Nỗi nhớ thương của người chinh phụ

Nỗi nhớ thương của người chinh phụ bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tác giả

1. Tác giả Đặng Trần Côn

- Đặng Trần Côn (?-?), sống vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, quê ở làng Nhân Mục huyện Thanh Trì, Hà Nội (nay là quận Thanh Xuân - Hà Nội);

- Là người thông minh, học giỏi;

- Tác phẩm: Chinh phụ ngâm và các bài thơ, phú chữ Hán,…

2. Tác giả Phan Huy Ích

- Phan Huy Ích (1751 – 1822) tự Khiêm Thụ Phủ, Chi Hòa, hiệu Dụ Am, Đức Hiên, là quan đại thần trải ba triều đại Lê trung hưng, Tây Sơn và Nguyễn.

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Trích Chinh phụ ngâm – nguyên văn chữ Hán do Đặng Trần Côn sáng tác. Theo sử liệu, vào đời vua Lê Hiển Tông có nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra nên triều đình phải cất quân đi đánh dẹp, nhiều trai tráng phải từ giã gia đình để ra trận. Xúc động trước nỗi đau của người vợ có chồng đi chinh chiến, Đặng Trần Côn đã viết nên tác phẩm này. Chinh phụ ngâm gồm 478 dòng kể về tâm trạng, hoàn cảnh của người thiếu phụ có chồng đi đánh giặc xa chưa về, thể hiện sự oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa và nỗi khát khao tình yêu, hạnh phúc lứa đôi của con người. Tác phẩm được nhiều người diễn Nôm, trong đó bản Chinh phụ ngâm diễn âm tân khúc diễn Nôm bằng thể thơ song thất lục bát của Phan Huy Ích được cho là thành công hơn cả.

- Văn bản trong SGK trích từ dòng 125 đến dòng 152, dịch từ bản diễn Nôm của Phan Huy Ích.

b. Bố cục

- Phần 1 (24 câu thơ đầu): Nỗi buồn man mác của người chinh phụ trông ngóng chồng trở về.

- Phần 2 (còn lại): Nỗi buồn sâu sắc của người chinh phụ

c. Thể loại: Song thất lục bát

d. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp miêu tả

2. Giá trị nội dung, nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Đoạn trích nói về tâm trạng của người phụ nữ có chồng ra chiến trận với nỗi nhớ, khát khao ngày sum họp.

b. Giá trị nghệ thuật

Nghệ thuật biểu hiện tâm trạng của nhân vật trữ tình cùng với tuyệt bút tả cảnh ngụ tình thì nghệ thuật xây dựng nhân vật trong trích đoạn này cho thấy “Chinh phụ ngâm” là một tác phẩm rất phong phú trong cách xây dựng nhân vật, nhất là việc biểu hiện tâm trạng.

Sơ đồ tư duy về văn bản Nỗi nhớ thương của người chinh phụ:

Quảng cáo

Tham Gia Group 2K10 Ôn Thi Vào Lớp 10 Miễn Phí

close