Cảm nhận về truyện ngắn Hai đứa trẻ của nhà văn Thạch LamNgòi bút của Thạch Lam đã tạo những trang viết làm rưng rưng lòng người, bởi ông viết dưới sự dẫn dắt của một tâm hồn đầy vẻ đẹp nhân văn. Quảng cáo
I. TÌM HIỂU TÁC PHẨM 1. Bố cục - Truyện “Hai đứa trẻ” được kết cấu 3 phần. + Phần 1: từ đầu đến cười khanh khách nhỏ dần về phía làng”. Cảnh chiều hôm phố huyện. + Phần 2: từ “trời đã bắt đầu đêm...” đến "... những cảm giác mơ hồ không hiểu”. Cảnh phố huyện về đêm và tâm tình hai đứa trẻ. + Phần 3: phần còn lại. Cảnh phố huyện khi tàu đêm chạy qua và ước vọng mơ hồ của hai đứa trẻ. 2. Chủ đề - Bức tranh chân thật và cảm động về cuộc sống của những người nghèo khổ và những khát vọng mơ hồ, đáng thương. Qua đấy, tác giả bộc lộ niềm cảm thông sâu sắc bằng tấm lòng nhân đạo của mình. II. PHÂN TÍCH 1. Bức tranh chiều tối ở phố huyện Bức tranh phố huyện hiện lên với vẻ xơ xác trong buổi chợ tàn “một chiều êm ả như ru”, có tiếng trống thu không, ếch nhái kêu ran ngoài đồng, ở chợ, đầy những thứ rác rưởi, vỏ thị, lá mía, lá nhãn. Lũ trẻ thì nhặt nhạnh bòn mót. - Không gian phố huyện tràn ngập bóng tối, vẫn có ánh sáng nhưng bóng tối phủ đầy những câu chuyện, những mảnh đời bé nhỏ về cái đói nghèo, xơ xác. - Bóng tối là cái nền cho toàn bộ tác phẩm bên những mảnh đời buồn tẻ, như những ngọn đèn tù mù, leo lét của hàng nước chị Tí, chấm lửa nhỏ vàng của gánh phở bác Siêu, của những ngôi sao lấp lánh, của những con đom đóm bay là là trên mặt đất. - Bức tranh ấy còn có nét hoang dại như tiếng cười khanh khách của cụ Thi nghiện rượu. 2. Cảnh phố huyện về đêm và tâm tình của hai đứa trẻ - Khung cảnh: “một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát”. - Đêm tràn ngập bóng tôi “tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa”. - Cuộc sống: buồn tẻ, hiu hắt với những cuộc đời lam lũ, bế tắc, quẩn quanh trong nghèo túng, không hề có ánh sáng của ngày mai: “đêm nào Liên và em cũng phải ngồi trên chiếc chõng tre dưới gốc cây bàng với cái tối của quang cảnh phổ chung quanh”. Cảnh nheo nhóc của gia đình bác xẩm.. đã tạo nên vẻ tiêu điều, vô vọng. Và nhà văn thương cảm, xót xa: “Chừng ấy con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống nghèo khổ hàng ngày của họ”. 3. Cảnh phố huyện khi tàu đêm đi qua và ước vọng mơ hồ của hai đứa trẻ. - Chút sinh khí thoáng qua từ âm thanh và ánh sáng mỗi khi chuyến tàu đêm đi qua mang đến và hai đứa trẻ mơ hồ một ước vọng. Trong kí ức mơ hồ của Liên, Hà Nội hiện lên với vẻ “sáng rực và huyên náo". Thế nhưng đây là quá khứ, còn hiện tại nơi đây thì tăm tối biết bao! - Nỗi háo hức đợi chuyến tàu đêm là niềm khao khát, ước mơ được sống một cuộc sống tinh thần và vật chất có ý nghĩa hơn. - Ước mơ ấy dường như lụi tàn khi hiện tại đối với chị em Liên mơ ước chỉ là một bát phở, thế mà: “quà bác Siêu là một thứ quà xa xỉ, nhiều tiền, hai chị em không bao giờ mua được”. - Cuộc sống như thế đã từng bước bào mòn, hủy hoại những kiếp đời tội nghiệp III. TỔNG KẾT - Truyện được xây dựng như không có cốt truyện, thế nhưng bằng lời văn nhẹ nhàng, cảm xúc tinh tế, ngôn ngữ giàu hình ảnh đã tạo cho nó sự thành công đặc biệt. - Trung tâm của bức tranh phố huyện nghèo ấy, là hình ảnh chị em Liên va An, với những mơ ước đơn sơ, giản dị mà sao lại quá xa tầm với. Tất cả đều hụt hẫng, rơi vào bóng đêm cuộc đời. - Bằng cái nhìn hiện thực và bút pháp miêu tả có sức gợi, truyện đã để lại những dấu ấn buồn thương, xót xa về những mảnh đời bé nhỏ trong xã hội ngày ấy. - Ngòi bút của Thạch Lam đã tạo những trang viết làm rưng rưng lòng người, bởi ông viết dưới sự dẫn dắt của một tâm hồn đầy vẻ đẹp nhân văn. Loigiaihay.com
Quảng cáo
|