Bài 8 trang 80 SGK Hóa học 10 Nâng cao

Mô tả sự hình thành các liên kết trong phân tử

Quảng cáo

Đề bài

Mô tả sự hình thành các liên kết trong phân tử \(HCl,{C_2}{H_4},C{O_2},{N_2}.\)

Lời giải chi tiết

- Phân tử HCl: Obitan 1s chứa electron độc thân của nguyên tử hiđro xen phủ với obitan 3p chứa electron độc thân của nguyên tử clo, tạo thành một liên kết \(\sigma \).

- Phân tử \({C_2}{H_4}\): Trong phân tử etilen \(\left( {{C_2}{H_4}} \right)\) mỗi nguyên tử cacbon có sự lai hóa \(s{p^2}\). Các obitan lai hóa tạo thành 1 liên kết \(\sigma \) giữa 2 nguyên tử cacbon và hai liên kết \(\sigma \) giữa hai nguyên tử hiđro. Mỗi nguyên tử cacbon còn một obitan p không tham gia lai hóa sẽ xen phủ bên với nhau tạo liên kết \(\pi \). Liên kết giữa hai nguyên tử cacbon là liên kết đôi.

- Phân tử \(C{O_2}\): Phân tử \(C{O_2}\)  có dạng đường thẳng, nguyên tử cacbon lai hóa sp. Hai obitan lai hóa chứa electron độc thân của nguyên tử cacbon xen phủ trục với 2 obitan 2p chứa electron độc thân của 2 nguyên tử oxi, tạo thành 2 liên kết \(\sigma \). Hai obitan 2p không lai hóa của nguyên tử cacbon có chứa electron độc thân xen phủ bên với 2 obitan 2p chứa electron độc thân còn lại của 2 nguyên tử oxi, tạo nên 2 liên kết \(\pi \).

- Phân tử \({N_2}:\) Mỗi nguyên tử nitơ có 3 electron độc thân nằm trên 3 obitan 2p; 2 obitan 2p của hai nguyên tử nitơ xen phủ trục, tạo nên 1 liên kết \(\sigma \). Các obitan p còn lại xen phủ bên với nhau từng đôi một tạo nên 2 liên kết \(\pi \). Như vậy, 2 nguyên tử nitơ liên kết với nhau bằng 1 liên kết \(\sigma \) và 2 liên kết \(\pi \).

loigiaihay.com

Quảng cáo

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close