Mục đích của việc học (Nguyễn Cảnh Toàn)Mục đích của việc học (Nguyễn Cảnh Toàn) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả 1. Tiểu sử Nguyễn Cảnh Toàn sinh ngày 28 tháng 9 năm 1926 tại làng Nghiêm Thắng, tại xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An. 2. Sự nghiệp - Nguyễn Cảnh Toàn vào học ở Trường Quốc học Huế năm 1942 và tốt nghiệp tú tài Toán năm 1944. Đây là thời kỳ có các giáo sư người Pháp giảng dạy nên ông đã hấp thu được một số kiến thức tiến bộ của phương Tây. - Cuối năm 1946, trong kỳ thi toán học đại cương, Nguyễn Cảnh Toàn đã tham dự và đỗ thủ khoa. Năm 1947, trong thời gian kháng chiến, Sở Giáo dục Khu 4 triệu tập ông về dạy toán cho Trường Trung học chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng. - Năm 1951, ông được Bộ Giáo dục Việt Nam điều lên dạy đại học ở Khu học xá Trung ương, đặt tại Nam Ninh (Trung Quốc). - Năm 1954, Nguyễn Cảnh Toàn giảng dạy toán tại trường Đại học Khoa học Hà Nội. - Năm 1957, ông nằm trong số chín cán bộ giảng dạy đại học đầu tiên sang Liên Xô làm thực tập sinh. Năm 1958, ông bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ) tại Đại học Lomonosov. - Trở về Việt Nam năm 1959, ông giảng dạy tại khoa Toán và tự nghiên cứu đề tài khoa học về hình học. - Sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học về hình học, ông tiếp tục giảng dạy tại khoa Toán Đại học sư phạm Hà Nội và đảm nhiệm các chức vụ: chủ nhiệm bộ môn hình học, chủ nhiệm khoa toán, hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1967 – 1975), Thứ trưởng Bộ Giáo dục, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo (1976 – 1989). - Năm 1994, ông nghỉ hưu. Cho đến năm 2006, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy bộ môn toán. - Ông mất ngày 8 tháng 2 năm 2017 tại Hà Nội. Sơ đồ tư duy về tác giả Nguyễn Cảnh Toàn: Tác phẩm 1. Tìm hiểu chung a. Xuất xứ In trong Học và dạy cách học, Nguyễn Cảnh Toàn (chủ biên), Nguyễn Kỳ, Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Tảo, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2004. b. Thể loại Văn bản nghị luận c. Phương thức biểu đạt Nghị luận d. Bố cục - Phần 1 (từ “bước vào thế kỉ” đến … “học để làm người”): giới thiệu vấn đề. - Phần 2 (tiếp theo đến … “văn hóa cơ bản”): học để hiểu. - Phần 3 (tiếp theo đến … “xã hội học tập): học để làm. - Phần 4 (tiếp theo đến … “làm người”): học để hợp tác, cùng chung sống. - Phần 5 (đoạn còn lại): học để làm người. 2. Giá trị nội dung, nghệ thuật a. Giá trị nội dung - Văn bản Mục đích của học đã nhấn mạnh trong tâm mục đích của việc học: học để hiểu, học để làm, học để hợp tác cùng chung sống, học để làm người. Qua đó, giúp người đọc hiểu được tầm quan trọng của việc học, việc học là diễn ra suốt đời. b. Giá trị nghệ thuật - Luận điểm rõ ràng, thuyết phục. - Bố cục bài viết hợp lí, chặt chẽ, các ý được dấn dắt tự nhiên. Sơ đồ tư duy về văn bản Mục đích của việc học:
Quảng cáo
|