

   H+    +   OH- H2

5.10-4   ← 5.10-4                 (mol)

\({\rm{[}}{{\rm{H}}^{\rm{ + }}}{\rm{] = }}\frac{{0,001 - {{5.10}^{ - 4}}}}{{0,015}} = 0,0333\,\,M\, \Rightarrow \,pH = 1,477\)

(c) 10 mL dung dịch B vào 10 mL dung dịch A.

nH+ =  0,01.0,1 = 10-3 (mol)              nOH- =  0,01.0,1 = 10-3 (mol)

H+    +   OH- H2

10-3        10-3                 (mol)

Phản ứng xảy ra vừa đủ \( \Rightarrow \) pH dung dịch sau = 7

 

 

close