Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 - Hóa học 12Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 1 - Đề kiểm tra học kì 2 (Đề thi học kì 2) - Hóa học 12 Quảng cáo
Đề bài Câu 1 : Cho các chất và ion sau: Fe; FeSO4; FeO; Fe3O4; Fe(NO3)3; FeCl2; Fe2+; Fe3+. Số lượng chất và ion có khả năng vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là A. 6. B. 5. C. 3. D . 4. Câu 2 : Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3. Hiện tượng xảy ra là A. Xuất hiện kết tủa trắng, kết tủa không tan khi Ba(OH)2 dư. B. Xuất hiện kết tủa trắng, sau đó tan hết khi Ba(OH)2 dư. C. Xuất hiện kết tủa trắng, sau đó tan một phần khi Ba(OH)2 dư. D. Lúc đầu không xuất hiện kết tủa, sau đó có kết tủa trắng xuất hiện khi Ba(OH)2 dư. Câu 3 : Có các kim loại Cu, Ag, Fe, Al, Au. Độ dẫn điện của chúng giảm dần theo thứ tự A. Ag, Cu, Fe, Al, Au. B. Ag, Au, Cu, Fe, Al. C. Au, Ag, Cu, Al, Fe. D. Ag, Cu, Au, Al, Fe. Câu 4 : Cho 25 gam hỗn hợp bột gồm 5 oxit kim loại ZnO, FeO, Fe3O4, MgO, Fe2O3 tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 2M. Kết thúc phản ứng, khối lượng muối có trong dung dịch X là A. 39,2 g. B. 36,0 g. C. 38,0 g. D. 39,6 g. Câu 5 : Hiện tượng nào dưới đây được mô tả không đúng? A. Cho bột Cu vào dung dịch FeCl3 màu vàng nâu, màu của dung dịch chuyển dần sang màu xanh. B. Cho bột sắt vào dung dịch FeCl3 thấy màu vàng nâu của dung dịch bị nhạt dần. C. Thêm NaOH vào dung dịch FeCl3 màu vàng nâu thấy xuất hiện kết tủa trắng xanh. D. Cho CO2 đến vào dung dịch Ca(OH)2 thấy có kết tủa sau đó tan khi CO2 dư. Câu 6 : Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được dung dịch X. Trong các chất: NaOH, Cu, Fe(NO3)3, KMnO4, BaCl2, Cl2 và Al. Số chất có khả năng phản ứng được với dung dịch X là A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 7 : Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là A. 34,36. B. 38,72. C. 35,50. D. 49,09. Câu 8 : Hợp chất được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương là A. Thạch cao nung B. Vôi sống. C. Vôi tôi. D. Thạch cao sống. Câu 9 : Nhận xét nào sau đây sai? A. Những tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại gây ra. B. Nguyên tắc điều chế kim loại là oxi hóa ion kim loại thành nguyên tử kim loại. C. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử. D. Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng. Câu 10 : Hoà tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột Mg, Al bằng 500 ml dung dịch hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,28M thu được dung dịch X và 8,736 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là A. 38,93 g. B. 25,95 g. C. 29.55 g. D. 77,96 g. Câu 11 : Nhiệt phân hoàn toàn 40g một loại quặng đôlômit có lẫn tạp chất trơ, sinh ra 8,96 lít CO2 (đktc). Thành phần % về khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong loại quặng nêu trên là A. 84%. B. 92%. C. 40%. D. 50%. Câu 12 : Kim loại nhôm tan được trong A. dung dịch NaOH. B. dung dịch HNO3 đặc, nguội. C. nước. D. dung dịch NaCl. Câu 13 : Hồng ngọc (Ruby), là một loại đá quý thuộc về loại khoáng chất corundum. Chỉ có những corundum màu đỏ mới được gọi là hồng ngọc, các loại corundum khác được gọi là Sa-phia. Thành phần chính của sa-phia, hồng ngọc là A. C . B. Fe2O3. C. Al2O3. D. Cr2O3. Câu 14 : Tiến hành bốn thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm 2: Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4; - Thí nghiệm 3: Nhúng thanh Cu vào dung dịch FeCl3; - Thí nghiệm 4: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi nhúng vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 15 : Hòa tan hết 34,8 gam FexOy bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch A. Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch A. Kết tủa thu được đem nung ở nhiệt độ cao cho đến khối lượng không đổi. Dùng H2 dư để khử hết lượng oxit tạo thành sau khi nung, thu được 25,2 gam chất rắn. FexOy là A. Fe3O4. B. FeO. C. FeO hoặc Fe2O3. D. Fe2O3. Câu 16 : Cho các chất: Al, AlCl3, Al2O3, Al(OH)3. Số chất có tính lưỡng tính là A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 17 : Cho các kim loại: Au, Al, Cu, Ag, Zn. Số kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là A. 4. B. 3. C. 5. D. 2. Câu 18 : Cho từ từ x mol khí CO2 vào 500 gam dung dịch hỗn hợp KOH và Ba(OH)2. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn theo biểu đồ sau: Tổng nồng độ phần trăm khối lượng của các chất tan trong dung dịch sau phản ứng là A. 45,11%. B. 51,08% C. 42,17%. D. 55,45%. Câu 19 : Điện phân dung dịch CuSO4 nồng độ 0,5M với điện cực trơ trong thì thu được 1 gam Cu. Nếu dùng dòng điện một chiều có cường độ 1A, thì thời gian điện phân tối thiểu có giá trị gần nhất là A. 50 phút 15 giây. B. 40 phút 15 giây. C. 40 phút 45 giây. D. 50 phút 45 giây. Câu 20 : Công thức oxit của kim loại kiềm có dạng A. R2O. B. RO2. C. RO. D. R2O3. Câu 21 : Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M; lượng kết tủa thu được là 15,6g. Giá trị lớn nhất của V là A. 2,0. B. 1,8. C. 2,4. D. 1,2. Câu 22 : Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,12 mol FeS2 và a mol Cu2S vào axit HNO3 vừa đủ, thu được dung dịch X (chỉ chứa 2 muối sunfat) và V lít (đktc) khí duy nhất NO. Giá trị của a và V lần lượt là A. 0,075mol và 8,96 lít. B. 0,12 mol và 17,92 lít. C. 0,06 mol và 17,92 lít. D. 0,04 mol và 8,96 lít. Câu 23 : Hòa tan một lượng gồm hai kim loại kiềm vào nước thu được 100 ml dung dịch A và 112 ml H2 (đktc). Giá trị pH của dung dịch A là A. 13. B. 12. C. 1. D. 2. Câu 24 : Cho mạt sắt dư vào dung dịch X. Khi phản ứng kết thúc thấy khối lượng chất rắn giảm so với ban đầu. Dung dịch X có thể là A. dung dịch CuSO4. B. dung dịch FeCl3. C. dung dịch NiSO4. D. dung dịch AgNO3. Câu 25 : Chọn phương trình hóa học sai. A. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O. B. Cu + 2HCl → CuCl2 + H2. C. 2Al+ 6HCl → 2AlCl3 + 3H2. D. Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl. Câu 26 : Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là A. Fe3+, Cu2+, Ag+, Fe2+. B. Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+. C. Ag+, Cu2+, Fe3+, Fe2+. D. Fe3+, Ag+, Cu2+, Fe2+. Câu 27 : Nước cứng gây ra nhiều tác hại trong đời sống cũng như trong sản xuất. Một mẩu nước cứng chứa các ion: Ca2+, Mg2+ , HCO3-, Cl-, SO42-. Chất được dùng để làm mềm mẫu nước cứng trên là A. Na2CO3. B. HCl. C. Ca(OH)2. D. NaOH. Câu 28 : Cho hỗn hợp gồm 8,4 gam sắt và 3,6 gam Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thể tích khí (ở đktc) thu được sau phản ứng là A. 8,4 lít. B. 10,08 lít. C. 6,72 lít. D. 8,96 lít. Câu 29 : Sắt (Fe) ở ô số 26 của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Cấu hình electron của ion Fe2+ là A. [Ar] 3d44s2. B. [Ar]3d64s2. C. [Ar]3d6. D. [Ar] 3d54s1. Câu 30 : Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ: Nếu cho dung dịch NaOH đến dư thì số ống nghiệm thu được kết tủa khi phản ứng hoàn toàn là A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Lời giải chi tiết ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1 Phương pháp: Các chất và ion có khả năng vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là các chất và ion có chứa nguyên tố có số oxi hóa trung gian. Hướng dẫn giải: Các chất và ion có khả năng vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là các chất và ion có chứa nguyên tố có số oxi hóa trung gian. Vậy các chất và ion có khả năng vừa đóng vai trò chất khử, vừa đóng vai trò chất oxi hóa là: FeSO4; FeO; Fe3O4; Fe(NO3)3; FeCl2; Fe2+ (có 6 chất). (Chú ý: Fe(NO3)3 thì Fe3+; N+5 nhận e còn O-2nhường e) Đáp án A Câu 2 Phương pháp: Dựa vào phương trình hóa học để nêu hiện tượng xảy ra. Hướng dẫn giải: Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch Al2(SO4)3 thì xảy ra các PTHH sau: 3Ba(OH)2 + Al2(SO4)3 → 3BaSO4 ↓ + 2Al(OH)3 ↓ Ba(OH)2 + 2Al(OH)3 → Ba(AlO2)2 + 4H2O Hiện tượng xảy ra là xuất hiện kết tủa trắng gồm Al(OH)3 và BaSO4, sau đó tan một phần Al(OH)3 khi Ba(OH)2 dư. Đáp án C Câu 3 Phương pháp: Dựa vào tính chất vật lí của kim loại. Hướng dẫn giải: Độ dẫn điện của chúng giảm dần theo thứ tự Ag, Cu, Au, Al, Fe. Đáp án D Câu 4 Phương pháp: Sơ đồ: Oxit + HCl → Muối + H2O Bảo toàn nguyên tố H tính được số mol H2O. Dùng BTKL để tìm khối lượng muối. Hướng dẫn giải: Ta có: nHCl = CM. Vdd = 0,2 . 2 = 0,4 (mol) Sơ đồ: Oxit + HCl → Muối + H2O Bảo toàn nguyên tố H → nH2O = ½ . nHCl = ½ . 0,4 = 0,2 (mol) Bảo toàn khối lượng → mmuối = moxit kim loại + mHCl - mH2O = 25 + 0,4.36,5 - 0,2.18 = 36,0 gam Đáp án B Câu 5 Phương pháp: Dựa vào tính chất hóa học để nêu hiện tượng xảy ra. Hướng dẫn giải: Khi thêm NaOH vào dung dịch FeCl3 màu vàng nâu thì ta thấy xuất hiện kết tủa nâu đỏ, không phải trắng xanh. PTHH: 3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3↓ (nâu đỏ) + 3NaCl Đáp án C Câu 6 Phương pháp: - Xác định thành phần của dung dịch X - Suy ra các chất phản ứng được với dung dịch X Hướng dẫn giải: Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O → Thành phần dung dịch X chứa Fe2+, Fe3+, SO42-, H+. → Có 7 chất là NaOH, Cu, Fe(NO3)3, KMnO4, BaCl2, Cl2 và Al tác dụng được với dung dịch X. Các phương trình hóa học lần lượt xảy ra là: OH- + H+ → H2O Cu + 2Fe3+ → 2Fe2++ Cu2+ 3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO + 2H2O 5Fe2+ + 8 H+ + MnO4- → 5Fe3+ + Mn2+ + 4 H2O Ba2+ + SO42- → BaSO4 2Fe2+ + Cl2 → 2Fe3+ + 2Cl- Al + 3H+ → Al3+ + 3/2 H2 Đáp án D Câu 7 Phương pháp: Quy đổi hỗn hợp về Fe: x mol và O: y mol. Fe0 → Fe+3 + 3e O0 + 2e → O-2 N+5 + 3e → N+2 Dùng bảo toàn electron và bảo toàn khối lượng để tìm giá trị x và y. Bảo toàn nguyên tố Fe để tìm số mol muối, từ đó tìm được m. Hướng dẫn giải: Quy đổi hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 về Fe: x mol và O: y mol. ⟹ 56x + 16y = 11,36 (1) Ta có: nNO = 1,344 : 22,4 = 0,06 (mol) Fe0 → Fe+3 + 3e O0 + 2e → O-2 x → 3x y → 2y N+5 + 3e → N+2 0,18 ← 0,06 Bảo toàn electron: 3x = 2y + 0,18 (2) Giải (1) và (2) ta được: x = 0,16 và y = 0,15 Bảo toàn nguyên tố Fe ta có: nFe(NO3)3 = nFe = 0,16 mol. Vậy m = mFe(NO3)3 = 0,16.242 = 38,72 (g). Đáp án B Câu 8 Phương pháp: Dựa vào ứng dụng của hợp chất của canxi. Hướng dẫn giải: Thạch cao nung CaSO4.H2O được dùng để đúc tượng, bó bột khi gãy xương. Đáp án A Câu 9 Phương pháp: Dựa vào đặc điểm nguyên tử kim loại. Hướng dẫn giải: B sai vì nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại: Mn+ + ne → M. Đáp án B Câu 10 Phương pháp: So sánh số mol H2 và số mol H+ để xác định thành phần dung dịch X. Hướng dẫn giải: Ta có: nHCl = 0,5.1 = 0,5 mol; nH2SO4 = 0,5.0,28 = 0,14 mol Suy ra nH+ = nHCl + 2.nH2SO4 = 0,78 (mol) Ta có: nH2 = 8,736 : 22,4 = 0,39 (mol) Nhận thấy nH2 = ½ . nH+ nên H+ phản ứng vừa đủ. Vậy cô cạn dung dịch X thu được muối sunfat và muối clorua. Khối lượng muối khan bằng: mmuối = mMg2+ + mAl3+ + mCl- + mSO4 = 7,74 + 0,5.35,5 + 0,14.96 = 38,93 Đáp án A Câu 11 Phương pháp: CaCO3.MgCO3 CaO + MgO + 2CO2 Từ số mol CO2 tính được số mol CaCO3.MgCO3 và khối lượng của CaCO3.MgCO3. Khi đó tính được thành phần % về khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong loại quặng nêu trên. Hướng dẫn giải: CaCO3.MgCO3 CaO + MgO + 2CO2 Ta có: nCaCO3.MgCO3 = ½ . nCO2 = ½ . 0,4 = 0,2 mol Khối lượng CaCO3.MgCO3 trong loại quặng trên là 0,2.184 = 36,8 (g) Thành phần % về khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong loại quặng nêu trên là: \(\frac{{36,8}}{{40}} \times 100\% \) = 92% Đáp án B Câu 12 Phương pháp: Dựa vào tính chất hóa học của nhôm để chọn đáp án. Hướng dẫn giải: Kim loại nhôm tan được trong dung dịch NaOH vì: 2 Al + 2 NaOH + 2 H2O → 2 NaAlO2 + 3 H2 Đáp án A Câu 13 Phương pháp: Lý thuyết về các hợp chất của nhôm. Hướng dẫn giải: - Hồng ngọc là tinh thể Al2O3 có một số ion Al3+ được thay thế bằng ion Cr3+. - Sa-phia là tinh thể Al2O3 có lẫn tạp chất Fe2+, Fe3+, Ti4+. Vậy thành phần chính của hồng ngọc và sa-phia là Al2O3. Đáp án C Câu 14 Phương pháp: Dựa vào điều kiện để xảy ra ăn mòn điện hóa: - Bản chất hai điện cực phải khác nhau về bản chất (KL-KL, KL-PK,…) - Hai điện cực phải cùng tiếp xúc với môi trường chất điện li - Hai điện cực phải tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với nhau (qua dây dẫn) Hướng dẫn giải: Thí nghiệm 1: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 Ở đây chỉ có 1 điện cực là Fe nên không xảy ra ăn mòn điện hóa. Thí nghiệm 2: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Có 2 điện cực Fe và Cu tiếp xúc trực tiếp với nhau, nhúng trong cùng dung dịch chất điện li (muối sunfat). → Xảy ra ăn mòn điện hóa. Thí nghiệm 3: Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2 Ở đây chỉ có 1 điện cực là Cu nên không xảy ra ăn mòn điện hóa. Thí nghiệm 4: Có 2 điện cực Cu và Fe tiếp xúc trực tiếp với nhau, nhúng vào cốc đựng dung dịch HCl. → Xảy ra ăn mòn điện hóa. Vậy có 2 thí nghiệm xuất hiện ăn mòn điện hóa. Đáp án A Câu 15 Phương pháp: Sơ đồ phản ứng: ⟹ Chất rắn sau khi khử bằng H2 là Fe - Tính được số mol Fe → số mol Fe trong oxit - Tính khối lượng O trong oxit: mO (oxit) = moxit - mFe → số mol O trong oxit - Tính tỉ lệ x : y = nFe : nO → công thức oxit sắt Hướng dẫn giải: Sơ đồ phản ứng: ⟹ Chất rắn sau khi khử bằng H2 là Fe ⟹ mFe = 25,2 gam ⟹ nFe(oxit) = 25,2/56 = 0,45 mol ⟹ mO (oxit) = moxit - mFe = 34,8 - 25,2 = 9,6 (g) ⟹ nO(oxit) = 9,6/16 = 0,6 mol Ta có: x : y = nFe : nO = 0,45 : 0,6 = 3 : 4 Vậy công thức oxit là Fe3O4. Đáp án A Câu 16 Phương pháp: Lý thuyết về nhôm và hợp chất của nhôm. Hướng dẫn giải: Các chất có tính lưỡng tính là Al2O3, Al(OH)3 (có 2 chất). Đáp án B Câu 17 Phương pháp: Các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 là các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. Hướng dẫn giải: Các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 là các kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại. Vậy các kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là Al và Zn (có 2 kim loại). Đáp án D Câu 18 Phương pháp: Tại điểm A: nkết tủa = nBa2+ = nCO2 Tại điểm B: kết tủa bắt đầu tan 1 phần: nCO3(2-) = nOH- - nCO2 Tại điểm C: Kết tủa tan 1 phần: nCO3(2-) = nOH- - nCO2. Khi đó tính được số mol CO2. Dung dịch sau phản ứng có: Ba2+, K+, HCO3- Ta có: mdd = mcác chất tham gia pứ - mkết tủa ⟹ C%chất tan Hướng dẫn giải: Tại điểm A: nkết tủa = nBa2+ = nCO2 = 0,8 mol → nBa(OH)2 = 0,8 mol Tại điểm B: kết tủa bắt đầu tan: nCO3(2-) = nOH- - nCO2 ⟹ 0,8 = nOH- - 1,8 → nOH- = 2,6 mol → nKOH = 2,6 - 0,8.2 = 1 mol Tại điểm C: Kết tủa tan 1 phần: nCO3(2-) = nOH- - nCO2 ⟹ 0,2 = 2,6 - nCO2 → nCO2 = 2,4 mol Dung dịch sau phản ứng có: 0,6 mol Ba2+; 1 mol K+; 2,2 mol HCO3- (áp dụng định luật bảo toàn điện tích) ⟹ mchất tan = 0,6.137 + 1.39 + 2,2.61 = 255,4 gam Tương tự tìm mdd = mcác chất tham gia pứ - mkết tủa = 2,4.44 + 500 - 0,2.197 = 566,2 (gam) ⟹ C%chất tan = \(\frac{255,4}{566,2}.100%\)= 45,11% Đáp án A Câu 19 Phương pháp: Dựa vào công thức Faraday để tính khối lượng chất thoát ra ở điện cực Từ công thức trên tìm được giá trị t. Hướng dẫn giải: Áp dụng công thức Faraday để tính khối lượng chất thoát ra ở điện cực. Khối lượng Cu thoát ra ở điện cực bằng: = 50 phút 15 giây Đáp án A Câu 20 Phương pháp: Kim loại kiềm là kim loại thuộc nhóm IA, từ đó viết được công thức oxit. Hướng dẫn giải: Kim loại kiềm là kim loại thuộc nhóm IA nên công thức oxit là R2O. Đáp án A Câu 21 Phương pháp: So sánh số mol Al(OH)3 và số mol AlCl3. Nếu nAl(OH)3 < nAl3+ thì có 2 trường hợp: TH1: Al3+ dư → nAl(OH)3 = → nOH- = 3.nAl(OH)3 TH2: Kết tủa tan 1 phần → n↓ = 4.nAl3+ - nOH- → nOH- = 4.nAl3+ - n↓ Giá trị lớn nhất của V khi Al(OH)3 đã bị tan 1 phần. Hướng dẫn giải: Ta có: nAlCl3 = 0,2.1,5 = 0,3 mol; nAl(OH)3 = 15,6 : 78 = 0,2 mol Ta thấy nAl(OH)3 < nAl3+, mà đề hỏi giá trị lớn nhất của V nên chứng tỏ Al(OH)3 đã bị tan 1 phần. Khi đó nOH- = 4.nAl3+ - n↓ = 4. 0,3 - 0,2 = 1(mol) Suy ra V = n : CM = 1 : 0,5 = 2,0 (lít) Đáp án A Câu 22 Phương pháp: Ta có sơ đồ phản ứng: {FeS2, Cu2S} + HNO3 → Fe2(SO4)3 + CuSO4 + NO + H2O Dùng bảo toàn nguyên tố Fe, Cu và S để tìm giá trị a. Dùng bảo toàn e để tìm số mol NO và giá trị V. Hướng dẫn giải: Ta có sơ đồ phản ứng: {FeS2, Cu2S} + HNO3 → Fe2(SO4)3 + CuSO4 + NO + H2O Bảo toàn nguyên tố Fe ta có: nFe2(SO4)3 = 1/2.nFeS2 = 0,12/2 = 0,06 mol Bảo toàn nguyên tố Cu ta có: nCuSO4 = 2.nCu2S = 2a mol Bảo toàn nguyên tố S có nS(FeS2, Cu2S) = nS (trong 2 muối sunfat) → 2.0,12 + a = 3.0,06 + 2a → a = 0,06 mol Quy đổi hỗn hợp ban đầu gồm 0,12 mol Fe; 0,12 mol Cu và 0,3 mol S Bảo toàn electron ta có: 3.nFe + 2.nCu + 6.nS = 3.nNO ⟹ 3. 0,12 + 2. 0,12 + 6.0,3 = 3.nNO Suy ra nNO = 0,8 mol và V = 0,8.22,4 = 17,92 lít. Đáp án C Câu 23 Phương pháp: Gọi công thức chung của hai kim loại kiềm là R R + H2O → ROH + ½ H2 Từ số mol H2 ta tính được số mol ROH, từ đó tính được nồng độ OH-. Tính pH = -log[H+] Hướng dẫn giải: Gọi công thức chung của hai kim loại kiềm là R R + H2O → ROH + ½ H2 Ta có: nROH = 2.nH2 = 2.5.10-3 = 0,01 mol ⟹ [OH-] = nOH-/Vdd = 0,01 : 0,1 = 0,1 (M) ⟹ [H+] = 10-13‑M và pH = -log[H+] = 13 Đáp án A Câu 24 Phương pháp: Dựa vào phương trình hóa học để xác định dung dịch X thỏa mãn khối lượng chất rắn giảm so với ban đầu. Hướng dẫn giải: - Cho mạt sắt vào dung dịch CuSO4 thì xảy ra phương trình: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Ta thấy: mFe tan ra < mCu bám vào ⟹ Khối lượng chất rắn tăng - Cho mạt sắt vào dung dịch FeCl3 thì xảy ra phương trình: Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 Ta thấy chỉ có Fe tan ra ⟹ Khối lượng chất rắn giảm - Cho mạt sắt vào dung dịch NiSO4 thì xảy ra phương trình: Fe + NiSO4 → FeSO4 + Ni Ta thấy: mFe tan ra < mNi bám vào ⟹ Khối lượng chất rắn tăng - Cho mạt sắt vào dung dịch AgNO3 thì xảy ra phương trình: Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2+ 2Ag Ta thấy: mFe tan ra < mAg bám vào ⟹ Khối lượng chất rắn tăng Theo đề, sau khi phản ứng kết thúc thấy khối lượng chất rắn giảm so với ban đầu → Dung dịch X có thể là dung dịch FeCl3. Đáp án B Câu 25 Phương pháp: Dựa vào tính chất hóa học của các chất để chọn phương trình hóa học sai. Hướng dẫn giải: Phương trình Cu + 2HCl → CuCl2 + H2 sai vì Cu là kim loại đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học của kim loại nên không phản ứng được với HCl. Đáp án B Câu 26 Phương pháp: Dựa vào dãy điện hóa của kim loại:
Hướng dẫn giải: Dãy các ion xếp theo chiều giảm dần tính oxi hoá là Ag+, Fe3+, Cu2+, Fe2+. Đáp án B Câu 27 Phương pháp: Dựa vào nguyên tắc làm mềm nước cứng: loại bỏ các ion Ca2+ và Mg2+ trong dung dịch. Hướng dẫn giải: Chất được dùng để làm mềm mẩu nước cứng trên là Na2CO3 vì: Mg2+ + CO32- → MgCO3↓ Ca2+ + CO32- → CaCO3↓ Lúc đó các ion Ca2+ và Mg2+ trong dung dịch bị loại bỏ nên nước cứng được làm mềm. Đáp án A Câu 28 Phương pháp: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 Từ số mol Fe, Mg tính số mol H2, từ đó tính thể tích khí H2 thu được. Hướng dẫn giải: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 Ta có: nH2 = nFe + nMg = 0,15 + 0,15 = 0,3 (mol) Vậy VH2 = 0,3.22,4 = 6,72 lít Đáp án C Câu 29 Phương pháp: - Viết cấu hình e của sắt. - Suy ra cấu hình e của Fe2+ (bỏ 2e từ ngoài vào trong) Hướng dẫn giải: Cấu hình electron nguyên tử của 26Fe là [Ar]3d64s2. Ta có: Fe → Fe2++ 2e ⟹ Cấu hình electron nguyên tử của ion Fe2+ là [Ar]3d6. Đáp án C Câu 30 Phương pháp: Dựa vào tính chất hóa học của các muối để tìm ống nghiệm thu được kết tủa khi phản ứng hoàn toàn. Hướng dẫn giải: Nếu cho dung dịch NaOH đến dư vào các dung dịch trên thì: Ống 1: AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O Ống 2: MgSO4 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + Na2SO4 Ống 3: FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 ↓ + 3NaCl Ống 4: ZnCl2 + 2NaOH → Zn(OH)2↓ + 2NaCl Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O Vậy cho dung dịch NaOH đến dư thì số ống nghiệm thu được kết tủa khi phản ứng hoàn toàn là ống (2) và ống (3) (có 2 ống nghiệm). Đáp án A Nguồn: Sưu tầm Loigiaihay.com
Quảng cáo
|