Đề khảo sát chất lượng đầu năm môn Văn lớp 12 - Đề số 2

Đề bài

Câu 1 :

Yêu cầu khi phân tích là gì?

  • A

    Phải nắm vững đặc điểm hình thức của đối tượng để chia tách một cách hợp lí

  • B

    Phải nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tách một cách hợp lí

  • C

    Phải nắm vững đặc điểm nội dung của đối tượng để chia tách một cách hợp lí

  • D

    Phải nắm vững đặc điểm ý nghĩa của đối tượng để chia tách một cách hợp lí

Câu 2 :

Nhận định nào sau đây đúng về Tú Xương?

  • A

    Là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, sống theo đạo nghĩa.

  • B

    Là con người giàu năng lực, có cốt cách tài tử phong lưu, biết sống và dám sống, không ngần ngại khẳng định cá tính của mình.

  • C

    Là con người cần cù, chăm chỉ, thông minh, đạt vinh quang trong thi cử.

  • D

    Là con người có cá tính đầy góc cạnh, phóng túng, không chịu gò mình vào khuôn sáo trường quy. Tuy nhiên, cuộc đời ông lại ngắn ngủi, nhiều gian truân.

Câu 3 :

Câu thơ “Đô môn giải tổ chi niên” được hiểu như thế nào?

  • A

    Năm ở kinh đô cởi trả ấn để về hưu

  • B

    Tâm trạng nhẹ nhõm, khoan khoái của tác giả khi được thoát khỏi chốn quan trường.

  • C

    Tác giả cởi trả ấn ở kinh đô để về làm quan ở quê nhà

  • D

    Đáp án A và B

Câu 4 :

Ý nào sau đây không nói về đặc điểm nổi bật con người của Cao Bá Quát?

  • A

    Được người đời tôn vinh là "Thánh Quát"

  • B

    Nổi tiếng hay chữ, viết chữ đẹp.

  • C

    Có tài năng, bản lĩnh.

  • D

    Có thái độ sống ngất ngưởng, ngông ngạo, khinh bạc.

Câu 5 :

Đâu là gốc rễ, nguyên nhân sâu xa của nỗi ghét thương của tác giả?

  • A

    Bởi tình thương dân sâu sắc

  • B

    Bởi ông tôn thờ đạo đức Nho giáo

  • C

    Bởi nỗi niềm riêng tư của tác giả

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Câu 6 :

Địa danh nổi tiếng nào được tác giả Nguyễn Đình Chiểu nhắc đến trong bài thơ Chạy giặc?

  • A

    Bến Nghé

  • B

    Đồng Nai

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 7 :

Mở đầu bài thơ, cảnh sắc Hương Sơn hiện lên như thế nào qua bốn câu thơ đầu?

  • A

    Cảnh sắc thiên nhiên có sự hòa hợp giữa non nước mây trời vừa trải rộng mênh mang trùng điệp.

  • B

    Cảnh sắc thiên nhiên thoát tục, núi non trùng điệp, hùng vĩ và hang động đẹp nhất trời Nam

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 8 :

Các từ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: "Hỡi ôi, Khá thương thay, Ôi thôi thôi, Hỡi ôi thương thay" có ý nghĩa gì?

  • A

    Là những từ thể hiện tình cảm tiếc thương của người đứng tế đối với người đã mất

  • B

    Là những từ mở đầu cho những bước ngoặt trong cuộc đời của người đã mất

  • C

    Là những từ bắt buộc phải có trong hình thức của bài văn tế, không có giá trị nội dung.

  • D

    Là những tiếng hô to để tạo sự chú ý của người nghe về những điểm nhấn trong cuộc đời người đã mất

Câu 9 :

Chi tiết nào thể hiện niềm vui sướng của cụ cố Hồng khi cha mất?

  • A

    “Điên người lên vì cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không được dùng đến

  • B

    “Sốt cả ruột vì mãi không được mặc những đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen”

  • C

    Sung sướng vì đôi sừng hươu vô hình của mình có giá trị to đến vậy

  • D

    “Nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ “Uí kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!”

Câu 10 :

Qua truyện ngắn Tinh thần thể dục, tác giả Nguyễn Công Hoan đã bày tỏ thái độ gì?

  • A

    Châm biếm, đả kích chính quyền thực dân và bọn phong kiến tay sai

  • B

    Cảm thông, chia sẽ với người nghèo khổ, những nạn nhận của phong trào thể dục.

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Yêu cầu khi phân tích là gì?

  • A

    Phải nắm vững đặc điểm hình thức của đối tượng để chia tách một cách hợp lí

  • B

    Phải nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tách một cách hợp lí

  • C

    Phải nắm vững đặc điểm nội dung của đối tượng để chia tách một cách hợp lí

  • D

    Phải nắm vững đặc điểm ý nghĩa của đối tượng để chia tách một cách hợp lí

Đáp án : B

Lời giải chi tiết :

Yêu cầu phân tích: Phải nắm vững đặc điểm cấu trúc của đối tượng để chia tách một cách hợp lí. Sau khi phân tích tìm hiểu từng bộ phận, chi tiết phải tổng hợp khái quát lại để nhận thức đối tượng đầy đủ, sâu sắc và trình bày ngắn gọn.

Câu 2 :

Nhận định nào sau đây đúng về Tú Xương?

  • A

    Là người con có hiếu, người thầy mẫu mực, sống theo đạo nghĩa.

  • B

    Là con người giàu năng lực, có cốt cách tài tử phong lưu, biết sống và dám sống, không ngần ngại khẳng định cá tính của mình.

  • C

    Là con người cần cù, chăm chỉ, thông minh, đạt vinh quang trong thi cử.

  • D

    Là con người có cá tính đầy góc cạnh, phóng túng, không chịu gò mình vào khuôn sáo trường quy. Tuy nhiên, cuộc đời ông lại ngắn ngủi, nhiều gian truân.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Tú Xương là con người có cá tính đầy góc cạnh, phóng túng, không chịu gò bó mình vào khuôn sáo trường quy. Tuy nhiên, cuộc đời ông lại ngắn ngủi, nhiều gian truân. Tuy chỉ sống 37 năm và chỉ đỗ tú tài nhưng sự nghiệp thơ ca của công đã trở thành bất tử.

Câu 3 :

Câu thơ “Đô môn giải tổ chi niên” được hiểu như thế nào?

  • A

    Năm ở kinh đô cởi trả ấn để về hưu

  • B

    Tâm trạng nhẹ nhõm, khoan khoái của tác giả khi được thoát khỏi chốn quan trường.

  • C

    Tác giả cởi trả ấn ở kinh đô để về làm quan ở quê nhà

  • D

    Đáp án A và B

Đáp án : D

Phương pháp giải :

Xem lại chú giải từ “giải tổ” trong SGK. Qua câu thơ, tác giả bộc lộ tâm trạng, cảm xúc như thế nào?

Lời giải chi tiết :

“Đô môn giải tổ chi niên” được hiểu như sau: năm ở kinh đô cởi trả ấn (của quan lại) để về hưu. Một người con nhẹ danh vọng như Nguyễn Công Trứ, ông xem việc làm quan như “vào lồng” sẽ có tâm trạng nhẽ nhõm, khoan khoái khi được thoát khỏi chốn quan trường.

Câu 4 :

Ý nào sau đây không nói về đặc điểm nổi bật con người của Cao Bá Quát?

  • A

    Được người đời tôn vinh là "Thánh Quát"

  • B

    Nổi tiếng hay chữ, viết chữ đẹp.

  • C

    Có tài năng, bản lĩnh.

  • D

    Có thái độ sống ngất ngưởng, ngông ngạo, khinh bạc.

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Ngất ngưởng là cách Nguyễn Công Trứ thể hiện bản lĩnh cá nhân trong cuộc sống.

Câu 5 :

Đâu là gốc rễ, nguyên nhân sâu xa của nỗi ghét thương của tác giả?

  • A

    Bởi tình thương dân sâu sắc

  • B

    Bởi ông tôn thờ đạo đức Nho giáo

  • C

    Bởi nỗi niềm riêng tư của tác giả

  • D

    Tất cả các đáp án trên

Đáp án : A

Lời giải chi tiết :

Xuất phát từ tấm lòng yêu thương dân sâu sắc nên ghét những kẻ làm hại dân.

Câu 6 :

Địa danh nổi tiếng nào được tác giả Nguyễn Đình Chiểu nhắc đến trong bài thơ Chạy giặc?

  • A

    Bến Nghé

  • B

    Đồng Nai

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Các địa danh nổi tiếng được nhắc đến:

+ Bến Nghé: Tên cũ của sông Sài Gòn; cũng là địa danh chỉ thành Gia Định, thuộc địa phận thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.

+ Đồng Nai: địa danh chỉ phần đất miền đông Nam Bộ, cũng là tên một con sông chảy vào Nhà Bè, gần Sài Gòn.

Câu 7 :

Mở đầu bài thơ, cảnh sắc Hương Sơn hiện lên như thế nào qua bốn câu thơ đầu?

  • A

    Cảnh sắc thiên nhiên có sự hòa hợp giữa non nước mây trời vừa trải rộng mênh mang trùng điệp.

  • B

    Cảnh sắc thiên nhiên thoát tục, núi non trùng điệp, hùng vĩ và hang động đẹp nhất trời Nam

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Hương Sơn hiện lên với cảnh sắc thiên nhiên có sự hòa hợp giữa non nước mây trời vừa trải rộng mênh mang trùng điệp. Cảnh sắc Hương Sơn với ba đặc trưng: thiên nhiên thoát tục, núi non trùng điệp, hùng vĩ và hang động đẹp nhất trời Nam.

Câu 8 :

Các từ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: "Hỡi ôi, Khá thương thay, Ôi thôi thôi, Hỡi ôi thương thay" có ý nghĩa gì?

  • A

    Là những từ thể hiện tình cảm tiếc thương của người đứng tế đối với người đã mất

  • B

    Là những từ mở đầu cho những bước ngoặt trong cuộc đời của người đã mất

  • C

    Là những từ bắt buộc phải có trong hình thức của bài văn tế, không có giá trị nội dung.

  • D

    Là những tiếng hô to để tạo sự chú ý của người nghe về những điểm nhấn trong cuộc đời người đã mất

Đáp án : A

Phương pháp giải :

Đây là những từ cảm thán, chúng có giá trị biểu đạt gì?

Lời giải chi tiết :

Những từ trên thể hiện tình cảm thương tiếc của người đứng tế đối với người đã mất

Câu 9 :

Chi tiết nào thể hiện niềm vui sướng của cụ cố Hồng khi cha mất?

  • A

    “Điên người lên vì cậu đã sẵn sàng mấy cái máy ảnh mà mãi cậu không được dùng đến

  • B

    “Sốt cả ruột vì mãi không được mặc những đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen”

  • C

    Sung sướng vì đôi sừng hươu vô hình của mình có giá trị to đến vậy

  • D

    “Nhắm nghiền mắt lại để mơ màng đến cái lúc cụ mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu, để cho thiên hạ phải chỉ trỏ “Uí kìa, con giai nhớn đã già đến thế kia kìa!”

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Niềm hạnh phúc của cụ cố Hồng:

- Mới chỉ 50 tuổi nhưng luôn ước kơ được gọi là cụ cố, được khen già

- Nhắm mắt tưởng tượng lúc “mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu”

=> Nhân vật điển hình cho sự ngu dốt và háo danh

Câu 10 :

Qua truyện ngắn Tinh thần thể dục, tác giả Nguyễn Công Hoan đã bày tỏ thái độ gì?

  • A

    Châm biếm, đả kích chính quyền thực dân và bọn phong kiến tay sai

  • B

    Cảm thông, chia sẽ với người nghèo khổ, những nạn nhận của phong trào thể dục.

  • C

    Cả hai đáp án trên đều đúng

  • D

    Cả hai đáp án trên đều sai

Đáp án : C

Phương pháp giải :

Xem lại văn bản

Lời giải chi tiết :

Nguyễn Công Hoan đã chĩa tiếng cười châm biếm, đả kích bọn thực dân và phong kiến tay sai. Mặt khác, tác giả bày tỏ sự cảm thông, chia sẽ với nỗi khổ của người dân nghèo, nạn nhân của phong trào thể dục.

close