Bài 7. một số nền văn minh phương tây SBT Lịch sử 10 Cánh Diều

Hải cảng nước sâu và kín gió là một trong những cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã thời kì cổ đại vì tạo điều kiện

Tổng hợp đề thi học kì 2 lớp 10 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Trả lời câu hỏi câu 1 trang 19 SBT Lịch sử 10

Câu 1. Hải cảng nước sâu và kín gió là một trong những cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã thời kì cổ đại vì tạo điều kiện

A, Cho giai cấp chủ nô thiết lập chế độ trung ương tập quyền.

B, Xây dựng những thành phố đông dân cư.

C, Trồng các loại cây nông nghiệp lâu năm.

D, Phát triển kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp và hàng hải.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu Bài 7 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Hải cảng nước sâu và kín gió là một trong những cơ sở hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã thời kì cổ đại vì tạo điều kiện phát triển kinh tế thủ công nghiệp, thương nghiệp và hàng hải.

Chọn D

Câu 2

Trả lời câu hỏi câu 2 trang 19 SBT Lịch sử 10

Câu 2. Các nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại được hình thành ở khu vực nào sau đây?

A, Lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, châu Phi.

B, Vùng ven biển, trên các bán đảo và đảo thuộc Địa Trung Hải.

C, Các đồng bằng rộng lớn ở Địa Trung Hải.

D, Các cao nguyên rộng lớn ở châu Âu.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu Bài 7 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Các nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại được hình thành ở vùng ven biển, trên các bán đảo và đảo thuộc Địa Trung Hải.

Chọn C

Câu 3

Trả lời câu hỏi câu 3 trang 19 SBT Lịch sử 10

Câu 3. Nền văn minh phương Đông cổ đại là một trong những cơ sở tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã thời kì cổ đại vì

A, Không có văn minh phương Đông cổ đại thì không thể có văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại.

B, Chế độ quân chủ chuyên chế của nền văn minh phương Đông cổ đại là hình mẫu cho nền văn minh Hy Lạp, La Mã cổ đại.

C, Các công trình kiến trúc của nền văn minh phương Đông cổ đại là hình mẫu cho kiến trúc Hy Lạp, La Mã cổ đại.

D, Cư dân Hy Lạp, La Mã có điều kiện tiếp thu, giao lưu với văn minh phương Đông để phát triển hơn.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu Bài 7 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Nền văn minh phương Đông cổ đại là một trong những cơ sở tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã thời kì cổ đại vì cư dân Hy Lạp, La Mã có điều kiện tiếp thu, giao lưu với văn minh phương Đông để phát triển hơn.

Chọn A

Câu 4

Trả lời câu hỏi câu 4 trang 20 SBT Lịch sử 10

Câu 4. Chế độ dân chủ cổ đại là cơ sở tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã thời kì cổ đại vì

A, Tạo điều kiện cho nhiều giai cấp, tầng lớp tham gia xây dựng nền văn minh.

B, Là điều kiện tiên quyết để sáng tạo nên những thành tựu văn minh.

C, Chế độ quân chủ chuyên chế không phù hợp để sáng tạo nên những thành tựu văn minh.

D, Tạo điều kiện cho tầng lớp nô lệ có quyền dân chủ, tham gia vào bộ máy nhà nước.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu Bài 7 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Chế độ dân chủ cổ đại là cơ sở tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã thời kì cổ đại vì tạo điều kiện cho nhiều giai cấp, tầng lớp tham gia xây dựng nền văn minh.

Chọn A

Câu 5

Trả lời câu hỏi câu 5 trang 20 SBT Lịch sử 10

Câu 5. Chế độ bóc lột lao động tầng lớp nô lệ là cơ sở xã hội tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã thời kì cổ đại vì tạo điều kiện

A, Thiết lập chế độ dân chủ cổ đại.

B, Cho tầng lớp nô lệ tham gia vào bộ máy nhà nước.

C, Cho giai cấp chủ nô có tiềm lực về kinh tế, chính trị.

D, Giao lưu, kế thừa văn minh phương Đông cổ đại.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu Bài 7 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Chế độ bóc lột lao động tầng lớp nô lệ là cơ sở xã hội tác động đến sự hình thành và phát triển của nền văn minh Hy Lạp, La Mã thời kì cổ đại vị tạo điều kiện cho giai cấp chủ nô có tiềm lực về kinh tế, chính trị.

Chọn C

Câu 6

Trả lời câu hỏi câu 6 trang 20 SBT Lịch sử 10

Câu 6. Sự ra đời của giai cấp tư sản là bối cảnh dẫn đến sự phát triển của văn minh thời Phục hưng vì họ

A, Mong muốn hợp tác với giai cấp phong kiến cải cách Giáo hội Thiên Chúa giáo.

B, Có mâu thuẫn với tầng lớp quý tộc phong kiến đang cản trở sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.

C, Muốn thành lập các lãnh địa phong kiến, thiết lập chế độ phong kiến tập quyền.

D, Muốn tiến hành các cuộc phát kiến địa lí, mở rộng thị trường buôn bán.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu Bài 7 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Sự ra đời của giai cấp tư sản là bối cảnh dẫn đến sự phát triển của văn minh thời Phục hưng vì họ có mâu thuẫn với tầng lớp quý tộc phong kiến đang cản trở sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa.

Chọn B

Câu 7

Trả lời câu hỏi câu 7 trang 20 SBT Lịch sử 10

Câu 7. Trong giai đoạn đầu, giai cấp tư sản đấu tranh chống lại chế độ phong kiến bằng hình thức nào sau đây?

A, Không nộp thuế cho nhà vua.

B, Đấu tranh đòi các quyền lợi về kinh tế.

C, Đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hoá.

D, Làm cách mạng lật đổ chế độ phong kiến.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu Bài 7 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Trong giai đoạn đầu, giai cấp tư sản đấu tranh chống lại chế độ phong kiến bằng hình thức đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa.

Chọn C

Câu 8

Trả lời câu hỏi câu 8 trang 20 SBT Lịch sử 10

Câu 8.  “Quê hương” của nền văn minh thời Phục hưng là

A, Hy Lạp.

B, I-ta-li-a.

C, Anh.

D, Pháp.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu Bài 7 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

“Quê hương” của nền văn minh thời Phục hưng là I-ta-li-a.

Chọn B

Câu 9

Trả lời câu hỏi câu 9 trang 20 SBT Lịch sử 10

Câu 9. Sự hình thành chủ nghĩa nhân văn tại các thành thị trung đại là một trong những bối cảnh lịch sử của nền văn minh thời Phục hưng vì

A, Các cuộc cách mạng tư sản ở các nước Tây Âu sẽ bùng nổ tại các thành thị trung đại.

B, Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thay thế quan hệ sản xuất phong kiến.

C, Nhiều trường đại học được thành lập, tạo điều kiện phát triển các ngành nghệ thuật.

D, Giai cấp phong kiến có cơ hội tiếp thu những tư tưởng tiến bộ.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu Bài 7 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Sự hình thành chủ nghĩa nhân văn tại các thành thị trường đại là một trong những bối cảnh lịch sử của nền văn minh thời Phục hưng vì có nhiều trường đại học được thành lập, tạo điều kiện phát triển các ngành nghệ thuật.

Chọn C

Câu 10

Trả lời câu hỏi câu 10 trang 21 SBT Lịch sử 10

Câu 10. Ý nào sau đây không phản ánh đúng ý nghĩa của văn minh thời Phục hưng?

A, Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời.

B, Đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân.

C, Đề cao quyền độc lập của các dân tộc.

D, Xây dựng thế giới quan tiến bộ của giai cấp tư sản.

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu Bài 7 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Ý nghĩa của phong trào văn hóa Phục Hưng là: Lên án nghiêm khắc Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời, đề cao giá trị nhân bản và tự do cá nhân, xây dựng thế giới quan tiến bộ của giai cấp tư sản.

Chọn D

Câu 11

Trả lời câu hỏi câu 11 trang 21 SBT Lịch sử 10

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu Bài 7 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Từ kiến thức đã học được trong Bài 7 – SGK Lịch sử 10, ta có thể điền tên tầng lớp ở cột B tương ứng với cột A như sau:

1, Chủ nô

2, Nông dân

3, Nô lệ

Câu 12

Trả lời câu hỏi câu 12 trang 21 SBT Lịch sử 10

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu Bài 7 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Từ kiến thức đã được học trong bài và hiểu biết vốn có, ta có thể sắp xếp các từ vào các cột lần lượt như sau:

1, Dương lịch;

2, Chữ La-tinh;

3, Định lí Pi-ta-go, Lực đẩy Ác-si-mét

4, Thiên Chúa giáo

5, I-li-át và Ô-đi-xê

6, Đền Pác-tê-nông, Tượng lực sĩ ném đĩa, Đấu trường Cô-li-dê

7, Đại hội thể thao Ô-lim-pic


Câu 13

Trả lời câu hỏi câu 13 trang 22 SBT Lịch sử 10

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu Bài 7 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Từ kiến thức đã được tiếp thu và kinh nghiệm, hiểu biết vốn có, ta có thể ghép các thành tựu ở cột A với ý nghĩa của nó ở cột B lần lượt như sau:

1 – B, 2 – A, 3 – D, 4 – C, 5 – G, 6 – E

Câu 14

Trả lời câu hỏi câu 14 trang 22 SBT Lịch sử 10

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu Bài 7 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

Từ kiến thức đã được tiếp thu và kinh nghiệm, hiểu biết vốn có, ta có thể ghép các lĩnh vực ở cột A với các nhân vật lịch sử của nó ở cột B lần lượt như sau:

1 - A; E, 2 – G, 3 – I, 4 – B, 5 – C, 6 - D

Câu 15

Trả lời câu hỏi câu 15 trang 23 SBT Lịch sử 10

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu Bài 7 – SGK Lịch Sử 10

Xem các video, tài liệu liên quan đến 2 địa điểm nói trên

Lời giải chi tiết:

Đền Pác-tê-nông

Thời gian xây dựng: Năm 447 TCN

Địa điểm: Athens Hy Lạp

Chức năng: Thờ thần vệ nữ Athena – nữ thần bảo hộ, chiến tranh luôn đại diện cho trí tuệ và chính nghĩa.

Đặc điểm kiến trúc: Đền với 18 cột phía mặt trước, bên cạnh 17 cột và hành lang xung quanh là 46 cây cột lớn. Cột được tạo thành do chồng nhiều lớp đá tròn lên nhau, toàn bộ ngôi đền cũng được thợ ghép các tảng đá với nhau mà không cần dùng bất cứ chất kết dính gì. 

Ý nghĩa: Đền Parthenon Hy Lạp không phải là ngôi đền có diện tích lớn nhất ở Hy Lạp nhưng nó lại đại diện cho cả một nền kiến trúc đỉnh cao. Công trình này cũng được vinh danh là 1 trong 7 Kỳ quan của Thế giới cổ đại.

Câu 16

Trả lời câu hỏi câu 16 trang 23 SBT Lịch sử 10

Phương pháp giải:

Đọc và nghiên cứu Bài 7 – SGK Lịch Sử 10

Lời giải chi tiết:

a) "Những kết quả nghiên cứu của các nhà bác học thời Phục hưng không những đã góp phần cống hiến to lớn vào sự phát triển khoa học của nhân loại, mà đã thực sự là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực tư tưởng, đã đập tan thế giới quan duy tâm thần bí của Giáo hội, xây dựng thế giới quan duy vật tiến bộ”.

b) Ý nghĩa:

Là một bước tiến lớn trong lịch sử văn minh ở Tây Âu.

Là cầu nối từ văn hóa phong kiến sang văn hóa tư sản. Là khởi đầu của văn minh Tây Âu thời cận đại.

Quảng cáo

2k8 Tham gia ngay group chia sẻ, trao đổi tài liệu học tập miễn phí

close