Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn Văn lớp 12 - Đề số 1

Đề bài

Câu 1 :

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

Đọc thơ, có người như nhà thực vật

Đọc mùa quả, hoa chói mắt

Có người như nhà địa chất

Đọc ngầm cái gì ở sâu trong đất

Cái mạch ngầm văn bản phía sau văn.

Kẻ đọc dương, người lại nghe cái âm âm.

Cái nhạc trưởng chỉ huy trong tiềm thức

(Đọc thơ mạch ngầm văn bản - Chế Lan Viên).

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

  • A.

    Biểu cảm

  • B.

    Nghị luận

  • C.

    Tự sự

  • D.

    Miêu tả

Câu 1.2

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ khoa học

Câu 1.3

Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ dưới đây:

Đọc thơ, có người như nhà thực vật

Đọc mùa quả, hoa chói mắt

  • A.

    Phép điệp

  • B.

    Phép so sánh

  • C.

    Pháp nhân hóa

  • D.

    Đáp án A và B

Câu 1.4

Anh /chị hiểu thế nào là đọc thơ theo kiểu nhà địa chất mà Chế Lan Viên đã nói đến trong đoạn thơ trên?

  • A.

    Đọc bề nổi trên mặt ngôn từ

  • B.

    Đọc thầm bằng mắt

  • C.

    Đọc mạch ngầm của văn bản

  • D.

    Đọc nơi tĩnh lặng

Câu 2 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Địa danh không được tác giả nhắc đến ở không gian địa lí trong phần 2 của đoạn trích Đất Nước?

Núi Vọng Phu

Đèo De, núi Hồng

Hòn Trống Mái

Chín mươi chín con voi quây quần chầu phục Đất Tổ

Núi bút, non Nghiên

Đồng Tháp

Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đây về tác giả Quang Dũng đúng hay sai?

“Tháng 8/1951, Quang Dũng làm Biên tập viên báo Văn nghệ, rồi chuyển về làm việc tại Nhà xuất bản Văn học”

Đúng
Sai
Câu 4 :

Nguyễn Khoa Điềm trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm bao nhiêu?

  • A

    1974

  • B

    1975

  • C

    1976

  • D

    1977

Câu 5 :

Không gian trong phần 1 của đoạn trích Đất Nước được miêu tả như thế nào?

  • A

    Không gian gần gũi với con người: nơi sinh hoạt của mỗi người, không gian tuyệt diệu của tình yêu và nỗi nhớ đầy thơ mộng với bao kỉ niệm ngọt ngào

  • B

    Không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ

  • C

    Không gian trong quá khứ

  • D

    Đáp án A và B

Câu 6 :

Tư tường của Đô – xtôi – ép – xki là:

  • A

    Trung quân – Ái quốc

  • B

    Bình đẳng – Bác ái

  • C

    Vì nước – Vì nhân dân

  • D

    Tự do – Dân chủ

Câu 7 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Tích vào những thông tin chính xác về tiểu sử của tác giả Nguyễn Khoa Điềm:

Ông thân sinh Nguyễn Khoa Điềm là một nhà nho nghèo.

Thân sinh ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương

Năm 1939, Nguyễn Khoa Điềm bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Thiên

Năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Năm 1964, ông tốt nghiệp đại học sư phạm Hà Nội, cùng một lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân

Nguyễn Khoa Điềm từng bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ. Đến chiến dịch Mậu Thân 1968, ông được giải thoát, tiếp tục ở lại miền Nam hoạt động. Vào thời điểm này, Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu làm thơ

Câu 8 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối cột A với cột B sao cho phù hợp nhất

Vấn đề nhận thức

Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách.

Vấn đề về các quan hệ gia đình.

Vấn đề về các quan hệ xã hội.

Vấn đề về cách ứng xử

Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù,…

Tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…

Lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ,…

Đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.

Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em,…

Câu 9 :

Phương án nào không nêu đúng giá trị lịch sử to lớn của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh?

  • A

    Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố xóa bỏ ách đô hộ của thực dân Pháp đối với dân tộc ta suốt hơn 80 năm, xóa bỏ chế độ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta.

  • B

    Tuyên ngôn Độc lập thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như của toàn thể dân tộc ta.

  • C

    Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc ta, mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự chủ, tiến lên Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

  • D

    Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam mới, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, tự do và dân chủ.

Câu 10 :

Tại sao nói phong cách nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh đa dạng?

  • A

    Đa dạng mục đích sáng tác.

  • B

    Đa dạng trong quan điểm sáng tác.

  • C

    Đa dạng các thể loại.

  • D

    Đa dạng nguyên tắc sáng tác.

Câu 11 :

Sắp xếp theo trình tự các bước để trình bày một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí?

  • A

    Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn- Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động

  • B

    Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá.

  • C

    Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động.

  • D

    Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn.

Câu 12 :

Đáp án nào không đúng về hoàn cảnh trong nước khi tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập ra đời?

  • A

    26/8/1945: Hồ Chí Minh về tới Hà Nội.

  • B

    28/8/1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố hàng Ngang, Hà Nội.

  • C

    30/8/1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố hàng Ngang, Hà Nội.

  • D

    2/9/1945: Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.

Câu 13 :

Giá trị nội dung của đoạn trích Đất Nước là:

  • A

    Đoạn trích thể hiện một cái nhìn mới mẻ về đất nước: Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước

  • B

    Thức tỉnh tinh thần dân tộc

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 14 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung dưới đây về tác giả Nguyễn Khoa Điềm đúng hay sai?

“Năm 1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Nguyễn Khoa Điềm được bầu vào Ban Chấp hàng Trung ương”

Đúng
Sai
Câu 15 :

Nội dung lời tuyên bố của Hồ Chí Minh khi kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập là:

  • A

    Kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào đứng lên đấu tranh đấu tranh với thực dân Pháp để giành quyền làm chủ.

  • B

    Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

  • C

    Khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập.

  • D

    Khẳng định nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân ba nước Đông Dương có quyền được hưởng quyền độc lập tự do.

Câu 16 :

Ở phương diện thời gian, đất nước được cảm nhận ở:

  • A

    Quá khứ

  • B

    Hiện tại

  • C

    Tương lai

  • D

    Chiều dài thời gian lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và tương lai

Câu 17 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

“Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao
tác lập luận để làm rõ những vấn đề … , … trong cuộc đời.”

đạo đức, tâm hồn
tư tưởng, đạo lí
nhận thức, lý tưởng
ứng xử, nhận thức
“Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề ..... trong cuộc đời.”
Câu 18 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung dưới đây về tác giả Phạm Văn Đồng đúng hay sai?

“Phạm Văn Đồng còn là một nhà giáo dục tâm huyết và một nhà lí luận văn hóa văn nghệ lớn. Trong vai trò của một người lãnh đạo Đảng và Nhà nước, ông luôn dành mối quan tâm đặc biệt đến mặt trận văn hóa văn nghệ ở nước ta”.

Đúng
Sai
Câu 19 :

Từ “mình” trong hai câu thơ sau được hiểu như thế nào?

“Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

  • A

    Người ra đi

  • B

    Người ở lại

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 20 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối cột A với cột B sao cho phù hợp:

Mở bài

Thân bài

Kết bài

Giải thích vấn đề. Phân tích chứng minh tính đúng đắn của vấn đề. Bình luận, bàn về vấn đề. Rút ra bài học.

Lời nhắn đến mọi người

Dẫn dắt vấn đề, nêu vấn đề

Câu 21 :

Điền từ vào […] trong đoạn văn dưới đây sao cho phù hợp nhất?

“Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ đựơc dùng trong các văn bản […](kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; Khoa học xã hội và nhân văn: Lịch sử, Địa lí, Triết học, Giáo dục, chân lí)"

  • A

    Nghệ thuật.

  • B

    Khoa học.

  • C

    Văn học.

  • D

    Chính luận.

Câu 22 :

Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

  • A

    Bài thơ thể hiện khát vọng về với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.

  • B

    Bài thơ là một bản quyết tâm tư, là lời thề hành động của người chiến sĩ trẻ, đồng thời thể hiện khát khao rạo rực, mong được về với cuộc sống tự do.

  • C

    Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

  • D

    Bài thơ là một bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.

Câu 23 :

Văn bản khoa học phổ cập nhằm mục đích gì?

  • A

    Nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho đông đảo bạn đọc.

  • B

    Giao tiếp với người làm nghiên cứu cho các ngành khoa học.

  • C

    Đưa các kiến thức khoa học đến gần với học sinh, sinh viên.

  • D

    Trình bày nội dung từ dễ đến khó, từ cao đến thấp, phù hợp với học sinh từng cấp.

Câu 24 :

Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”?

  • A

    Cuộc đảo chính nhằm lật đổ Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

  • B

    Kỉ niệm 141 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu.

  • C

    Kỉ niệm 70 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

  • D

    Kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

Câu 25 :

Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Mình đi có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son”

  • A

    Đối

  • B

    Đảo ngữ

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 26 :

Bài thơ Tây Tiến được Quang Dũng sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A

    Năm 1947, khi Quang Dũng còn là Đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến.

  • B

    Cuối năm 1948, khi Quang Dũng không còn ở đoàn quân Tây Tiến mà đã chuyển sang đơn vị khác.

  • C

    Khi Quang Dũng làm công tác văn nghệ tại chiến khu Việt Bắc.

  • D

    Cả 3 đáp án đều không chính xác.

Câu 27 :

Phong cách ngôn ngữ khoa học có những đặc trưng nào?

  • A

    Tính khái quát, trừu tượng.

  • B

    Tính lí trí, logic.

  • C

    Tính khách quan, phi cá thể.

  • D

    Cả 3 đều đúng.

Câu 28 :

Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được viết theo thể loại nào?

  • A

    Văn chính luận

  • B

    Văn nghị luận

  • C

    Văn xuôi

  • D

    Thơ

Câu 29 :

Đoàn quân Tây Tiến được thành lập năm nào?

  • A

    1946

  • B

    1947

  • C

    1948

  • D

    1949

Câu 30 :

Đáp án nào không phải giá trị nội dung của đoạn trích  Đô–xtôi–ép–xki ?

  • A

    Cuộc đời đầy cay đắng, tủi nhục, nghiệt ngã và khổ đau của nhà văn Đô–xtôi–ép–xki

  • B

    Ca ngợi nghị lực phi thường của nhà văn Đô – xtôi – ép – xki

  • C

    Ca ngợi tình yêu tổ quốc của nhà văn Đô – xtôi – ép – xki

  • D

    Những năm tháng tuổi trẻ của Đô – xtôi – ép – xki

Câu 31 :

Đáp án nào này dưới đây không phải là quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  • A

    Luôn chú trọng đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hính thức của tác phẩm.

  • B

    Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc

  • C

    Quan điểm nghệ thuật “vị nghệ thuật"

  • D

    Coi văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp Cách Mạng.

Câu 32 :

Phạm Văn Đồng thường viết thể loại văn học nào?

  • A

    Thơ cách mạng

  • B

    Văn xuôi

  • C

    Tác phẩm nghị luận

  • D

    Truyện ngắn

Câu 33 :

Từ năm 1997-2006, tác giả Cô-phi An-nan giữ chức vụ nào sau đây trong Liên hợp quốc

  • A

    Thư kí Liên hợp Quốc

  • B

    Tổng thư kí Liên hợp quốc

  • C

    Giám sát nhân quyền

  • D

    Hội đồng bảo an Liên hợp quốc

Câu 34 :

Ngoài tài lãnh đạo, Cô-phi An-nan còn nổi tiếng với những loại văn bản nào dưới đây?

  • A

    Văn bản nghệ thuật

  • B

    Văn bản chính luận

  • C

    Văn bản thuyết minh

  • D

    Văn bản hành chính

Câu 35 :

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây là:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.

          …      

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…”

  • A

    Tư tưởng Đất Nước của nhân dân

  • B

    Cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, với đất nước.

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 36 :

Năm 2001, Quang Dũng được trao tặng giải thưởng gì?

  • A

    Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật

  • B

    Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ

  • C

    Giải thưởng cống hiến

  • D

    Đáp án khác

Câu 37 :

“ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin ban đầu có 200 người mất tích. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang được triển khai.”

  Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là:

  • A

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • B

    Phong cách ngôn ngữ báo chí.

  • C

    Phong cách ngôn ngữ khoa học.

  • D

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu sau:

Đọc thơ, có người như nhà thực vật

Đọc mùa quả, hoa chói mắt

Có người như nhà địa chất

Đọc ngầm cái gì ở sâu trong đất

Cái mạch ngầm văn bản phía sau văn.

Kẻ đọc dương, người lại nghe cái âm âm.

Cái nhạc trưởng chỉ huy trong tiềm thức

(Đọc thơ mạch ngầm văn bản - Chế Lan Viên).

Câu 1.1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

  • A.

    Biểu cảm

  • B.

    Nghị luận

  • C.

    Tự sự

  • D.

    Miêu tả

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Dựa vào các phương thức biểu đạt chính đã học

Lời giải chi tiết :

Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm

Câu 1.2

Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?

  • A.

    Phong cách ngôn ngữ báo chí

  • B.

    Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

  • C.

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • D.

    Phong cách ngôn ngữ khoa học

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Dựa vào các phong cách ngôn ngữ đã học

Lời giải chi tiết :

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 1.3

Nêu biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ dưới đây:

Đọc thơ, có người như nhà thực vật

Đọc mùa quả, hoa chói mắt

  • A.

    Phép điệp

  • B.

    Phép so sánh

  • C.

    Pháp nhân hóa

  • D.

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Dựa vào các biện pháp tu từ đã học

Lời giải chi tiết :

Biện pháp nghệ thuật:

So sánh: Đọc thơ, có người như nhà thực vật

Phép điệp: Đọc…

Câu 1.4

Anh /chị hiểu thế nào là đọc thơ theo kiểu nhà địa chất mà Chế Lan Viên đã nói đến trong đoạn thơ trên?

  • A.

    Đọc bề nổi trên mặt ngôn từ

  • B.

    Đọc thầm bằng mắt

  • C.

    Đọc mạch ngầm của văn bản

  • D.

    Đọc nơi tĩnh lặng

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại nội dung văn bản

Lời giải chi tiết :

Đọc thơ theo kiểu nhà địa chất tức là đọc mạch ngầm của văn bản, phía sau lớp ngôn từ bề nổi.

Câu 2 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Địa danh không được tác giả nhắc đến ở không gian địa lí trong phần 2 của đoạn trích Đất Nước?

Núi Vọng Phu

Đèo De, núi Hồng

Hòn Trống Mái

Chín mươi chín con voi quây quần chầu phục Đất Tổ

Núi bút, non Nghiên

Đồng Tháp

Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm

Đáp án

Đèo De, núi Hồng

Đồng Tháp

Lời giải chi tiết :

- Đèo De, núi Hồng, Đồng Tháp là những địa danh được nhắc đến trong bài Viể Bắc (Tố Hữu)

- Theo tác giả, những thắng cảnh đẹp, những địa danh nổi tiếng khaắp mọi miền của đất nước đều do nhân dân tạo ra, đều kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân, của những con người bình thường, vô danh

Câu 3 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung sau đây về tác giả Quang Dũng đúng hay sai?

“Tháng 8/1951, Quang Dũng làm Biên tập viên báo Văn nghệ, rồi chuyển về làm việc tại Nhà xuất bản Văn học”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

Tháng 8/1951, Quang Dũng xuất ngũ

Câu 4 :

Nguyễn Khoa Điềm trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam năm bao nhiêu?

  • A

    1974

  • B

    1975

  • C

    1976

  • D

    1977

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Năm 1975, Nguyễn Khoa Điềm trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam.

Câu 5 :

Không gian trong phần 1 của đoạn trích Đất Nước được miêu tả như thế nào?

  • A

    Không gian gần gũi với con người: nơi sinh hoạt của mỗi người, không gian tuyệt diệu của tình yêu và nỗi nhớ đầy thơ mộng với bao kỉ niệm ngọt ngào

  • B

    Không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ

  • C

    Không gian trong quá khứ

  • D

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Không gian:

- Không gian gần gũi với con người: nơi sinh hoạt của mỗi người, không gian tuyệt diệu của tình yêu và nỗi nhớ đầy thơ mộng với bao kỉ niệm ngọt ngào

- Không gian sinh tồn của cộng đồng dân tộc qua bao thế hệ: Từ quá khứ (Những ai đã khuất), hiện tại (Những ai bây giờ), đến các thế hệ tương lai (Dặn dò con cháu chuyện mai sau). Tất cả đều không quên nguồn cội: “Hàng năm ăn đâu làm đâu. Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ”

=> Nguyễn Khoa Điềm nhìn đất nước ở cự li gần và ông đã phát hiện ra một đất nước hết sức thân quen, một đất nước thân thương đối với mỗi cá nhân con người.

Câu 6 :

Tư tường của Đô – xtôi – ép – xki là:

  • A

    Trung quân – Ái quốc

  • B

    Bình đẳng – Bác ái

  • C

    Vì nước – Vì nhân dân

  • D

    Tự do – Dân chủ

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tư tưởng của Đô – xtôi – ép – xki là: Tự do – Dân chủ

Câu 7 : Con hãy chọn những đáp án đúng (Được chọn nhiều đáp án)

Tích vào những thông tin chính xác về tiểu sử của tác giả Nguyễn Khoa Điềm:

Ông thân sinh Nguyễn Khoa Điềm là một nhà nho nghèo.

Thân sinh ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương

Năm 1939, Nguyễn Khoa Điềm bị thực dân Pháp bắt giam vào nhà lao Thừa Thiên

Năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Năm 1964, ông tốt nghiệp đại học sư phạm Hà Nội, cùng một lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân

Nguyễn Khoa Điềm từng bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ. Đến chiến dịch Mậu Thân 1968, ông được giải thoát, tiếp tục ở lại miền Nam hoạt động. Vào thời điểm này, Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu làm thơ

Đáp án

Thân sinh ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương

Năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Năm 1964, ông tốt nghiệp đại học sư phạm Hà Nội, cùng một lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân

Nguyễn Khoa Điềm từng bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ. Đến chiến dịch Mậu Thân 1968, ông được giải thoát, tiếp tục ở lại miền Nam hoạt động. Vào thời điểm này, Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu làm thơ

Lời giải chi tiết :

Tiểu sử Nguyễn Khoa Điềm:

- Thân sinh ông là nhà báo Hải Triều, thuộc dòng dõi quan Nội tán Nguyễn Khoa Đăng, gốc An Dương

- Năm 1955, Nguyễn Khoa Điềm ra miền Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Năm 1964, ông tốt nghiệp đại học sư phạm Hà Nội, cùng một lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân

- Nguyễn Khoa Điềm từng bị bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ. Đến chiến dịch Mậu Thân 1968, ông được giải thoát, tiếp tục ở lại miền Nam hoạt động. Vào thời điểm này, Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu làm thơ

Câu 8 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối cột A với cột B sao cho phù hợp nhất

Vấn đề nhận thức

Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách.

Vấn đề về các quan hệ gia đình.

Vấn đề về các quan hệ xã hội.

Vấn đề về cách ứng xử

Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù,…

Tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…

Lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ,…

Đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.

Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em,…

Đáp án

Vấn đề nhận thức

Lí tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, ước mơ,…

Vấn đề đạo đức, tâm hồn, tính cách.

Lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù,…

Vấn đề về các quan hệ gia đình.

Tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em,…

Vấn đề về các quan hệ xã hội.

Tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn…

Vấn đề về cách ứng xử

Đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống.

Lời giải chi tiết :

- Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí trong cuộc sống bao gồm:
+ Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống, ước mơ
+ Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha bao dung, độ lượng, tính trung thực,…
+ Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử,…
+ Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò,…
+ Vấn đề về cách ứng xử: đối nhân xử thế với con người trong cuộc sống.

Câu 9 :

Phương án nào không nêu đúng giá trị lịch sử to lớn của bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh?

  • A

    Tuyên ngôn Độc lập là lời tuyên bố xóa bỏ ách đô hộ của thực dân Pháp đối với dân tộc ta suốt hơn 80 năm, xóa bỏ chế độ chế độ phong kiến đã tồn tại hàng nghìn năm trên đất nước ta.

  • B

    Tuyên ngôn Độc lập thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như của toàn thể dân tộc ta.

  • C

    Tuyên ngôn Độc lập đã khẳng định nền độc lập tự chủ của dân tộc ta, mở ra một kỉ nguyên độc lập, tự chủ, tiến lên Chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.

  • D

    Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam mới, thoát khỏi thân phận thuộc địa để hòa nhập vào cộng đồng nhân loại với tư cách là một nước độc lập, tự do và dân chủ.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tuyên ngôn Độc lập thể hiện một cách sâu sắc và hùng hồn tinh thần yêu nước, yêu chuộng độc lập tự do và lí tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc của tác giả cũng như của toàn thể dân tộc ta.

Câu 10 :

Tại sao nói phong cách nghệ thuật của Chủ tịch Hồ Chí Minh đa dạng?

  • A

    Đa dạng mục đích sáng tác.

  • B

    Đa dạng trong quan điểm sáng tác.

  • C

    Đa dạng các thể loại.

  • D

    Đa dạng nguyên tắc sáng tác.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Tính đa dạng: Về các thể loại từ văn chính luận, kí, truyện ngắn, thơ.

Câu 11 :

Sắp xếp theo trình tự các bước để trình bày một bài văn nghị luận về một tư tưởng đạo lí?

  • A

    Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn- Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động

  • B

    Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá.

  • C

    Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn - Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động.

  • D

    Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng cần bàn - Bình luận, đánh giá - Rút ra bài học nhận thức và hành động - Giải thích đạo lí, tư tưởng cần bàn.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Có 4 bước để trình bày bài văn nghị luận về một tư tưởng, đạo lí được sắp xếp như sau:

        B1. Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

        B2. Phân tích và chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lí cần bàn luận.

        B3. Bình luận và đánh giá (bàn bạc, mở rộng, đề xuất ý kiến,… )

        B4. Rút ra bài học nhận thức và hành động.

Câu 12 :

Đáp án nào không đúng về hoàn cảnh trong nước khi tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập ra đời?

  • A

    26/8/1945: Hồ Chí Minh về tới Hà Nội.

  • B

    28/8/1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố hàng Ngang, Hà Nội.

  • C

    30/8/1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố hàng Ngang, Hà Nội.

  • D

    2/9/1945: Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hoàn cảnh trong nước: Cả nước giành chính quyền thắng lợi:

- 26/8/1945: Hồ Chí Minh về tới Hà Nội

- 28/8/1945: Bác soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập tại tầng 2, căn nhà số 48, phố hàng Ngang, Hà Nội

- 2/9/1945: Đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa

Câu 13 :

Giá trị nội dung của đoạn trích Đất Nước là:

  • A

    Đoạn trích thể hiện một cái nhìn mới mẻ về đất nước: Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước

  • B

    Thức tỉnh tinh thần dân tộc

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung đoạn trích Đất Nước:

- Đoạn trích thể hiện một cái nhìn mới mẻ về đất nước: Đất nước là sự hội tụ và kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân dân là người làm ra đất nước.

- Đoạn trích nằm trong ý đồ tư tưởng của tác giả: thức tỉnh tinh thần dân tộc.

Câu 14 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung dưới đây về tác giả Nguyễn Khoa Điềm đúng hay sai?

“Năm 1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Nguyễn Khoa Điềm được bầu vào Ban Chấp hàng Trung ương”

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Năm 1996, tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, Nguyễn Khoa Điềm được bầu vào Ban Chấp hàng Trung ương

Câu 15 :

Nội dung lời tuyên bố của Hồ Chí Minh khi kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập là:

  • A

    Kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào đứng lên đấu tranh đấu tranh với thực dân Pháp để giành quyền làm chủ.

  • B

    Tuyên bố thoát li hẳn quan hệ thực dân với Pháp, xóa bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí về nước Việt Nam, xóa bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam.

  • C

    Khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập.

  • D

    Khẳng định nhân dân Việt Nam nói riêng và nhân dân ba nước Đông Dương có quyền được hưởng quyền độc lập tự do.

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản SGK - 41

Lời giải chi tiết :

Nội dung lời tuyên bố của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi kết thúc bản Tuyên ngôn Độc lập là: Khẳng định quyền hưởng tự do và độc lập của Việt Nam, đồng thời khẳng định quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập.

Câu 16 :

Ở phương diện thời gian, đất nước được cảm nhận ở:

  • A

    Quá khứ

  • B

    Hiện tại

  • C

    Tương lai

  • D

    Chiều dài thời gian lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và tương lai

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Đất nước được cảm nhận suốt chiều dài thời gian lịch sử từ quá khứ đến hiện tại và tương lai: Đó là một đất nước thiêng liêng, hào hùng trong quá khứ (gắn liền với huyền thoại Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết về các vua Hùng dựng nước), giản dị gần gũi trong hiện tại (Trong anh và trong em…) và triển vọng sáng tươi trong tương lai (Mai này con ta…)

Câu 17 : Con hãy bấm vào từ/cụm từ sau đó kéo thả để hoàn thành câu/đoạn văn

“Nghị luận về một tư tưởng đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao
tác lập luận để làm rõ những vấn đề … , … trong cuộc đời.”

đạo đức, tâm hồn
tư tưởng, đạo lí
nhận thức, lý tưởng
ứng xử, nhận thức
“Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề ..... trong cuộc đời.”
Đáp án
đạo đức, tâm hồn
tư tưởng, đạo lí
nhận thức, lý tưởng
ứng xử, nhận thức
“Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề
tư tưởng, đạo lí
trong cuộc đời.”
Lời giải chi tiết :

“Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí là một quá trình kết hợp với những thao tác lập luận để làm rõ những vấn đề tư tưởng, đạo lí trong cuộc đời.”

Câu 18 : Con hãy lựa chọn đáp án Đúng hoặc Sai

Nội dung dưới đây về tác giả Phạm Văn Đồng đúng hay sai?

“Phạm Văn Đồng còn là một nhà giáo dục tâm huyết và một nhà lí luận văn hóa văn nghệ lớn. Trong vai trò của một người lãnh đạo Đảng và Nhà nước, ông luôn dành mối quan tâm đặc biệt đến mặt trận văn hóa văn nghệ ở nước ta”.

Đúng
Sai
Đáp án
Đúng
Sai
Lời giải chi tiết :

- Đúng

- Phạm Văn Đồng còn là một nhà giáo dục tâm huyết và một nhà lí luận văn hóa văn nghệ lớn. Trong vai trò của một người lãnh đạo Đảng và Nhà nước, ông luôn dành mối quan tâm đặc biệt đến mặt trận văn hóa văn nghệ ở nước ta. Không chỉ đưa ra những ý kiến có ý nghĩa chỉ đạo đường lối phát triển của nền văn học nghệ thuật mới, Phạm Văn Đồng còn có nhiều bài nói, bài viết sâu sắc, mới mẻ, đầy hào hứng về tiếng Việt và về các danh nhân văn hóa Việt Nam như Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh,..

Câu 19 :

Từ “mình” trong hai câu thơ sau được hiểu như thế nào?

“Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

  • A

    Người ra đi

  • B

    Người ở lại

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

“Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình, cây đa?

- Ý thơ đa nghĩa một cách thú vị. Cả kẻ ở, người đi đều gói gọn trong chữ “mình” tha thiết. Mình là một mà cũng là hai, là hai nhưng cũng là một bởi sự gắn kết của cách mạng, của kháng chiến.

Câu 20 : Con hãy ghép đáp án ở cột A với đáp án tương ứng ở cột B

Nối cột A với cột B sao cho phù hợp:

Mở bài

Thân bài

Kết bài

Giải thích vấn đề. Phân tích chứng minh tính đúng đắn của vấn đề. Bình luận, bàn về vấn đề. Rút ra bài học.

Lời nhắn đến mọi người

Dẫn dắt vấn đề, nêu vấn đề

Đáp án

Mở bài

Dẫn dắt vấn đề, nêu vấn đề

Thân bài

Giải thích vấn đề. Phân tích chứng minh tính đúng đắn của vấn đề. Bình luận, bàn về vấn đề. Rút ra bài học.

Kết bài

Lời nhắn đến mọi người

Lời giải chi tiết :

+ Mở bài:Dẫn dắt vấn đề, nêu vấn đề.
+ Thân bài:
- Giải thích vấn đề.
- Phân tích, chứng minh về tính đúng đắn của vấn đề.
- Bình luận, bàn về vấn đề.
- Rút ra bài học.
+ Kết bài: Lời nhắn gửi đến mọi người

Câu 21 :

Điền từ vào […] trong đoạn văn dưới đây sao cho phù hợp nhất?

“Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ đựơc dùng trong các văn bản […](kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; Khoa học xã hội và nhân văn: Lịch sử, Địa lí, Triết học, Giáo dục, chân lí)"

  • A

    Nghệ thuật.

  • B

    Khoa học.

  • C

    Văn học.

  • D

    Chính luận.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

“Ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ đựơc dùng trong các văn bản khoa học (kể cả giao tiếp và truyền thụ kiến thức khoa học: Khoa học tự nhiên: Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học; Khoa học xã hội và nhân văn: Lịch sử, Địa lí, Triết học, Giáo dục, chân lí)"

Câu 22 :

Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng?

  • A

    Bài thơ thể hiện khát vọng về với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.

  • B

    Bài thơ là một bản quyết tâm tư, là lời thề hành động của người chiến sĩ trẻ, đồng thời thể hiện khát khao rạo rực, mong được về với cuộc sống tự do.

  • C

    Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp.

  • D

    Bài thơ là một bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Nội dung: Bài thơ là một bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.

Câu 23 :

Văn bản khoa học phổ cập nhằm mục đích gì?

  • A

    Nhằm phổ biến rộng rãi kiến thức khoa học cho đông đảo bạn đọc.

  • B

    Giao tiếp với người làm nghiên cứu cho các ngành khoa học.

  • C

    Đưa các kiến thức khoa học đến gần với học sinh, sinh viên.

  • D

    Trình bày nội dung từ dễ đến khó, từ cao đến thấp, phù hợp với học sinh từng cấp.

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Mục đích của văn bản khoa học phổ cập là nhằm phổ biến rộng rãi các kiến thức cơ bản cho đông đảo bạn đọc.

Câu 24 :

Dòng nào dưới đây nói đúng nhất về hoàn cảnh ra đời tác phẩm “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc”?

  • A

    Cuộc đảo chính nhằm lật đổ Chính quyền của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

  • B

    Kỉ niệm 141 năm ngày sinh của Nguyễn Đình Chiểu.

  • C

    Kỉ niệm 70 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

  • D

    Kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Kỉ niệm 75 ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu, đăng trên tạp chí tháng 7/1963.

Câu 25 :

Hai câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Mình đi có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son”

  • A

    Đối

  • B

    Đảo ngữ

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Nghệ thuật:

- Phép đối

- Đảo ngữ

=> Gợi nhớ đến mái nhà tranh nghèo. Họ là những người nghèo nhưng giàu tình nghĩa, son sắt, thủy chung với cách mạng.

Câu 26 :

Bài thơ Tây Tiến được Quang Dũng sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  • A

    Năm 1947, khi Quang Dũng còn là Đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến.

  • B

    Cuối năm 1948, khi Quang Dũng không còn ở đoàn quân Tây Tiến mà đã chuyển sang đơn vị khác.

  • C

    Khi Quang Dũng làm công tác văn nghệ tại chiến khu Việt Bắc.

  • D

    Cả 3 đáp án đều không chính xác.

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Hoàn cảnh sáng tác: Khi Quang Dũng đã chuyển sang đơn vị khác và nhớ về đơn vị cũ Tây Tiến, ông đã viết bài thơ này.

Câu 27 :

Phong cách ngôn ngữ khoa học có những đặc trưng nào?

  • A

    Tính khái quát, trừu tượng.

  • B

    Tính lí trí, logic.

  • C

    Tính khách quan, phi cá thể.

  • D

    Cả 3 đều đúng.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

-  Phong cách ngôn ngữ khoa học có 3 đặc trưng sau:

           + Tính khái quát và trừu tượng: thể hiện ở nội dung khoa học và thuật ngữ khoa học.

          + Tính lí trí, logic: ở nội dung khoa học, ở cả phương diện ngôn ngữ, văn bản khoa học phải đảm bảo tính lí trí, logic.

          + Tính khách quan, phi cá thể.

Câu 28 :

Tác phẩm Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc được viết theo thể loại nào?

  • A

    Văn chính luận

  • B

    Văn nghị luận

  • C

    Văn xuôi

  • D

    Thơ

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

- Tác phẩm được viết theo thể loại văn nghị luận.

- Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

Câu 29 :

Đoàn quân Tây Tiến được thành lập năm nào?

  • A

    1946

  • B

    1947

  • C

    1948

  • D

    1949

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào bảo vệ biên giới Việt - Lào.

Câu 30 :

Đáp án nào không phải giá trị nội dung của đoạn trích  Đô–xtôi–ép–xki ?

  • A

    Cuộc đời đầy cay đắng, tủi nhục, nghiệt ngã và khổ đau của nhà văn Đô–xtôi–ép–xki

  • B

    Ca ngợi nghị lực phi thường của nhà văn Đô – xtôi – ép – xki

  • C

    Ca ngợi tình yêu tổ quốc của nhà văn Đô – xtôi – ép – xki

  • D

    Những năm tháng tuổi trẻ của Đô – xtôi – ép – xki

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Giá trị nội dung của đoạn trích:

- Cuộc đời đầy cay đắng, tủi nhục, nghiệt ngã và khổ đau của nhà văn Đô – xtôi – ép – xki.

- Ca ngợi nghị lực phi thường và tình yêu tổ quốc của nhà văn Đô – xtôi – ép – xki.

Câu 31 :

Đáp án nào này dưới đây không phải là quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh?

  • A

    Luôn chú trọng đến mục đích và đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hính thức của tác phẩm.

  • B

    Luôn chú trọng tính chân thực và tính dân tộc

  • C

    Quan điểm nghệ thuật “vị nghệ thuật"

  • D

    Coi văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp Cách Mạng.

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

- Quan điểm sáng tác của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

      + Người xem văn nghệ là vũ khí, nghệ sĩ là chiến sĩ vì văn chương phải phục vụ cách mạng, phục vụ công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, chống lại cái ác, cái bất công ngang trái.

      + Người quan niệm văn chương phải có nội dung chân thật, phản ánh hùng hồn những đề tài phong phú của hiện thực cách mạng, nêu gương tốt, phê phán cái xấu. Văn chương phải có tính dân tộc, phát huy cốt cách dân tộc. Người cũng quan niệm văn chương cần có hình thức giản dị, trong sáng, ngôn từ chọn lọc, tránh lối viết cầu kì, xa lạ, nặng nề, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và đề cao sự sáng tạo của người nghệ sĩ .

       + Hồ Chí Minh coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ và thưởng thức của văn chương. Người nêu kinh nghiệm trước khi cầm bút viết, nhà văn cần trả lời được các câu hỏi: viết cho ai? ( xác định đối tượng), viết để làm gì? (xác định mục đích) rồi mới xác định viết cái gì? (xác định nội dung) và cách viết thế nào? (xác định hình thức nghệ thuật).

Câu 32 :

Phạm Văn Đồng thường viết thể loại văn học nào?

  • A

    Thơ cách mạng

  • B

    Văn xuôi

  • C

    Tác phẩm nghị luận

  • D

    Truyện ngắn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Về sự nghiệp văn học:

- Thể loại: Các tác phẩm nghị luận xuất sắc

Câu 33 :

Từ năm 1997-2006, tác giả Cô-phi An-nan giữ chức vụ nào sau đây trong Liên hợp quốc

  • A

    Thư kí Liên hợp Quốc

  • B

    Tổng thư kí Liên hợp quốc

  • C

    Giám sát nhân quyền

  • D

    Hội đồng bảo an Liên hợp quốc

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Tác giả Cô-phi An-nan đã từng là Tổng thư kí thứ bảy của Liên hợp quốc (nhiệm kì 1997-2006)

Câu 34 :

Ngoài tài lãnh đạo, Cô-phi An-nan còn nổi tiếng với những loại văn bản nào dưới đây?

  • A

    Văn bản nghệ thuật

  • B

    Văn bản chính luận

  • C

    Văn bản thuyết minh

  • D

    Văn bản hành chính

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Ngoài tài lãnh đạo ra Cô-phi An-nan còn là người nổi tiềng với nhiều văn bản chính luận chính trị-xã hội . Trong các văn bản này của ông, nội dung thường hướng đến những vấn nạn nhân loại gặp phải trong thời điểm đó và đưa ra lời kêu gọi mọi người nỗ lực vượt qua.

Câu 35 :

Nội dung chính của đoạn thơ dưới đây là:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể.

          …      

Phải biết gắn bó và san sẻ

Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở

Làm nên Đất Nước muôn đời…”

  • A

    Tư tưởng Đất Nước của nhân dân

  • B

    Cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển của đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, với đất nước.

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Phần 1: Từ đầu đến Làm nên đất nước muôn đời…: Cảm nhận độc đáo về quá trình hình thành, phát triển đất nước; từ đó khơi dậy ý thức về trách nhiệm thiêng liêng với nhân dân, với đất nước.

Câu 36 :

Năm 2001, Quang Dũng được trao tặng giải thưởng gì?

  • A

    Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật

  • B

    Giải thưởng Nhà nước về Khoa học Công nghệ

  • C

    Giải thưởng cống hiến

  • D

    Đáp án khác

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Năm 2001, ông được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật.

Câu 37 :

“ Sáng ngày 16-04-2014, một chiếc tàu của Hàn Quốc chở theo hơn 400 người đã bị chìm tại vùng biển phía Tây Nam nước này, các cơ quan chức đã có các biện pháp tìm kiếm cứu nạn. Theo thông tin ban đầu có 200 người mất tích. Công tác cứu hộ, cứu nạn đang được triển khai.”

  Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên là:

  • A

    Phong cách ngôn ngữ chính luận

  • B

    Phong cách ngôn ngữ báo chí.

  • C

    Phong cách ngôn ngữ khoa học.

  • D

    Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

Đáp án : B

Phương pháp giải :

Phong cách ngôn ngữ của văn bản trên mang đặc trưng gì? Tính khái quát, trừu tượng, lí trí (đặc trưng phong cách ngôn ngữ khoa học)  hay mang tính thông tin thời sự, ngắn gọn, sinh động ( đặc trưng phong cách ngôn ngữ báo chí)?

Lời giải chi tiết :

- Dựa vào phần khái niệm của ngôn ngữ khoa học là ngôn ngữ được dùng trong các văn bản khoa học.

- Dựa vào đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học và đặc trưng của phong cách ngôn ngữ báo chí

=> Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí. Bởi nó mang tính thông tin thời sự ( thông tin nóng hổi, chính xác về thời gian, nhân vật, sự kiện). Câu văn ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc.

close