Lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp Địa lí 10Lý thuyết các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp Địa lí 10 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu. Quảng cáo
I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp 1. Vai trò Công nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân vì: - Sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất rất lớn. - Cung cấp hầu hết các tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho tất cả các ngành kinh tế. - Tạo ra sản phẩm tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống xã hội. - Thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, tạo khả năng mở rộng thị trường sản xuất, thị trường lao động, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập, củng cố an ninh quốc phòng. - Chỉ tiêu để đánh giá trình độ phát triển của một nước. 2. Đặc điểm a. Sản xuất công nghiệp bao gồm hai giai đoạn - Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động nguyên liệu. - Giai đoạn 2: Chế biến nguyên liệu, tư liệu sản xuất và vật phẩm tiêu dùng. => Cả 2 giai đoạn đều sử dụng máy móc. b. Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ - Tính chất tập trung thể hiện rõ ở việc tập trung tư liệu sản xuất, nhân công và sản phẩm. - Trên một diện tích nhất định có thể xây dựng nhiều xí nghiệp, thu hút nhiều lao động và tạo ra khối lượng sản phẩm lớn. c. Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công tỉ mỉ và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng - Các hình thức chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa có vai trò đặc biệt trong sản xuất công nghiệp. - Có nhiều cách phân loại ngành công nghiệp: + Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động: công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến. + Dựa vào công dụng kinh tế của sản phẩm: công nghiệp nặng (nhóm A - sản phẩm phục vụ cho sản xuất) và công nghiệp nhẹ (Nhóm B - sản phẩm phục vụ cho tiêu dùng và đời sống con người). II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp Ví dụ: - Khoáng sản: là nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp; trữ lượng, chất lượng và chủng loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối sự phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp. Ví dụ: ngành công nghiệp khai thác và tuyển than của nước ta lập trung ở Quảng Ninh, nơi chiếm 94% trữ lượng than cả nước, hay các nhà máy xi măng lớn của nước ta đều được xây dựng ở những nơi có nguồn đá vôi phong phú như Hoàng Thạch (Hải Dương), Bỉm Sơn (Thanh Hóa), Hà Tiên I (Kiên Giang). - Dân cư và nguồn lao động: + Nơi có nguồn lao động dồi dào cho phép phát triển và phân bố các ngành công nghiệp cần nhiều lao động như dệt - may, giày - da, công nghiệp thực phẩm. Đây là những ngành không đòi hỏi trình độ công nghệ và chuyên môn cao. + Nơi có đội ngũ lao động kĩ thuật cao, công nhân lành nghề gắn với các ngành công nghiệp hiện đại, đòi hỏi hàm lượng công nghệ và “chất xám” cao trong sản phẩm như kĩ thuật điện, điện tử - tin học, cơ khí chính xác,... + Dân cư đông còn tạo nên thị trường tiêu thụ rộng lớn, thúc đẩy sản xuất công nghiệp phát triển. Ví dụ: Nước ta có nguồn lao động trẻ, dồi dào, năng động và giá rẻ => thu hút nhiều vốn FDI từ nước ngoài (Hàn Quốc, Đài Loan, Singapo...). Lao động đông cũng tạo nên thế mạnh các ngành kinh tế trọng điểm ở nước ta như: công nghiệp chế biến, dệt - may, sản xuất hàng tiêu dùng, cơ khí... Loigiaihay.com
Quảng cáo
|