Đề số 8 - Đề kiểm tra giữa học kì I - Hóa học 12 có đáp án và lời giải chi tiết

Tải về

Đề thi giữa học kì I - Hóa học lớp 12 có đáp án và lời giải chi tiết

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Đề thi

Trắc nghiệm

Câu 1:  Số đồng phân amin của C4H11N là: 

            A.  8.   B.  6.   C.   7.              D.  5.     

Câu 2:  Cho dãy các chất tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit là

            A.  3.   B.  1.   C.   4.  D.   2.

Câu 3:  Số nguyên tử hiđro trong phân tử fructozơ là

            A.  12.             B.  10.             C.  6.   D.  22.       

Câu 4:  Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là

            A.  glucozơ     B.  xenlulozơ  C.  saccarozơ  D.  tinh bột

Câu 5:  Trong các chất dưới đây, chất nào là glixin?

            A.  HOOC-CH2CH(NH2)COOH         B.  H2N-CH2-COOH      

            C.  CH3-CH(NH2)-COOH                  D.  H2N-CH2-CH2-COOH  

Câu 6:  Glucozơ là hợp chất hữu cơ

            A.  Đa chức                 B.  Đơn chức          

            C.  Polime                   D.  Tạp chức       

Câu 7:  Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là

            A.  2.   B.  4.   C.  5.   D.  3.

Câu 8:  Chất nào dưới đây không phải là este?

            A. CH3COOH B. CH3COOCH3          C.  HCOOCH3            D. HCOOC6H5

Câu 9:  Công thức của xenlulozơ là

            A.  [C6H7O2(OH)3]n.   B.  [C6H8O2(OH)3]n.   C.  [C6H5O2(OH)3]n.            D.  [C6H7O3(OH)3]n.

Câu 10:  Số nguyên tử cacbon trong phân tử etyl fomat là

            A.  3.                           B.  4.                           C.  5.                           D.  2.

Câu 11:  Axit béo X có công thức phân tử là C18H34O2. Tên gọi của X là 

            A.  Axit oleic.             B.  Axit fomic.            C.  Axit axetic.           D.  Axit stearic.

Câu 12:  Aminoaxit nào sau đây có phân tử khối bằng 117 (đvC) ?

            A.  Glyxin                  B.  Alanin                     C.  Lysin                   D.  Valin

Câu 13:  Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Khử chất X bằng H2 thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là

            A.  Glucozơ và fructozơ         B.  Fructozơ và sobitol  

            C.  Saccarozơ và glucozơ       D.  glucozơ và sobitol         

Câu 14:  Este etyl axetat có công thức là

            A.  CH3CHO.                          B.  C2H5COOCH3.      

            C.  CH3COOC2H5.                  D.  CH3COOH.          

Câu 15:  Cho một số tính chất: có dạng sợi (1), tan trong nước (2), tan trong nước Svayde (3), phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4), tham gia phản ứng tráng bạc (5), bị thủy phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là:

            A.  (3), (4), (5) và (6).             B.  (1), (2), (3) và (4).     

            C.  (1), (3), (4) và (6).             D.  (2), (3), (4) và (5).

Câu 16:  Phát biểu nào sau đây không đúng ?

            A.  Đipeptit có phản ứng màu biure.

            B.  Amino axit có tính chất lưỡng tính.

            C.  Protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit.

            D.  Protein được tạo nên từ các chuỗi peptit.

Câu 17:  Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là

            A.  CH3CH(NH2)COOH.        B.  C6H5NH2

            C.  C2H5OH.                           D.  CH3NH2.

Câu 18:  Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là: 

            A.  (4), (2), (3), (1), (5).          B.  (3), (1), (5), (2), (4).

            C.  (4), (1), (5), (2), (3).          D.  (4), (2), (5), (1), (3).

Câu 19:  Thủy phân tripanmitin ((C15H31COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là

            A.  HCOONa              B.  CH3COONa           C.  C15H31COONa               D.  C17H33COONa    

Câu 20:  Cho các phát biểu sau

 (a) Nước quả chanh khử được mùi tanh của cá

 (b) Hidro hóa hoàn toàn chất béo lỏng thu được chất béo rắn

 (c) Nhỏ vài giọt iot vào xenlulozơ, xuất hiện màu xanh tím

 (d) Trong quá trình sản xuất etanol từ tinh bột, xảy ra phản ứng thủy phân và lên men rượu

Số phát biểu đúng là 

            A.  4   B.  5    C.  3    D.  2    

Câu 21:  Cho m gam metylfomat (HCOOCH3) tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là:

            A.  9.                                       B.  18.                             

            C.  12.                                     D.  27.                            

Câu 22:  Cho các phát biểu sau:

            (a) Ở nhiệt độ thường, dầu thực vật ở trạng thái lỏng.

            (b) Xenlulozơ bị thủy phân khi có xúc tác axit vô cơ.

            (c) Axit glutamic được dùng sản xuất thuốc hỗ trợ thần kinh.

            (d) Trùng ngưng axit ε-aminocaproic, thu được policaproamit.

            (e) Nước ép quả nho chín có phản ứng màu biure. 

Số lượng phát biểu đúng là

            A.  2.   B.   4.  C.   3.  D.  5.

Câu 23:  Khi cho 4,5 gam axit amino axetic (H2NCH2COOH) tác dụng hết với dung dịch NaOH, khối lượng muối tạo thành là

            A.  5,82 gam.  B.  6,90 gam.  C.  6,69 gam.  D.  4,85 gam.

Câu 24:  Cho 2,1 gam hỗn hợp X gồm hai amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được 3,925 gam hỗn hợp muối. Công thức của hai amin trong hỗn hợp X là:

            A.  C2H5NH2 và C3H7NH2      B.  C3H7NH2và C4H9NH2

            C.  CH3NH2 và C2H5NH2       D.  CH3NH2 và (CH3)3N.

Câu 25:  Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy, nổ mạnh. Muốn điều chế 29,7kg xenlulozơ trinitrat từ xenlulozơ và axit nitric với H = 90% thì thể tích HNO3 96% (D=1,52g/ml) cần dùng là? Biết (H = 1, C = 12, O = 16, N =14). 

            A.  15,00 lít                 B.  24,39 lít 

            C.  14,39 lít                 D.  1,44 lít               

Câu 26:  Khối lượng phân tử của tripeptit Gly-Ala-Val là ?

            A.  185 đvC     B.  245 đvC     C.  211 đvC     D.  203 đvC

Câu 27:  Polisaccarit X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng và được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Thủy phân X, thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào sau đây đúng ?

            A.  Phân tử khối của Y là 162.       

            B.  X dễ tan trong nước lạnh.

            C.  Y tác dụng với H2 tạo sobitol.       

            D.  X có phản ứng tráng bạc.

Câu 28:  Cho 0,1 mol Gly-Ala tác dụng với dung dịch KOH dư, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối khan thu được là

            A.  17,4.          B.  18,4.          C.  20,2           D.  24,0.

Câu 29:  Khi thủy phân hết 3,35 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở thì cần vừa đủ 0,05 mol NaOH, thu được một muối và hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hết Y trong O2 dư, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là (Cho biết: H = 1, C = 12, O = 16, Na =23)

            A.  3,15           B.  1,80           C.  1,35           D.  2,25

Câu 30:  Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

            A.  61,000.      B.  55,600.      C.  32,250.      D.  53,775.

 

------ HẾT ------

Đáp án

Đáp án trắc nghiệm

1C

2D

3A

4A

5B

6D

7B

8A

9A

10A

11A

12D

13D

14B

15C

16A

17A

18D

19C

20C

21C

22B

24A

25C

26B

27C

28D

29D

30D

23A

 

Câu 1:  Số đồng phân amin của C4H11N là: 

            A.  8.   B.  6.   C.   7.              D.  5.    

Phương pháp giải

Viết công thức đồng phân amin của  C4H11N

Lời giải chi tiết

Đáp án C

4 đồng phân bậc 1, 2 đồng phân bậc 2, 1 đồng phân bậc 1

Câu 2:  Cho dãy các chất tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit là

            A.  3.   B.  1.   C.   4.  D.   2.

Phương pháp giải

Monosaccarit: glucozo và fructozo

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 3:  Số nguyên tử hiđro trong phân tử fructozơ là

            A.  12.             B.  10.             C.  6.   D.  22.       

Phương pháp giải

Dựa vào công thức của fructozo: C6H12O6

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 4:  Chất tác dụng với H2 tạo thành sobitol là

            A.  glucozơ     B.  xenlulozơ  C.  saccarozơ  D.  tinh bột

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 5:  Trong các chất dưới đây, chất nào là glixin?

            A.  HOOC-CH2CH(NH2)COOH         B.  H2N-CH2-COOH      

            C.  CH3-CH(NH2)-COOH                  D.  H2N-CH2-CH2-COOH  

Phương pháp giải

Glyxin có 1 nhóm –NH2 và 1 nhóm –COOH

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 6:  Glucozơ là hợp chất hữu cơ

            A.  Đa chức                 B.  Đơn chức          

            C.  Polime                   D.  Tạp chức     

Phương pháp giải

Dựa vào công thức cấu tạo của glucozo gồm: 5 nhóm –OH và 1 nhóm –CHO

Lời giải chi tiết

Đáp án D  

Câu 7:  Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là

            A.  2.   B.  4.   C.  5.   D.  3.

Phương pháp giải

Số liên kết peptit = Số amino axit – 1

Lời giải chi tiết

Đáp án B

Câu 8:  Chất nào dưới đây không phải là este?

            A. CH3COOH             B. CH3COOCH3          C.  HCOOCH3                        D. HCOOC6H5

Phương pháp giải

Este chứa nhóm chức –COO-

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 9:  Công thức của xenlulozơ là

            A.  [C6H7O2(OH)3]n.   B.  [C6H8O2(OH)3]n.   C.  [C6H5O2(OH)3]n.            D.  [C6H7O3(OH)3]n.

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 10:  Số nguyên tử cacbon trong phân tử etyl fomat là

            A.  3.                           B.  4.                           C.  5.                           D.  2.

Phương pháp giải

Etyl fomat: HCOOC2H5

Lời giải chi tiết

Số nguyên tử C: 3

Đáp án A

Câu 11:  Axit béo X có công thức phân tử là C18H34O2. Tên gọi của X là 

            A.  Axit oleic.             B.  Axit fomic.            C.  Axit axetic.           D.  Axit stearic.

Phương pháp giải

C18H34O2: C17H33COOH

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 12:  Aminoaxit nào sau đây có phân tử khối bằng 117 (đvC) ?

            A.  Glyxin                  B.  Alanin                     C.  Lysin                   D.  Valin

Phương pháp giải

Dựa vào công thức của các aminoaxit để tính M

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 13:  Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Khử chất X bằng H2 thu được chất hữu cơ Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là

            A.  Glucozơ và fructozơ         B.  Fructozơ và sobitol  

            C.  Saccarozơ và glucozơ       D.  glucozơ và sobitol      

Phương pháp giải

X có nhiều trong quả nho chín: glucozo

X bị khử bằng H2 tạo sobitol

Lời giải chi tiết

Đáp án D   

Câu 14:  Este etyl axetat có công thức là

            A.  CH3CHO.                          B.  C2H5COOCH3.      

            C.  CH3COOC2H5.                  D.  CH3COOH.

Phương pháp giải

Etyl axetat: C2H5COOCH3

Lời giải chi tiết

Đáp án B          

Câu 15:  Cho một số tính chất: có dạng sợi (1), tan trong nước (2), tan trong nước Svayde (3), phản ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4), tham gia phản ứng tráng bạc (5), bị thủy phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là:

            A.  (3), (4), (5) và (6).             B.  (1), (2), (3) và (4).     

            C.  (1), (3), (4) và (6).             D.  (2), (3), (4) và (5).

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất của xenlulozo

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 16:  Phát biểu nào sau đây không đúng ?

            A.  Đipeptit có phản ứng màu biure.

            B.  Amino axit có tính chất lưỡng tính.

            C.  Protein bị thủy phân nhờ xúc tác axit.

            D.  Protein được tạo nên từ các chuỗi peptit.

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 17:  Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là

            A.  CH3CH(NH2)COOH.        B.  C6H5NH2

            C.  C2H5OH.                           D.  CH3NH2.

Phương pháp giải

Chất rắn không màu, dễ tan trong nước kết tinh ở điều kiện thường là amino axit

Lời giải chi tiết

Đáp án A

Câu 18:  Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp theo thứ tự lực bazơ giảm dần là: 

            A.  (4), (2), (3), (1), (5).          B.  (3), (1), (5), (2), (4).

            C.  (4), (1), (5), (2), (3).          D.  (4), (2), (5), (1), (3).

Phương pháp giải

Dựa vào tính bazo của amin: càng nhiều gốc hút e tính bazo càng giảm

Lời giải chi tiết

Đáp án D

Câu 19:  Thủy phân tripanmitin ((C15H31COO)3C3H5) trong dung dịch NaOH, thu được muối có công thức là

            A.  HCOONa              B.  CH3COONa           C.  C15H31COONa               D.  C17H33COONa    

Phương pháp giải

C15H31COO)3C3H5 tác dụng NaOH tạo C15H31COONa

Lời giải chi tiết

Đáp án C

Câu 20:  Cho các phát biểu sau

 (a) Nước quả chanh khử được mùi tanh của cá

 (b) Hidro hóa hoàn toàn chất béo lỏng thu được chất béo rắn

 (c) Nhỏ vài giọt iot vào xenlulozơ, xuất hiện màu xanh tím

 (d) Trong quá trình sản xuất etanol từ tinh bột, xảy ra phản ứng thủy phân và lên men rượu

Số phát biểu đúng là 

            A.  4   B.  5    C.  3    D.  2    

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất vật lí và hóa học của các hợp chất

Lời giải chi tiết

(a) đúng vì mùi tanh của cá gây ra do amin

(b) đúng

(c) sai vì hồ tinh bột tạo phản ứng màu xanh tím với iot

(d) đúng

Đáp án C

Câu 21:  Cho m gam metylfomat (HCOOCH3) tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là:

            A.  9.                                       B.  18.                             

            C.  12.                                     D.  27.   

Phương pháp giải

Tính số mol NaOH từ đó tính khối lượng metylfomat

Lời giải chi tiết

\(\begin{array}{l}{n_{NaOH}} = 0,2.1 = 0,2mol \to {n_{HCOOCH3}} = 0,2mol\\{m_{HCOOCH3}} = 0,2.60 = 12g\end{array}\)

Đáp án C

                         

Câu 22:  Cho các phát biểu sau:

            (a) Ở nhiệt độ thường, dầu thực vật ở trạng thái lỏng.

            (b) Xenlulozơ bị thủy phân khi có xúc tác axit vô cơ.

            (c) Axit glutamic được dùng sản xuất thuốc hỗ trợ thần kinh.

            (d) Trùng ngưng axit ε-aminocaproic, thu được policaproamit.

            (e) Nước ép quả nho chín có phản ứng màu biure. 

Số lượng phát biểu đúng là

            A.  2.   B.   4.  C.   3.  D.  5.

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất vật lí và hóa học của các hợp chất

Lời giải chi tiết

(a) đúng

(b) đúng

(c) đúng

(d) đúng

(e) sai vì nước ép nho chứa glucozo không có phản ứng màu biure

Đáp án B

Câu 23:  Khi cho 4,5 gam axit amino axetic (H2NCH2COOH) tác dụng hết với dung dịch NaOH, khối lượng muối tạo thành là

            A.  5,82 gam.  B.  6,90 gam.  C.  6,69 gam.  D.  4,85 gam.

Phương pháp giải

Tính mol glyxin sau đó tính khối lượng muối

Lời giải chi tiết

\(\begin{array}{l}{n_{{H_2}NC{H_2}COOH}} = \frac{{4,5}}{{75}} = 0,06mol\\{m_{H2NCH2COONa}} = 0,06.97 = 5,82g\end{array}\)

Đáp án A

Câu 24:  Cho 2,1 gam hỗn hợp X gồm hai amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được 3,925 gam hỗn hợp muối. Công thức của hai amin trong hỗn hợp X là:

            A.  C2H5NH2 và C3H7NH2      B.  C3H7NH2và C4H9NH2

            C.  CH3NH2 và C2H5NH2       D.  CH3NH2 và (CH3)3N.

Phương pháp giải

Bảo toàn khối lượng để tính khối lượng HCl

Tính M trung bình của X

Lời giải chi tiết

\(\begin{array}{l}{m_{HCl}} = {m_{muoi}} - {m_{a\min }} = 3,925 - 2,1 = 1,825\\ \to {n_{HCl}} = 0,05mol\\{M_X} = \frac{{2,1}}{{0,05}} = 42\end{array}\)

Đáp án A

Câu 25:  Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy, nổ mạnh. Muốn điều chế 29,7kg xenlulozơ trinitrat từ xenlulozơ và axit nitric với H = 90% thì thể tích HNO3 96% (D=1,52g/ml) cần dùng là? Biết (H = 1, C = 12, O = 16, N =14). 

            A.  15,00 lít                 B.  24,39 lít 

            C.  14,39 lít                 D.  1,44 lít      

Phương pháp giải

Tính số mol của xenlulozo trinitrat sau đó tính axit nitric

Lời giải chi tiết

\(\begin{array}{l}{n_{{{{\rm{[}}{C_6}{H_7}{O_2}{{(N{O_3})}_{_3}}]}_n}}} = \frac{{29,7}}{{297}} = 0,1k.mol \to {n_{HNO3}} = 0,1.3 = 0,3k.mol\\{m_{{\rm{dd}}HNO3}} = D.V \to V = \frac{{{m_{{\rm{dd}}}}}}{D} = \frac{{(0,{{3.63.10}^3}):96\% }}{{1,52}}:90\%  = 14391,47ml \approx 14,39lit\end{array}\)

Đáp án C       

Câu 26:  Khối lượng phân tử của tripeptit Gly-Ala-Val là ?

            A.  185 đvC     B.  245 đvC     C.  211 đvC     D.  203 đvC

 

Phương pháp giải

Tính khối lượng phân tử của peptit = Mamimo axit – số liên kết.MH2O

Lời giải chi tiết

\({M_{peptit}} = {M_{gly}} + {M_{ala}} + {M_{val}} - 2.{M_{H2O}} = 75 + 89 + 117 - 2.18 = 245dvC\)

Đáp án B

Câu 27:  Polisaccarit X là chất rắn, ở dạng bột vô định hình, màu trắng và được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Thủy phân X, thu được monosaccarit Y. Phát biểu nào sau đây đúng ?

            A.  Phân tử khối của Y là 162.       

            B.  X dễ tan trong nước lạnh.

            C.  Y tác dụng với H2 tạo sobitol.       

            D.  X có phản ứng tráng bạc.

Phương pháp giải

Dựa vào tính chất của X thì X là tinh bột

Lời giải chi tiết

X thủy phân ra glucozo (M=180) --> A sai

X không tan trong nước --> B sai

Y tác dụng với H2 tạo sobitol --> C đúng

X không có phản ứng tráng bạc --> D sai

Đáp án C

 

Câu 28:  Cho 0,1 mol Gly-Ala tác dụng với dung dịch KOH dư, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối khan thu được là

            A.  17,4.          B.  18,4.          C.  20,2           D.  24,0.

Phương pháp giải

Quy peptit ban đầu về 1Gly: 0,1 mol và 1 Ala: 0,1 mol

Lời giải chi tiết

\(\begin{array}{l}{n_{KOH}} = {n_{gly}} + {n_{ala}} = 0,2mol \to {n_{H2O}} = 0,2\\BTKL:{m_{gly}} + {m_{ala}} + {m_{KOH}} - {m_{H2O}} = {m_{muoi}}\\ \to {m_{muoi}} = 0,1.75 + 0,1.89 + 0,2.56 - 0,2.18 = 24g\end{array}\)

Đáp án D

Câu 29:  Khi thủy phân hết 3,35 gam hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, mạch hở thì cần vừa đủ 0,05 mol NaOH, thu được một muối và hỗn hợp Y gồm hai ancol cùng dãy đồng đẳng. Đốt cháy hết Y trong O2 dư, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là (Cho biết: H = 1, C = 12, O = 16, Na =23)

            A.  3,15           B.  1,80           C.  1,35           D.  2,25

Phương pháp giải

Dựa vào số mol của NaOH để tính M của X

Biện luận công thức để tìm công thức ancol trong Y

Tìm số mol ancol và tính được khối lượng H2O

Lời giải chi tiết

\({n_{NaOH}} = 0,05 \to {M_X} = \frac{{3,35}}{{0,05}} = 67\)

Vì X là este mà MX = 67 --> trong X chứa HCOOCH3 (M=60).

Vì thu được 1 muối ® muối: HCOONa

Y là hỗn hợp 2 ancol đồng đẳng --> CH3OH và C2H5OH

Đặt nHCOOCH3 = a mol; nHCOOC2H5 = b mol

\(\left\{ \begin{array}{l}a + b = 0,05\\60a + 74b = 3,35\end{array} \right. \to \left\{ \begin{array}{l}a = 0,025\\b = 0,025\end{array} \right.\)

Bảo toàn nguyên tố H khi đốt cháy Y ta có: \(\begin{array}{l}2{n_{H2O}} = 4{n_{CH3OH}} + 6{n_{C2H5OH}}\\ \to {n_{H2O}} = \frac{{4.0,025 + 6.0,025}}{2} = 0,125mol\\{m_{H2O}} = 0,125.18 = 2,25g\end{array}\)

Đáp án D

 Câu 30:  Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là

            A.  61,000.      B.  55,600.      C.  32,250.      D.  53,775.

Phương pháp giải

Tính số mol của lysin và glyxin

Dùng phương pháp đóng băng để tính mol muối

Lời giải chi tiết

\({n_{ly\sin }} = \frac{{7,3}}{{146}} = 0,05mol;{n_{glyxin}} = \frac{{15}}{{75}} = 0,2mol\)

Giả sử hỗn hợp Y gồm: lysin (0,05 mol); glyxin (0,2 mol); KOH (0,3 mol)

Y + HCl: nHCl = n KOH + n lysin + n glyxin = 0,55 mol

Bảo toàn khối lượng: mlysin + mglyxin + mKOH + mHCl = mmuối + mH2O

 --> mmuối = 7,3 + 15 + 0,3.56 + 0,55.36,5 – 0,3.18 =53,775g

Đáp án D

Tải về

Quảng cáo
close