Bài 15. Một số thành tựu của văn minh Đại Việt SBT Lịch sử 10 Cánh DiềuMột trong những thành tựu tiêu biểu về chính trị của tiền văn minh Đại Việt là? Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thành tựu trong lĩnh vực kinh tế Đại Việt (thế kỉ X - giữa thế kỉ XIX)? Thành tựu về giáo dục, khoa cử của văn minh Đại Việt (thế kỉ X - giữa thế kỉ XIX) là? Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Trả lời câu hỏi câu 1 trang 42 SBT Lịch sử 10 Câu 1. Một trong những thành tựu tiêu biểu về chính trị của tiền văn minh Đại Việt là A. Vua trực tiếp quản lí nhà nước mà không thông qua các cấp trung gian. B. Việc chia cả nước thành các đạo, phủ, châu/ huyện do vua trực tiếp quản lý. C. Tổ chức bộ máy nhà nước được hoàn thiện dần từ trung trong đền địa phương. D. Các cơ quan chuyên môn có vai trò quyết định đối với việc quản lí nhà nước. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 15 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Trải qua các triều đại, tổ chức bộ máy nhà nước của Đại Việt không ngừng được củng cố, hoàn thiện từ trung ương đến địa phương, đặc biệt là việc chia cả nước ra thành các đạo, phủ, châu/ huyện do vua trực tiếp quản lý Chọn C Câu 2 Trả lời câu hỏi câu 2 trang 42 SBT Lịch sử 10 Câu 2. Nội dung nào sau đây phản ánh đúng thành tựu trong lĩnh vực kinh tế Đại Việt (thế kỉ X - giữa thế kỉ XIX)? A. Xây dựng được nền kinh tế tự chủ và toàn diện. B. Kinh tế nông nghiệp phát triển đỉnh cao ở thời Lý. C. Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. D. Mở rộng giao lưu buôn bán với tất cả các nước châu Á. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 15 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Nội dung đã phản ánh đúng thành tựu trong lĩnh vực kinh tế Đại Việt (thế kỉ X - giữa thế kỉ XIX) đó là: Đại Việt đã xây dựng được nền kinh tế tự chủ và toàn diện. Chọn A Câu 3 Trả lời câu hỏi câu 3 trang 42 SBT Lịch sử 10 Câu 3. Thành tựu về giáo dục, khoa cử của văn minh Đại Việt (thế kỉ X - giữa thế kỉ XIX) là A. Xây dựng Quốc Tử Giám, tổ chức thi cử, tuyển chọn quan lại. B. Tổ chức đều đặn ba năm một lần các kì thi Hương, thi Hội, thi Đình. C. Nội dung thi cử bao gồm cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. D. Sử dụng chữ quốc ngữ làm chữ viết chính thức trong thi cử. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 15 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Văn Miếu được xây dựng năm 1070 dưới thời vua Lý Thánh Tông, là nơi thờ Khổng Tử, Chu Công và Tứ phối. Văn Miếu được dùng để dạy cho con vua và gia đình quý tộc, về sau được chọn là nơi để tổ chức thi cử, tuyển chọn quan lại. Văn Miếu – Quốc Tử Giám không chỉ là trường đại học đầu tiên của nước ta mà còn như một ngọn nến luôn rực cháy, thắp sáng truyền thống hiếu học của người Việt. Chọn A Câu 4 Trả lời câu hỏi câu 4 trang 43 SBT Lịch sử 10 Câu 4. Một trong những tác phẩm y học tiêu biểu của văn minh Đại Việt được biên soạn trong giai đoạn thế kỉ XV-XVIII là A. Hải Thượng y tông tâm lĩnh. B. Hồng Nghĩa giác tư y tư. C. Nam được thân hiệu. D. Y thư lượt sao. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 15 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Hải Thượng y tông tâm lĩnh là một bộ sách y học nổi tiếng của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Bộ sách được viết vào năm 1770 bằng chữ Hán, bao gồm 28 tập, 66 quyển, bao gồm lý, pháp, phương, dược và biện chứng luận trị về nội khoa và ngoại khoa, sản phụ khoa, khoa nhi, cấp cứu... đạo đức y học, vệ sinh phòng bệnh. Chọn A Câu 5 Trả lời câu hỏi câu 5 trang 43 SBT Lịch sử 10 Câu 5. Nét độc đáo trong nghệ thuật kiến trúc Đại Việt (thế kỉ X- giữa thế kỉ XIX) là A. Kiến trúc đồ sộ, quy mô lớn. B. Chỉ tập trung ở kinh đô Thăng Long. C. Chịu ảnh hưởng của tôn giáo. D. Chịu ảnh hưởng của Phật giáo. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 15 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Nét độc đáo trong nghệ thuật kiến trúc Đại Việt từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX là chịu ảnh hưởng của tôn giáo. Chọn C Câu 6 Trả lời câu hỏi câu 6 trang 43 SBT Lịch sử 10 Câu 6. Nội dung nào sau đây không phải là tín ngưỡng của cư dân trong nền văn minh Đại Việt? A. Thờ cúng tổ tiên, thờ người có công với đất nước. B. Tôn trọng giá trị văn hoá truyền thống. C. Thờ Mẫu, thờ Thành hoàng, thờ tổ nghề. D. Thờ thần Mặt Trời và thần Sáng tạo. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 15 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Dưới thời Đại Việt, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên tiếp tục dược duy trì, tín ngưỡng thờ Thành hoàng (người có công với làng, nước) ngày càng phổ biến ở các làng xã. Ngoài ra, tín ngưỡng thờ Mẫu, thờ các anh hùng, tổ nghề,... cũng được phát triển, tạo nên truyền thống văn hóa tốt đẹp trong cộng đồng. Chọn D Câu 7 Trả lời câu hỏi câu 7 trang 43 SBT Lịch sử 10 Câu 7. Một trong những thành tựu quan trọng về kiến trúc của tiền văn minh Đại Việt là A. Hoàng thành Thăng Long. B. Kinh đô Phong Châu. C. Thành Cổ Loa. D. Quần thể tháp Bánh Ít. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 15 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Nghệ thuật kiến trúc thời kỳ này là phát triển mạnh mẽ hệ thống cung điện, chùa, tháp, thành quách được xây dựng ở nhiều nơi với quy mô lớn, trong đó phải kể đến là quần thể di tích Hoàng Thành Thăng Long. Chọn A Câu 8 Trả lời câu hỏi câu 8 trang 43 SBT Lịch sử 10 Câu 8. Bằng những hiểu biết của bản thân và kiến thức đã học, hãy lập bảng thể hiện một số sự kiện tiêu biểu về giáo dục, khoa cử trong nền văn minh Đại Việt Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 15 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Từ kiến thức và hiể biết của bản thân ta có thể lập bẳng thể hiện một số sự kiện tiêu biểu về giáo dục, khoa cử trong nền văn minh Đại Việt như sau:
Câu 9 Trả lời câu hỏi câu 9 trang 43 SBT Lịch sử 10 Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 15 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Từ kiến thức đã được học và hiểu biết của bản thân, ta có thể hoàn thành sơ đồ 15 như sau: 1, Chính trị: + Tổ chức bộ máy nhà nước: Được hoàn thiện dần từ trung ương đến địa phương,... + Luật pháp thành văn trở thành công cụ để tổ chức, quản lí xã hội và bảo vệ giai cấp thống trị, an ninh quốc gia, bảo vệ sản xuất 2, Kinh tế: + Nông nghiệp nhà nước thực hiện nhiều chính sách thúc đẩy sản xuất,... + Thủ công nghiệp dân gian và thủ công nghiệp nhà nước phát triển, với nhiều ngành nghề, sản phẩm. + Thương nghiệp: nội thương và ngoại thương phát triển, xuất hiện nhiều chợ, trung tâm buôn bán,... 3, Tư tưởng, tôn giáo: + Tư tưởng chủ đạo: yêu nước, thân dân,... + Phật giáo: phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần. + Nho giáo: trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước Đại Việt. 4, Giáo dục, thi cử: + Hệ thống trường học được xây dựng và ngày càng mở rộng,... + Thi cử ngày càng quy củ, chặt chẽ, đặc biệt là dưới thời Lê sơ,... Câu 10 Trả lời câu hỏi câu 10 trang 44 SBT Lịch sử 10 Câu 10. Đọc đoạn tư liệu sau: "Mùa xuân, tháng 2 năm 1038], vua ngự ra cửa Bố Hải cày ruộng Tịch điền. Sai Hữu ti dọn cỏ đắp đàn. Vua thấn tể Thần Nông, tể xong tự cân cày để làm lễ tự cày. Các quan tả hữu có người can rằng: Đó là công việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế? Vua Hỏi: Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lại lấy gì cho thiên hạ noi theo. Nói xong đẩy cày ba lần rồi thôi". (Đại Việt sử ký toàn thư, Ngô Sĩ Liên và các tử thần triều Hậu Lê) Theo em, thông tin trong đoạn tư liệu trên cho biết điều gì về thời Lý? Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 15 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Nội dung của đoạn tư liệu cho thấy chính sách nông nghiệp dưới thời Lý, và minh chứng cho mối quan hệ giữa vua với quan lại và dân chúng rất gần gũi, vua không ngại sắn quần, sắn áo xuống ruộng cày cho nhân dân và quan lại noi theo. Điều đó chứng tỏ, Vua rất quan tâm tới nhân dân và chính sách phát triển nông nghiệp của nước nhà. Câu 11 Trả lời câu hỏi câu 11 trang 44 SBT Lịch sử 10 Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 15 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết:
Câu 12 Trả lời câu hỏi câu 12 trang 44 SBT Lịch sử 10 Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 15 – SGK Lịch Sử 10 Lời giải chi tiết: Địa điểm: quận Ba Đình (Hà Nội) Thời gian xây dựng lần đầu: Công trình nguyên bản được xây vào thời vua Lý Thái Tông mùa đông năm 1049 và hoàn thiện vào năm 1105 thời vua Lý Nhân Tông Giá trị: Là công trình kiến trúc Phật giáo tiêu biểu của Việt Nam; biểu hiện cho sự phát triển của Phật giáo. Thông điệp: giữ gìn, phát huy nét đẹp của triết lí đạo Phật,… Câu 13 Trả lời câu hỏi câu 13 trang 44 SBT Lịch sử 10 Câu 13. Trong các thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt, em ấn tượng nhất với thành tựu nào? Hãy viết một bài văn ngắn thể hiện cảm nhận của em về thành tựu đó. Phương pháp giải: Đọc và nghiên cứu kỹ Bài 15 – SGK Lịch Sử 10 Tài liệu, sách tham khảo và các video liên quan đến các thành tựu nổi bật của nước ta có từ nền văn minh Đại Việt Lời giải chi tiết: Chùa Một Cột Chùa Một Cột là một trong những địa điểm du lịch đẹp ở Hà Nội luôn thu hút lượng lớn du khách ghé thăm mỗi ngày. Chùa xưa được vua Lý xây dựng trên đất thôn Thanh Bảo, huyện Quảng Đức, phía Tây hoàng thành Thǎng Long xưa. Ngày nay chùa nằm ở phố Chùa Một Cột, ngay cạnh quần thể di tích Quảng trường Ba Đình – Lăng Chủ Tịch ở trung tâm quận Ba Đình, Hà Nội, cách Trung Tâm Hội Nghị 37 Hùng Vương 0,3 km. Theo sử xưa, chùa được vua Lý Thái Tông cho xây dựng vào mùa đông năm 1049. Tích xưa còn lưu lại câu chuyện vua Lý Thái Tông nằm chiêm bao thấy Phật Quan Âm tọa thiền trên tòa hoa sen sáng rực, đưa tay dắt vua lên đài. Tỉnh mộng vua đã cho dựng chùa Một Cột với lối kiến trúc tựa như trong giấc mơ. Từ đó người ta thấy một ngôi chùa với kết cấu một cột độc đáo, dáng tựa đài sen vươn lên giữa mặt hồ Linh Chiểu ở kinh thành Thăng Long. Tổ chức Kỉ lục Châu Á đã xác nhận chùa Một Cột là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á” năm 2012. Kỉ lục Guiness Việt Nam cũng ghi nhận chùa Một Cột là “Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam”. Chùa Một Cột là một công trình kiến trúc xuất sắc thể hiện tính dân tộc đậm nét. Không gian chùa là bản giao hưởng của tính sáng tạo trong kiến trúc kết hợp nghệ thuật điêu khắc đá, hội họa, chạm khắc gỗ… Tất cả đều rất dân tộc, rất Việt Nam! Kiến trúc của chùa Một Cột độc đáo có “một không hai”. Chùa được tạo hình giống như một đóa hoa sen nở trên mặt nước – loài hoa tượng trưng cho sự tinh khiết và cao quý của Phật pháp. Vì vậy dân gian vẫn gọi chùa Một Cột là Liên Hoa Đài. Toàn bộ không gian chùa đều được đặt trên một trụ đá dưới hồ Linh Chiểu. Trên thực tế trụ gồm 2 khối đá nhưng được gắn kết khéo léo như một tạo nên sự độc đáo cho kiến trúc chùa. Bên trong chùa đặt tượng Phật Quan Âm với lối trang trí tinh xảo, sắc nét. Tượng Phật được thiết kế mô phỏng theo giấc mộng của vua Lý Thái Tông xưa – Phật Quan Âm ngồi trên đài sen sáng rực, tỏa ánh hào quang… Xung quanh chùa là hồ Linh Chiểu được bao bọc bằng tường gạch thấp. Ngoài những nét kiến trúc độc đáo chùa Một Cột còn là đỉnh cao của triết học phương Đông. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng không gian chùa được xây dựng hài hòa giữa triết lý âm – dương. Chùa được dựng hình vuông tượng trưng cho âm. Trong khi đó cột đỡ chùa hình tròn tượng trưng cho dương. Đó chính sự hài hòa của đất trời, sinh – tử, âm – dương… Dù kiến trúc nguyên bản của chùa Một Cột thời Lý không còn nữa nhưng ngôi chùa là sự nhắc nhớ về một thời vang bóng và là niềm tự hào của dân tộc.
Quảng cáo
|