Bài 2 trang 95 SGK Hoá học 12

Hãy nêu cơ chế của sự ăn mòn điện hoá học?

Quảng cáo

Đề bài

Hãy nêu cơ chế của sự ăn mòn điện hoá học?

Video hướng dẫn giải

Lời giải chi tiết

Cơ chế ăn mòn điện hóa học: 

Lấy sự ăn mòn sắt làm thí dụ:

+ Trong không khí ẩm, trên bề mặt của lớp sắt luôn có một lớp nước rất mỏng đã hòa tan O2 và CO2 trong khí quyển tạo thành một dung dịch chất điện ly.

+ Sắt và các tạp chất (chủ yếu là cacbon) cùng tiếp xúc với dung dịch đó tạo nên vô số pin rất nhỏ mà sắt là cực âm và cacbon là cực dương

+ Tại cực âm: sắt bị oxi hóa thành ion Fe2+

Fe \( \to\) Fe2+ + 2e

Các electron được giải phóng chuyển dịch đến cực dương

+ Tại vùng cực dương: O2 hòa tan trong nước bị khử thành ion hiđroxit

O2 + 2H2O + 4e \( \to\) 4OH-

Các ion Fe2+ di chuyển từ vùng anot qua dung dịch điện ly yếu đến vùng catot và kết hợp với ion OH- để tạo thành sắt (II) hiđroxit. Sắt (II) hiđroxit tiếp tục bị oxi hóa bởi oxi của không khí thành sắt (III) hiđroxit

Chất này bị phân hủy thành sắt (II) oxit

Loigiaihay.com

  • Bài 3 trang 95 SGK Hoá học 12

    Giải bài 3 trang 95 SGK Hoá học 12. Hãy nêu tác hại của sự ăn mòn kim loại và cách chống ăn mòn kim loại?

  • Bài 4 trang 95 SGK Hoá học 12

    Giải bài 4 trang 95 SGK Hoá học 12. Trong hai trường hợp sau đây, trường hợp nào vỏ tàu được bảo vệ? Giải thích?

  • Bài 5 trang 95 SGK Hoá học 12

    Giải bài 5 trang 95 SGK Hoá học 12. Cho lá sắt vào

  • Bài 6 trang 95 SGK Hoá học 12

    Giải bài 6 trang 95 SGK Hoá học 12. Một dây phơi quần áo gồm một đoạn dây đồng nối với một đoạn dây thép. Hiện tượng nào sau đây xảy ra ở chỗ nối hai đoạn dây khi để lâu ngày?

  • Bài 1 trang 95 SGK Hoá học 12

    Giải bài 1 trang 95 SGK Hoá học 12. Ăn mòn kim loại là gì? Có mấy dạng ăn mòn kim loại? Dạng nào xảy ra phổ biến hơn?

Quảng cáo

Group Ôn Thi ĐGNL & ĐGTD Miễn Phí

close