Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả 1. Tiểu sử - Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh và năm mất), là người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tân nay là xã Phạm Kha, huyện Thanh Miện, Hải Dương. - Ông là con trai cả Tiến sĩ Nguyễn Tường Phiêu. - Chưa rõ Nguyễn Dữ sinh và mất năm nào. - Tương truyền ông là học trò của Nguyễn Bỉnh Khiêm và bạn học của Phùng Khắc Khoan, tức là vào khoảng thế kỷ 16. Tuy nhiên mối quan hệ giữa ba người (mà phần lớn từ nguồn dân gian lưu truyền trong nhiều thế kỷ nhưng thiếu chứng cứ lịch sử) ngày nay đang gặp phải sự bác bỏ của giới nghiên cứu văn học sử. - Lúc nhỏ Nguyễn Dữ chăm học, đọc rộng, nhớ nhiều, từng ôm ấp lý tưởng lấy văn chương nối nghiệp nhà. - Sau khi đậu Hương tiến (tức Cử nhân), ông làm quan với nhà Mạc, rồi về với nhà Lê làm Tri huyện Thanh Tuyền (nay là Bình Xuyên, Vĩnh Phú); nhưng mới được một năm, vì bất mãn với thời cuộc, lấy cớ nuôi mẹ, xin về ở núi rừng Thanh Hóa. Từ đó trải mấy năm dư, chân không bước đến thị thành rồi mất tại Thanh Hóa. 2. Sự nghiệp - Sáng tác duy nhất của ông là quyển Truyền kỳ mạn lục (Ghi chép, tản mạn những truyện kì lạ được lưu truyền) - Sách gồm 20 truyện, viết bằng chữ Hán, theo thể loại tản văn, xen lẫn biền văn và thơ ca, cuối mỗi truyện (trừ truyện 19 Kim hoa thi thoại ký) đều có lời bình của tác giả hoặc của một người có cùng quan điểm của tác giả. Tác phẩm được Hà Thiện Hán, người cùng thời, viết lời Tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm phủ chính, Nguyễn Thế Nghi, dịch ra chữ Nôm; và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702-?), đánh giá là một "thiên cổ kỳ bút". Sơ đồ tư duy tác giả Nguyễn Dữ: Tác phẩm 1. Tìm hiểu chung a. Xuất xứ Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong số 20 truyện của tập Truyền kỳ mạn lục. Với việc kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố kì ảo và yếu tố hiện thực trong tác phẩm, nhà văn đã thể hiện niềm xót xa, thương cảm đối với số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũng như tấm lòng nâng niu, trân trọng đối với những phẩm chất đẹp đẽ của họ. b. Tóm tắt “Chuyện người con gái Nam Xương” kể về cuộc đời đầy oan khuất của một người thiếu phụ tên là Vũ Nương. Nàng là một người con gái tính đã thùy mị, nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp. Lấy chồng là Trương Sinh chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính, nàng ở nhà phụng dưỡng mẹ già và nuôi con nhỏ. Để dỗ con, tối tối, nàng thường chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha nó. Khi Trương Sinh trở về, lúc đó mẹ già đã mất, đứa con bấy giờ đang bi bô tập nói, ngây thơ kể với chàng về người cha đêm đêm vẫn thường đến nhà nó. Vốn có tính hay ghen, nay càng thêm hiểu lầm, Trương Sinh nghi là vợ hư, về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi vợ đi. Vũ Nương đã hết lời giải thích nhưng không được. Phẫn uất, nàng chạy ra bến Hoàng Giang tự vẫn. Khi Trương Sinh hiểu ra nỗi oan của vợ thì đã muộn, chàng lập đàn giải oan cho nàng. Vũ Nương hiện về giữa dòng sông lúc ẩn, lúc hiện rồi biến mất. c. Bố cục - Phần 1 (từ đầu đến “...như đối với cha mẹ đẻ mình”): Cuộc sống của Vũ Nương từ khi được gả về nhà Trương Sinh. - Phần 2 (tiếp theo đến “...nhưng việc trót đã qua rồi!”): Nỗi oan khuất của Vũ Nương - Phần 3 (còn lại): Vũ Nương được giải oan d. Thể loại Truyền kỳ e. Phương thức biểu đạt Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm 2. Giá trị nội dung, nghệ thuật a. Giá trị nội dung Qua câu chuyện về cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. b. Giá trị nghệ thuật - Thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật. - Kết hợp tự sự với trữ tình. - Có các chi tiết tưởng tượng, kì ảo. Sơ đồ tư duy tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương:
Quảng cáo
|