Đề kiểm tra giữa học kì 2 - Đề số 01Đề bài
Câu 1 :
Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của nhiệt lượng?
Câu 2 :
Một bình thủy tinh chứa một khối lượng nước ở nhiệt độ \({t_1}\). Một đồng xu được nung nóng tới nhiệt độ \({t_2} > {t_1}\) . Đồng xu sau đó được thả vào bình nước. Coi rằng bình cách nhiệt với môi trường bên ngoài. Đợi cho đến khi nhiệt độ của bình, nước và đồng xu bằng nhau và bằng \({t_3}\). Chọn câu trả lời đúng.
Câu 3 :
Tại sao \(1kg\) hơi nước có thể tích lớn hơn \(1kg\) nước? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
Câu 4 :
Câu nào sau đây đúng:
Câu 5 :
Điều nào sau đây không đúng khi nói về cơ năng? Hãy chọn câu đúng nhất
Câu 6 :
Chọn đáp án sai:
Câu 7 :
Biểu thức tính công suất là:
Câu 8 :
Trong các vật sau, vật nào không có động năng?
Câu 9 :
Nhận xét nào sau đây đúng?
Câu 10 :
Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi:
Câu 11 :
Nguyên tử, phân tử có tính chất nào sau đây:
Câu 12 :
Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào là bức xạ nhiệt?
Câu 13 :
Một nhóm các nguyên tử kết hợp lại tạo thành
Câu 14 :
Điều nào sau đây sai khi nói về công suất?
Câu 15 :
Một viên bi lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng như hình vẽ. Ở tại vị trí nào hòn bi có thế năng lớn nhất ?
Câu 16 :
Làm thế nào biết ai làm việc khỏe hơn ?
Câu 17 :
Kết luận nào sau đây về nhiệt lượng là đúng?
Câu 18 :
Vật có cơ năng khi:
Câu 19 :
Câu nào nói về nhiệt năng sau đây là không đúng?
Câu 20 :
Một người kéo một vật từ giếng sâu \(8m\) lên đều trong \(20s\) . Người ấy phải dùng một lực \(F = 180N\). Công và công suất của người kéo lần lượt là:
Câu 21 :
Một tòa nhà cao \(10\) tầng, mỗi tầng cao \(3,4m\), có một thang máy chở tối đa \(20\) người, mỗi người có khối lượng trung bình \(50kg\). Mỗi chuyến lên tầng \(10\) nếu không dừng thì mất \(1\) phút. Hỏi công suất tối thiểu của động cơ thang máy là bao nhiêu?
Câu 22 :
Người ta dùng vật B kéo vật A ( có khối lượng \({m_A} = 10kg\)) chuyển động đều đi lên mặt phẳng nghiêng như hình bên. Biết \(CD = 4m,DE = 1m\). Bỏ qua ma sát, vật B phải có khối lượng bao nhiêu ?
Câu 23 :
Một chiếc thìa nhôm để ở \({30^0}C\) nhiệt năng của nó là \(30J\). Sau đó tăng nhiệt độ lên \({50^0}C\) nó thu được thêm một nhiệt lượng là \(50J\). Nhiệt năng của chiếc thìa nhôm ở \({50^0}C\) là:
Câu 24 :
Đầu thép của một búa máy có khối lượng \(15kg\) nóng lên thêm \({20^0}C\) sau \(1,6phut\) hoạt động. Biết rằng chỉ có \(40\% \) cơ năng của búa máy chuyển thành nhiệt năng của đầu búa. Công và công suất của búa máy có giá trị là, biết nhiệt dung riêng của thép là \(460J/kg.K\).
Câu 25 :
Đổ \(5\) lít nước ở \({20^0}C\) vào \(3\) lít nước ở \({45^0}C\). Nhiệt độ khi cân bằng là:
Lời giải và đáp án
Câu 1 :
Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của nhiệt lượng?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Ngoài \(J,{\rm{ }}kJ\) đơn vị nhiệt lượng còn được tính bằng \(calo,{\rm{ }}kcalo\) \(1kcalo = 1000calo;1{\rm{ }}calo = 4,2J\)
Câu 2 :
Một bình thủy tinh chứa một khối lượng nước ở nhiệt độ \({t_1}\). Một đồng xu được nung nóng tới nhiệt độ \({t_2} > {t_1}\) . Đồng xu sau đó được thả vào bình nước. Coi rằng bình cách nhiệt với môi trường bên ngoài. Đợi cho đến khi nhiệt độ của bình, nước và đồng xu bằng nhau và bằng \({t_3}\). Chọn câu trả lời đúng.
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Trong trường hợp trên: nhiệt lượng từ đồng xu truyền cho nước. Khi đó, ta có nhiệt độ của nước tăng lên của đồng xu giảm đi => \({t_2} > {t_3} > {t_1}\) A, B, C – sai vì nước nhận nhiệt từ đồng xu D – đúng
Câu 3 :
Tại sao \(1kg\) hơi nước có thể tích lớn hơn \(1kg\) nước? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Do khoảng cách giữa các phân tử nước trong hơi nước lớn hơn khoảng cách giữa các phân tử nước trong nước nên \(1kg\) hơi nước có thể tích lớn hơn \(1kg\) nước.
Câu 4 :
Câu nào sau đây đúng:
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
Câu 5 :
Điều nào sau đây không đúng khi nói về cơ năng? Hãy chọn câu đúng nhất
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
D sai vì: động năng là một dạng của cơ năng.
Câu 6 :
Chọn đáp án sai:
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng, bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không.
Câu 7 :
Biểu thức tính công suất là:
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Ta có, biểu thức tính công suất: \(P = \frac{A}{t}\) Trong đó: + \(A\): công thực hiện \(\left( J \right)\) + \(t\): khoảng thời gian thực hiện công \(A{\rm{ }}\left( s \right)\)
Câu 8 :
Trong các vật sau, vật nào không có động năng?
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Ta có: Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng Ta thấy, phương án A – Hòn bi nằm yên trên mặt sàn không chuyển động nên không có động năng
Câu 9 :
Nhận xét nào sau đây đúng?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng bức xạ nhiệt.
Câu 10 :
Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn trong một chất khí khi:
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Hiện tượng khuếch tán xảy ra nhanh hơn khi nhiệt độ tăng. Vì: Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.
Câu 11 :
Nguyên tử, phân tử có tính chất nào sau đây:
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
A – đúng B – sai vì: Các nguyên tử, phân tử luôn luôn chuyển động hỗn độn không ngừng. C – sai vì: Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách. D – sai vì: Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.
Câu 12 :
Trong các hình thức truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào là bức xạ nhiệt?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
A – dẫn nhiệt C – bức xạ nhiệt B, D – đối lưu
Câu 13 :
Một nhóm các nguyên tử kết hợp lại tạo thành
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử. Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất, còn phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
Câu 14 :
Điều nào sau đây sai khi nói về công suất?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
Ta có: + Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất + Công suất được tính bằng biểu thức: \(P = \dfrac{A}{t}\) Ta suy ra các phương án: A, C, D – đúng B – sai vì \(P = \dfrac{A}{t}\)
Câu 15 :
Một viên bi lăn từ đỉnh mặt phẳng nghiêng như hình vẽ. Ở tại vị trí nào hòn bi có thế năng lớn nhất ?
Đáp án : A Phương pháp giải :
Sử dụng lí thuyết về thế năng hấp dẫn Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn. Lời giải chi tiết :
Sử dụng lí thuyết về thế năng hấp dẫn Vật có khối lượng càng lớn và ở càng cao thì thế năng hấp dẫn càng lớn.
Câu 16 :
Làm thế nào biết ai làm việc khỏe hơn ?
Đáp án : C Lời giải chi tiết :
Để biết người nào hay máy nào làm việc khoẻ hơn (năng suất hơn hay thực hiện công nhanh hơn) người ta so sánh công thực hiện được trong một đơn vị thời gian
Câu 17 :
Kết luận nào sau đây về nhiệt lượng là đúng?
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
D – đúng vì: Nhiệt lượng mới là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất đi trong quá trình truyền nhiệt, không phải đại lượng đặc trưng cho vật nên không phụ thuộc vào nhiệt độ, khối lượng cũng như vận tốc chuyển động nhiệt.
Câu 18 :
Vật có cơ năng khi:
Đáp án : A Lời giải chi tiết :
Khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật đó có cơ năng.
Câu 19 :
Câu nào nói về nhiệt năng sau đây là không đúng?
Đáp án : B Lời giải chi tiết :
B sai vì nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
Câu 20 :
Một người kéo một vật từ giếng sâu \(8m\) lên đều trong \(20s\) . Người ấy phải dùng một lực \(F = 180N\). Công và công suất của người kéo lần lượt là:
Đáp án : D Phương pháp giải :
+ Sử dụng biểu thức tính công: \(A = Fs\) + Sử dụng biểu thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t}\) Lời giải chi tiết :
Ta có: Công mà người kéo thực hiện: \(A = F.s = 180.8 = 1440J\) Công suất trung bình của con ngựa: \(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{1440}}{{20}} = 72W\)
Câu 21 :
Một tòa nhà cao \(10\) tầng, mỗi tầng cao \(3,4m\), có một thang máy chở tối đa \(20\) người, mỗi người có khối lượng trung bình \(50kg\). Mỗi chuyến lên tầng \(10\) nếu không dừng thì mất \(1\) phút. Hỏi công suất tối thiểu của động cơ thang máy là bao nhiêu?
Đáp án : D Phương pháp giải :
+ Sử dụng công thức tính trọng lượng: \(P = 10m\) + Sử dụng công thức tính công: \(A = Fs\) + Sử dụng công thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t}\) Lời giải chi tiết :
- Để lên đến tầng \(10\), thang máy phải vượt qua \((10 - 1) = 9\) tầng, nên phải lên cao \(h = 3,4.9 = 30,6m\) - Khối lượng của \(20\) người là: \(m = 20.50 = 1000kg\) + Trọng lượng của \(20\) người là: \(P = 10m = 10.1000 = 10000N\) + Công phải tốn cho mỗi lần thang máy lên tầng 10 là: \(A = Ph = 10000.30,6 = 306000J\) + Công suất tổi thiểu của động cơ kéo thang máy lên là: \(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{306000}}{{60}} = 5100W = 5,1kW\)
Câu 22 :
Người ta dùng vật B kéo vật A ( có khối lượng \({m_A} = 10kg\)) chuyển động đều đi lên mặt phẳng nghiêng như hình bên. Biết \(CD = 4m,DE = 1m\). Bỏ qua ma sát, vật B phải có khối lượng bao nhiêu ?
Đáp án : B Phương pháp giải :
+ Sử dụng tính chất của mặt phẳng nghiêng: \(\frac{P}{F} = \frac{l}{h}\) + Vận dụng biểu thức tính trọng lượng: \(P = 10m\) Lời giải chi tiết :
Ta có, + Tác dụng lên vật A có trọng lượng \({P_A}\) và lực kéo \(F\) của sợi dây có độ lớn bằng trọng lượng \({P_B}\) của vật B. Do bỏ qua ma sát nên theo tính chất của mặt phẳng nghiêng ,ta có: \(\frac{{{P_A}}}{F} = \frac{{CD}}{{DE}} = \frac{l}{h} \to \frac{{{P_A}}}{{{P_B}}} = \frac{l}{h}\) Lại có: \(P = 10m\) Ta suy ra: \(\begin{array}{l}\frac{{{P_A}}}{{{P_B}}} = \frac{{{m_A}}}{{{m_B}}} = \frac{l}{h} = \frac{4}{1} = 4\\ \to {m_B} = \frac{{{m_A}}}{4} = \frac{{10}}{4} = 2,5kg\end{array}\)
Câu 23 :
Một chiếc thìa nhôm để ở \({30^0}C\) nhiệt năng của nó là \(30J\). Sau đó tăng nhiệt độ lên \({50^0}C\) nó thu được thêm một nhiệt lượng là \(50J\). Nhiệt năng của chiếc thìa nhôm ở \({50^0}C\) là:
Đáp án : D Lời giải chi tiết :
Ta có: Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. => Nhiệt năng của chiếc thìa nhôm ở \({50^0}C\) là: \(30 + 50 = 80J\)
Câu 24 :
Đầu thép của một búa máy có khối lượng \(15kg\) nóng lên thêm \({20^0}C\) sau \(1,6phut\) hoạt động. Biết rằng chỉ có \(40\% \) cơ năng của búa máy chuyển thành nhiệt năng của đầu búa. Công và công suất của búa máy có giá trị là, biết nhiệt dung riêng của thép là \(460J/kg.K\).
Đáp án : A Phương pháp giải :
+ Vận dụng biểu thức tính nhiệt lượng: \(Q = mc\Delta t\) + Vận dụng công thức tính hiệu suất: \(H = \dfrac{{{A_{ich}}}}{{{A_{tp}}}}.100\% \) + Vận dụng công thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t}\) Lời giải chi tiết :
\(t = 1,6p = 1,6.60 = 96s\) Nhiệt năng đầu búa thu được là: \(Q = mc\Delta t = 15.460.20 = 138000J\) Theo đề bài: \(40\% \) cơ năng của búa máy chuyển thành nhiệt năng của đầu búa \(\) \(\begin{array}{l}Q = 40\% A\\ \Rightarrow A = \dfrac{Q}{{40\% }} = \dfrac{{138000}}{{40\% }} = 345000J\end{array}\) Công suất của búa máy là \(P = \dfrac{A}{t} = \dfrac{{345000}}{{96}} = 3593,75W\) .
Câu 25 :
Đổ \(5\) lít nước ở \({20^0}C\) vào \(3\) lít nước ở \({45^0}C\). Nhiệt độ khi cân bằng là:
Đáp án : D Phương pháp giải :
+ Đổi đơn vị của thể tích: \(1l\) nước \( = 1kg\) + Sử dụng công thức tính nhiệt lượng tỏa ra, thu vào: \(Q = mc\Delta t\) + Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt: \({Q_{toa}} = {Q_{thu}}\) Lời giải chi tiết :
+ Đổi đơn vị: \(5l\) nước \( = 5kg\) \(3l\) nước \( = 3kg\) + Gọi nhiệt độ khi cân bằng là \(t\) Ta có: - Nhiệt lượng thu vào của \(5l\) nước là: \({Q_1} = {m_1}c\left( {t - {t_1}} \right)\) - Nhiệt lượng tỏa ra của \(3l\) nước là: \({Q_2} = {m_2}c\left( {{t_2} - t} \right)\) Ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{m_1} = 5kg,{t_1} = {20^0}C\\{m_2} = 3kg,{t_2} = {45^0}C\end{array} \right.\) + Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt, ta có: \(\begin{array}{l}{Q_1} = {Q_2} \leftrightarrow {m_1}c\left( {t - {t_1}} \right) = {m_2}c\left( {{t_2} - t} \right)\\ \leftrightarrow {m_1}\left( {t - {t_1}} \right) = {m_2}\left( {{t_2} - t} \right)\\ \leftrightarrow 5\left( {t - 20} \right) = 3\left( {45 - t} \right)\\ \to t = 29,375 \approx 29,4\end{array}\) Vậy nhiệt độ khi cân bằng là \(29,{4^0}C\) |