Tổng hợp 10 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 6 kết nối tri thức có đáp ánTải vềTổng hợp 10 đề kiểm tra giữa học kì 1 Văn 6 kết nối tri thức có đáp án Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 6 tất cả các môn - Kết nối tri thức Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên... Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tải về
Đề 1 Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Mình về với Bác đường xuôi, Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người Nhớ Ông Cụ mắt sáng ngời, Áo nâu, túi vải đẹp tươi lạ thường! Nhớ Người những sáng tinh sương, Ung dung yên ngựa trên đường suối reo. Nhớ chân Người bước lên đèo, Người đi rừng núi trông theo bóng Người… (Tố Hữu, Việt Bắc, theo https://www.thivien.net/) Câu 1 (1 điểm): Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu đáp án đúng cho mỗi câu hỏi sau: 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? A. Lục bát B. Lục bát biến thể C. Thơ tự do D. Thơ tám chữ 2. Các từ Bác, Người, Ông Cụ trong đoạn thơ dùng để chỉ ai? A. Tác giả B. Đồng bào Việt Bắc C. Chủ tịch Hồ Chí Minh D. Chỉ các đối tượng khác nhau 3. Từ nào sau đây là từ láy? A. Sáng ngời B. Rừng núi C. Đẹp tươi D. Ung dung 4. Đoạn thơ trên thể hiện tình cảm của ai đối với ai? A. Tình cảm của đồng bào Việt Bắc đối với Bác Hồ, với cách mạng B. Tình cảm của đồng bào Việt Bắc đối với tác giả C. Tình cảm của Bác Hồ đối với nhân dân D. Tình cảm của Bác Hồ đối với tác giả Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra các tiếng mang vần trong hai câu thơ: Mình về với Bác đường xuôi, Thưa giùm Việt Bắc không nguôi nhớ Người. Câu 3 (0,5 điểm): Hình ảnh Bác Hồ hiện lên trong đoạn thơ có đặc điểm gì nổi bật? Câu 4 (1 điểm): Tìm và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên. Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Viết đoạn văn nêu cảm nhận về một nhân vật đã học, trong đó có sử dụng 2 từ láy, 2 từ ghép Câu 2 (5 điểm): Cảm nhận của em về đoạn thơ sau: “Nhưng còn cần cho trẻ Tình yêu và lời ru Thế nên mẹ sinh ra Để bế bồng, chăm sóc Mẹ mang về tiếng hát Từ cái bống, cái bang Từ cái hoa rất thơm Từ cánh cò rất trắng Từ vị gừng rất đắng Từ vết lấm chưa khô Từ đầu nguồn cơn mưa Từ bãi sông cát vắng…” (Xuân Quỳnh, Chuyện cổ tích về loài người) Đề 2 Phần I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: CÁ CHÉP VÀ CON CUA Cá chép con dạo chơi trong hồ nước. Lúc đi ngang nhà cua, thấy cua đang nằm, vẻ mặt rất đau đớn, cá chép bèn bơi lại gần và hỏi: - Bạn cua ơi, bạn làm sao thế? Cua trả lời: - Tớ đang lột xác bạn ạ. - Ôi, chắc là bạn đau lắm. Nhưng tại sao bạn lại phải làm như thế ? - Họ hàng nhà tớ ai cũng phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được, dù rất đau đớn cá chép con ạ. - À, bây giờ thì tớ đã hiểu. (Những mẩu chuyện thiếu nhi chọn lọc - NXB Kim Đồng, 2009)
Câu 1 (2 điểm): Khoanh tròn vào đáp án đúng trong các câu hỏi sau: 1. Văn bản trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất B. Ngôi thứ ba C. Ngôi thứ nhất số nhiều D. Ngôi kể thay đổi linh hoạt 2. Các nhân vật xuất hiện trong văn bản là? A. Thỏ và rùa B. Thỏ và ếch C. Cáo và cua D. Cá chép con và cua 3. Văn bản trên sử dụng chủ yếu biện pháp tu từ nghệ thuật nào? A. So sánh B. Ẩn dụ C. Nhân hóa D. Hoán dụ 4. Vì sao họ hàng nhà cua phải lột xác dù rất đau đớn? A. Vì phải lột xác thì mới lớn lên và trưởng thành được B. Vì lột xác xong sẽ có bộ vỏ có màu sắc rất đẹp C. Vì càng lột xác thì vỏ sẽ càng cứng hơn D. Vì để ngụy trang với các loài vật to lớn hơn Câu 2 (1 điểm): Tìm trong văn bản lời của người kể chuyện và lời nhân vật. Câu 3 (1 điểm): Từ câu chuyện trên, em nhận được thông điệp nào? Trình bày bằng 2-3 câu văn. Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm) Viết một đoạn văn kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của em. Đề 3 Phần I: ĐỌC - HIỂU (4 điểm) Đọc văn bản sau: SỰ TÍCH CÂY NGÔ Năm ấy, trời hạn hán. Cây cối chết khô vì thiếu nước, bản làng xơ xác vì đói khát. Nhiều người phải bỏ bản ra đi tìm nơi ở mới. Ở nhà nọ chỉ có hai mẹ con. Người mẹ ốm đau liên miên và cậu con trai lên 7 tuổi. Cậu bé tên là Aưm, có nước da đen nhẫy và mái tóc vàng hoe. Tuy còn nhỏ nhưng Aưm đã trở thành chỗ dựa của mẹ. Hằng ngày, cậu dậy sớm vào rừng kiếm măng, hái nấm, hái quả mang về cho mẹ. Nhưng trời ngày càng hạn hán hơn. Có những lần cậu đi cả ngày mà vẫn không tìm được thứ gì để ăn. Một hôm, vừa đói vừa mệt cậu thiếp đi bên bờ suối. Trong mơ, cậu nhìn thấy một con chim cắp quả gì to bằng bắp tay, phía trên có chùm râu vàng như mái tóc của cậu. Con chim đặt quả lạ vào tay Aưm rồi vỗ cánh bay đi. Tỉnh dậy Aưm thấy quả lạ vẫn ở trên tay. Ngạc nhiên, Aưm lần bóc các lớp vỏ thì thấy phía trong hiện ra những hạt màu vàng nhạt, xếp thành hàng đều tăm tắp. Aưm tỉa một hạt bỏ vào miệng nhai thử thì thấy có vị ngọt, bùi. Mừng quá, Aưm cầm quả lạ chạy một mạch về nhà. Mẹ của cậu vẫn nằm thiêm thiếp trên giường. Thương mẹ mấy ngày nay đã đói lả, Aưm vội tỉa những hạt lạ đó mang giã và nấu lên mời mẹ ăn. Người mẹ dần dần tỉnh lại, âu yếm nhìn đứa con hiếu thảo. Còn lại ít hạt, Aưm đem gieo vào mảnh đất trước sân nhà. Hằng ngày, cậu ra sức chăm bón cho cây lạ. Nhiều hôm phải đi cả ngày mới tìm được nước uống nhưng Aưm vẫn dành một gáo nước để tưới cho cây. Được chăm sóc tốt nên cây lớn rất nhanh, vươn những lá dài xanh mướt. Chẳng bao lâu, cây đã trổ hoa, kết quả. Mùa hạn qua đi, bà con lũ lượt tìm về bản cũ. Aưm hái những quả lạ có râu vàng hoe như mái tóc của cậu biếu bà con để làm hạt giống. Quý tấm lòng thơm thảo của Aưm, dân bản lấy tên câu bé đặt tên cho cây có quả lạ đó là cây Aưm, hay còn gọi là cây ngô. Nhờ có cây ngô mà từ đó, những người dân Pako không còn lo thiếu đói nữa. (Truyện cổ tích Việt Nam - Nguồn truyencotich.vn) Câu 1 (0.5 điểm): Truyện Sự tích cây ngô thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích Câu 2 (0.5 điểm): Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất Câu 3 (0.5 điểm): Trong câu chuyện, em bé cứu sống được mẹ là nhờ tìm được thầy lang giỏi, theo em đúng hay sai? A. Đúng Câu 4 (0.5 điểm): Theo em, cây ngô biểu tượng cho điều gì của dân làng Pako? A. Biểu tượng cho sự sống và lòng hiếu thảo Câu 5 (0.5 điểm): Vì sao em bé lại đem giống ngô cho mọi người? A. Vì em nghĩ mọi người đều thương yêu em Câu 6 (0.5 điểm): Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích cây ngô? A. Ca ngợi ý nghĩa của loài cây Câu 7 (0.5 điểm): Trong câu văn “Mùa hạn qua đi, bà con lũ lượt tìm về bản cũ.”,từ lũ lượt là từ gì? A. Từ láy Câu 8 (0.5 điểm): “Hằng ngày, cậu dậy sớm vào rừng kiếm măng, hái nấm, hái quả mang về cho mẹ.” Từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào? A. Trạng ngữ chỉ thời gian Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (6 điểm) Câu 1 (1 điểm): Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha mẹ và cộng đồng? Câu 2 (5 điểm): Viết đoạn văn cảm nhận về em bé trong bài thơ “Mây và sóng”. Từ đó, nêu những suy nghĩ về trách nhiệm của người con với gia đình Đề 4 Phần I: ĐỌC - HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút. Thỏ đuổi theo. Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước. Thỏ vừa đặt chân xuống nước đã vội co lên. Thỏ cố khều nhưng đưa chân không tới. Một chú Nhím vừa đi đến. Thỏ thấy Nhím liền nói: - Tôi đánh rơi tấm vải khoác! - Thế thì gay go đấy! Trời rét, không có áo khoác thì chịu sao được. Nhím nhặt chiếc que khều… Tấm vải dạt vào bờ, Nhím nhặt lên, giũ nước, quấn lên người Thỏ: - Phải may thành một chiếc áo, có thế mới kín được. - Tôi đã hỏi rồi. Ở đây chẳng có ai may vá gì được. Nhím ra dáng nghĩ: - Ừ! Muốn may áo phải có kim. Tôi thiếu gì kim. Nói xong, Nhím xù lông. Quả nhiên vô số những chiếc kim trên mình Nhím dựng lên nhọn hoắt. Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may. (Trích “Những chiếc áo ấm”, Võ Quảng)
Câu 1 (0.5 điểm): Thể loại của đoạn trích trên là: A. Truyện cổ tích Câu 2 (0.5 điểm): Đoạn trích trên được kể bằng lời của ai? A. Lời của người kể chuyện Câu 3 (0.5 điểm): Nhận xét nào nêu lên đặc điểm của nhân vật trong văn bản trên? A. Nhân vật là loài vật, sự vật được nhân cách hóa như con người. Câu 4 (0.5 điểm): Em hiểu nghĩa của từ “tròng trành” trong câu “Tấm vải rơi tròng trành trên ao nước.” là gì? A. quay tròn, không giữ được thăng bằng. Câu 5 (0.5 điểm): Có bao nhiêu từ láy trong đoạn văn sau? “Gió bấc thổi ào ào qua khu rừng vắng. Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật. Mưa phùn lất phất… Bên gốc đa, một chú Thỏ bước ra, tay cầm một tấm vải dệt bằng rong. Thỏ tìm cách quấn tấm vải lên người cho đỡ rét, nhưng tấm vải bị gió lật tung, bay đi vun vút.” A. Bốn từ Câu 6 (0.5 điểm): Từ ghép trong câu văn “Nhím rút một chiếc lông nhọn, cởi tấm vải trên mình Thỏ để may” là những từ nào? A. Nhím rút, tấm vải Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (7 điểm) Câu 1 (2 điểm): Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ nhân hóa được sử dụng trong câu văn sau “Những cành cây khẳng khiu chốc chốc run lên bần bật”. Câu 2 (5 điểm): Viết đoạn văn diễn tả những suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” Đề 5 Phần I: ĐỌC - HIỂU (6 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: SỰ TÍCH HOA CÚC TRẮNG Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ. Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con. Người con thì cũng hiếu thảo, biết vâng lời mẹ và chăm chỉ học hành. Một ngày kia, người mẹ bỗng lâm bệnh nặng, mặc dù người con rất thương mẹ, chạy chữa biết bao thầy lang giỏi trong vùng cũng không chữa khỏi cho mẹ. Em buồn lắm, ngày ngày đều cầu phúc cho mẹ. Thương mẹ, người con quyết tâm đi tìm thầy nơi khác về chữa bệnh. Người con đi mãi, qua bao nhiêu làng mạc, núi sông, ăn đói mặc rách vẫn không nản lòng. - Bông hoa này là biểu tượng của sự sống, là bông hoa chứa đựng niềm hi vọng, là ước mơ của loài người, là thần dược để chữa bệnh cho mẹ con, con hãy mang nó về chăm sóc. Nhưng phải nhớ rằng, cứ mỗi năm sẽ có một cánh hoa rụng đi và bông hoa có bao nhiêu cánh thì mẹ con chỉ sống được bấy nhiêu năm. Nói rồi nhà sư biến mất. Em nhận bông hoa, cảm tạ Đức Phật, lòng em rất đỗi vui mừng. Nhưng khi đếm những cánh hoa, lòng em bỗng buồn trở lại khi biết rằng bông hoa chỉ có năm cánh, nghĩa là mẹ em chỉ sống được thêm với em có năm năm nữa. Thương mẹ quá, em nghĩ ra một cách, em liền liều xé nhỏ những cánh hoa ra thành nhiều cánh nhỏ, nhiều đến khi không còn đếm được bông hoa có bao nhiêu cánh nữa. Nhờ đó mà mẹ em đã khỏi bệnh và sống rất lâu bên người con hiếu thảo của mình. Bông hoa trắng với vô số cánh nhỏ đó đã trở thành biểu tượng của sự sống, là ước mơ trường tồn, là sự hiếu thảo của người con đối với mẹ, là khát vọng chữa lành mọi bệnh tật cho mẹ của người con. Ngày nay, bông hoa đó được người đời gọi là hoa cúc trắng. (Phỏng theo Truyện cổ tích Nhật Bản - Sách Ngựa Gióng) Câu 1. Truyện Sự tích hoa cúc trắng thuộc thể loại nào? A. Truyện cổ tích Câu 2. Câu chuyện trên được kể theo ngôi thứ mấy? A. Ngôi thứ nhất Câu 3. Trong câu chuyện, em bé cứu sống được mẹ là nhờ tìm được thầy lang giỏi, theo em đúng hay sai? A. Đúng Câu 4. Theo nhà sư, bông hoa cúc trắng biểu tượng cho điều gì? A. Biểu tượng cho sự sống và lòng hiếu thảo Câu 5. Vì sao em bé lại xé nhỏ các cánh hoa? A. Vì em vốn là đứa trẻ hiếu động Câu 6. Trong câu văn “Người mẹ hàng ngày tần tảo làm lụng nuôi con”, từ láy tần tảo có ý nghĩa là: A. làm lụng chăm chỉ công việc nhà trong hoàn cảnh khó khăn Câu 7. “Ngày xưa, có một gia đình nghèo gồm hai mẹ con sống nương tựa vào nhau, cuộc sống của họ bình yên trong một ngôi nhà nhỏ”. Từ in đậm trong câu văn thuộc loại trạng ngữ nào? A. Trạng ngữ chỉ mục đích Câu 8. Chủ đề nào sau đây đúng với truyện Sự tích hoa cúc trắng? A. Ca ngợi ý nghĩa các loài hoa Câu 9. Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua văn bản trên là gì? Câu 10. Qua câu chuyện, em thấy mình cần phải có trách nhiệm gì với cha mẹ? Phần II: TẠO LẬP VĂN BẢN (4 điểm) Viết bài văn kể lại một trải nghiệm của em về một chuyến đi chơi về quê Đề 6 I. ĐỌC HIỂU (4đ) Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới VÕ SĨ BỌ NGỰA (trích – Tô Hoài) Hôm sau, Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng, không vui vẻ như bữa đầu nữa thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy một con vật lạ chưa trông thấy bao giờ. Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đối râu cũng đen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trong không có thể đoán biết được đầu đuôi nó đằng nào. Bởi chỗ nào cũng tròn múp míp, chỗ nào cũng nhẵn thín. Nhất là dưới mắt Bọ Ngựa ta, thì càng lạ lùng hơn nữa. Từ thuở bé, Bọ Ngựa chưa được trông thấy một con vật kì quái đến nhường ấy. Song thực đó chỉ là một cu cậu thường hay đậu trên thân những cây dừa, cây cau và có tiếng kêu cồ cộ... cồ cộ. Tiếng kêu ấy thành tên là Cồ Cộ. Hai mắt đen nhánh lẫn vào trong làn vỏ đen thẫm, nhưng đôi mắt thực tinh. Bọ Ngựa mới sột soạt đi đến, mà Cồ Cộ đã trông thấy ngay. Cồ Cộ hỏi: - Tên kia, đến đây làm chi? Bọ Ngựa cố gắng cứng cỏi: - Ta là Đại Mã! Võ sĩ Đại Mã. Ta đi... Cồ Cộ ngạc nhiên: - Tên mi là Đại Mã? Lại là võ sĩ nữa? Bọ Ngựa vênh mặt: - Phải đó, ngươi đã nghe đại danh ta rồi ư? Cồ Cô cười: Thằng oắt tì! Tên mi là Bọ Ngựa chứ? Mà mi sao dám đặt hai chữ võ sĩ lên trước tên? Không sợ bị đánh cho gãy cổ hả? - Mỗi chốc, ai đánh nổi ta, ta là võ... Cồ Cộ cả cười: - Ta sẽ vặn gãy cổ mi. Nhưng này, võ sĩ Đại Mã oắt con ơi! Trước khi đánh nhau với võ sĩ, ta hỏi võ sĩ một điều: Võ sĩ định đi đâu đó? - Ta đi du lịch phiêu lưu, con đường của Dế Mèn. - Ái chà! Hăng nhỉ. Bắt chước ông Dế Mèn! Đi được bao nhiêu lâu rồi? - Đã qua biết bao nhiêu rừng núi, không thể nhớ xiết được. Thấy Cồ Cộ cứ hỏi căn hỏi vặn, Bọ Ngựa đồ ngay Cồ Cộ cũng hạng xoàng liền nổi máu hăng, thách: - Làm sao ngươi lại được hỏi căn vặn ta? Định đấu gươm với ta chăng? Cồ Cộ cười ha hả: - Ta đã bảo rồi ta sẽ đánh mi mà, đừng vội. Nhưng bây giờ thì ta lại thương mi mà không muốn đánh mi nữa. - Nếu thế, đồ hèn! - ….Nhưng ta sẽ làm cho mi mở mắt ra, rồi muốn sống, muốn tốt thì ngay về với mẹ. Nói rồi Cồ Cộ quắp lấy lưng Bọ Ngựa, giương cánh ra, bay tít lên ngọn cây dừa gần đó. Bọ Ngựa hoảng hốt quá, rúm cả chân, rúm cả càng và nhắm tịt mắt lại. Bốn bên xung quanh gió thổi vo vo. Cồ Cộ đỗ trên ngọn cây dừa và bảo Bọ Ngựa rằng: - Mi đã mở mắt ra chưa? Nếu mở mắt rồi, hãy cùng ta nhìn xuống dưới kia. Mi đi bấy nhiêu ngày đường, lặn lội qua bao nhiêu đèo, bao nhiêu suối, vậy mà không bằng ta chỉ vỗ cánh mấy cái, bay lên cao, đã có thể trông thấy quê hương của mi. Cái sự khó nhọc của mi đối với ta, chỉ là hạt bụi, hạt tấm. Đã hiểu như thế chưa? Và mi lại nền biết thêm rằng ở trên đời này, không thiếu gì kẻ còn giỏi hơn ta bao nhiêu lần nữa. Sau đó, chú Bọ Ngựa được Cồ Cộ đưa trả xuống đất. Bọ Ngựa chạy biến ngay về, không dám ngoảnh cổ lại nữa. Bọ Ngựa về đến cành hồng, mẹ vẫn chưa về. Nó nằm bẹp trên cây, không dám lởn vởn đi đâu nữa. Bởi vẫn chưa tan cơn sợ. Được mươi hôm thì mẹ trở về. Nó mừng rỡ nhảy cỡn lên ôm lấy mẹ. Từ đấy, hai mẹ con lại sống với nhau đề huề. Mẹ nó đưa nó đi đến một chỗ ở mới kín đáo, ấm áp hơn. Những lương thực mà bà lão đêm bên kia sông về cũng thừa đủ cho hai mẹ con ăn hết một mùa đông giá rét. Một hôm, trời có nắng. Nắng mùa đông ấm áp, dịu dàng làm sao. Hai mẹ con ra hong cánh dưới ánh mặt trời. Trong lúc vui chuyện Bọ Ngựa con kể với mẹ: - Mẹ ơi! Độ nọ mẹ sang bên kia sông rồi, ở nhà con đã làm được nhiều điều ghê lắm. - Con thử kể cho mẹ nghe những ghê gớm ấy đến thế nào? - Con đánh thằng Châu Chấu Ma ở đẳng kia. Nó phải nhận con là thầy nó. Bà Bọ Ngựa mỉm cười: - Tưởng là con đánh ai. Châu Chấu Ma con chẳng phải đánh, nó vẫn sơ như thường. Con đã làm một việc thừa, mà lại ác nữa. Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu. Rồi chú tiếp: - Con lại cho cả Gián Ống một trận. Bà Bọ Ngựa cười to: - Tưởng ai, cải thắng Gián Ống lúc nào cũng sợ, ai cũng sợ. Con lại làm một việc thừa, mà lại độc ác nữa. Chú Bọ Ngựa tàu nghỉu hơn, và chú không khoe thêm gì nữa. Chú im lặng, nhìn ánh nắng rung rinh trong lá cây. Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp: - Và con sang đánh nhau cả với Bọ Muỗm, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ ấy nện cho con một trận mê tơi. Con phải bỏ chạy về. Nhưng con cũng không chừa được cái thói khoác lác. Cho nên, khi con nghe tiếng đồn có ông Dế Mèn đi phiêu lưu thì con cũng tập tọng đi. Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, con gặp bác Cồ Cộ, con dọa dẫm cả bác ta. Bác ta liền túm cổ con, bay lên ngọn cây dừa. Đến đây con mới thực là sợ, biết chừa thói ngông cuồng và con mới thực hiểu rằng đường đời mỗi bước một khó. Con chạy trở về. Phải kể đến đây mới là hết những chuyện mà con đã làm trong khi vắng mẹ. Có phải thế chăng? Con Võ sĩ bọ ngựa ơi! Bác Bọ Muỗm chỉ cho con một cái đá hậu, là con thủng bụng. Bác Cồ Cộ chỉ buông con từ ngọn cây cho rơi xuống, là con đủ tan xương. Các bác ấy đã thương con đấy. Trong khi bà lão Bọ Ngựa nói, chú Bọ Ngựa cứ ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rưng rưng. À, chú Bọ Ngựa hợm mình đã biết hối rồi.. (https://by.com.vn/hjwJW) Câu hỏi Câu 1: Những dấu hiệu cho biết văn bản trên là truyện đồng thoại: A. Có tả cảnh thiên thiên và đối thoại của nhân vật là loài vật. B. Nhân vật là loài vật được nhân hóa, chứa đựng bài học sâu sắc. C. Nhân vật ít. D. Kể chuyện bằng ngôi thứ ba, có đối thoại. Câu 2: Dòng nào nói đúng về chủ đề của tác phẩm? A. Bạn bè. B. Hoàn thiện bản thân. C. Thiên nhiên. D. Ứng xử. Câu 3: Hai nhân vật chính của truyện Võ sĩ bọ ngựa là: A. Hai mẹ con nhà Bọ Ngựa. B. Cồ Cộ và Bọ Muỗm. C. Bọ ngựa và Cồ Cộ. D. Mẹ Bọ Ngựa và Cồ Cộ. Câu 4: Sự việc nào sau đây không thuộc truyện Võ sĩ bọ ngựa? A. Gặp Cồ Cộ B. Đánh nhau với nhện C. Trò chuyện với mẹ D. Cồ Cộ bị quắp lên ngọn cây Câu 5: Những sự việc nào không được kể trực tiếp trong văn bản? Phân tích tác dụng của cách kể chuyện ấy. Từ đó nhận xét vai trò của người mẹ trong việc giáo dục con, tình cảm nhà văn dành cho mẹ con nhà Bọ Ngựa (1đ) Câu 6: Bọ ngựa đã nhận ra những bài học nào từ Cồ Cộ, từ lời của mẹ? Và em rút ra bài học gì cho chính mình khi đọc xong truyện này? (1đ) PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6đ) Câu 1: Quan sát 2 hình ảnh sau và trả lời câu hỏi a, b (2đ)
a. Chỉ ra một sự liên quan giữa 2 hình ảnh với văn bản đọc Võ sĩ Bọ Ngựa ở trên b. Đặt tên cho mỗi hình ảnh trên Câu 2: Đóng vai Bọ Ngựa kể lại đoạn truyện từ “Hôm sau Bọ ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng đến không dám ngoảng cổ lại nữa” (thể hiện sâu hơn tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật Bọ Ngựa, bài dài từ 1-1,5 trang giấy thi) (4đ) -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đề 7 I. ĐỌC HIỂU (4đ) Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới VÕ SĨ BỌ NGỰA (trích – Tô Hoài) Hôm sau, Bọ Ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng, không vui vẻ như bữa đầu nữa thì bỗng nghe một tiếng động trước mặt. Gã đứng lại, ngẩng đầu lên, nom thấy một con vật lạ chưa trông thấy bao giờ. Quái vật to gồ gồ như một viên đá. Sắc mình đen sì và bóng loáng. Cả đối râu cũng đen. Chỉ trừ hai cái vạch trắng hai bên mắt. Mới thoạt trong không có thể đoán biết được đầu đuôi nó đằng nào. Bởi chỗ nào cũng tròn múp míp, chỗ nào cũng nhẵn thín. Nhất là dưới mắt Bọ Ngựa ta, thì càng lạ lùng hơn nữa. Từ thuở bé, Bọ Ngựa chưa được trông thấy một con vật kì quái đến nhường ấy. Song thực đó chỉ là một cu cậu thường hay đậu trên thân những cây dừa, cây cau và có tiếng kêu cồ cộ... cồ cộ. Tiếng kêu ấy thành tên là Cồ Cộ. Hai mắt đen nhánh lẫn vào trong làn vỏ đen thẫm, nhưng đôi mắt thực tinh. Bọ Ngựa mới sột soạt đi đến, mà Cồ Cộ đã trông thấy ngay. Cồ Cộ hỏi: - Tên kia, đến đây làm chi? Bọ Ngựa cố gắng cứng cỏi: - Ta là Đại Mã! Võ sĩ Đại Mã. Ta đi... Cồ Cộ ngạc nhiên: - Tên mi là Đại Mã? Lại là võ sĩ nữa? Bọ Ngựa vênh mặt: - Phải đó, ngươi đã nghe đại danh ta rồi ư? Cồ Cô cười: Thằng oắt tì! Tên mi là Bọ Ngựa chứ? Mà mi sao dám đặt hai chữ võ sĩ lên trước tên? Không sợ bị đánh cho gãy cổ hả? - Mỗi chốc, ai đánh nổi ta, ta là võ... Cồ Cộ cả cười: - Ta sẽ vặn gãy cổ mi. Nhưng này, võ sĩ Đại Mã oắt con ơi! Trước khi đánh nhau với võ sĩ, ta hỏi võ sĩ một điều: Võ sĩ định đi đâu đó? - Ta đi du lịch phiêu lưu, con đường của Dế Mèn. - Ái chà! Hăng nhỉ. Bắt chước ông Dế Mèn! Đi được bao nhiêu lâu rồi? - Đã qua biết bao nhiêu rừng núi, không thể nhớ xiết được. Thấy Cồ Cộ cứ hỏi căn hỏi vặn, Bọ Ngựa đồ ngay Cồ Cộ cũng hạng xoàng liền nổi máu hăng, thách: - Làm sao ngươi lại được hỏi căn vặn ta? Định đấu gươm với ta chăng? Cồ Cộ cười ha hả: - Ta đã bảo rồi ta sẽ đánh mi mà, đừng vội. Nhưng bây giờ thì ta lại thương mi mà không muốn đánh mi nữa. - Nếu thế, đồ hèn! - ….Nhưng ta sẽ làm cho mi mở mắt ra, rồi muốn sống, muốn tốt thì ngay về với mẹ. Nói rồi Cồ Cộ quắp lấy lưng Bọ Ngựa, giương cánh ra, bay tít lên ngọn cây dừa gần đó. Bọ Ngựa hoảng hốt quá, rúm cả chân, rúm cả càng và nhắm tịt mắt lại. Bốn bên xung quanh gió thổi vo vo. Cồ Cộ đỗ trên ngọn cây dừa và bảo Bọ Ngựa rằng: - Mi đã mở mắt ra chưa? Nếu mở mắt rồi, hãy cùng ta nhìn xuống dưới kia. Mi đi bấy nhiêu ngày đường, lặn lội qua bao nhiêu đèo, bao nhiêu suối, vậy mà không bằng ta chỉ vỗ cánh mấy cái, bay lên cao, đã có thể trông thấy quê hương của mi. Cái sự khó nhọc của mi đối với ta, chỉ là hạt bụi, hạt tấm. Đã hiểu như thế chưa? Và mi lại nền biết thêm rằng ở trên đời này, không thiếu gì kẻ còn giỏi hơn ta bao nhiêu lần nữa. Sau đó, chú Bọ Ngựa được Cồ Cộ đưa trả xuống đất. Bọ Ngựa chạy biến ngay về, không dám ngoảnh cổ lại nữa. Bọ Ngựa về đến cành hồng, mẹ vẫn chưa về. Nó nằm bẹp trên cây, không dám lởn vởn đi đâu nữa. Bởi vẫn chưa tan cơn sợ. Được mươi hôm thì mẹ trở về. Nó mừng rỡ nhảy cỡn lên ôm lấy mẹ. Từ đấy, hai mẹ con lại sống với nhau đề huề. Mẹ nó đưa nó đi đến một chỗ ở mới kín đáo, ấm áp hơn. Những lương thực mà bà lão đêm bên kia sông về cũng thừa đủ cho hai mẹ con ăn hết một mùa đông giá rét. Một hôm, trời có nắng. Nắng mùa đông ấm áp, dịu dàng làm sao. Hai mẹ con ra hong cánh dưới ánh mặt trời. Trong lúc vui chuyện Bọ Ngựa con kể với mẹ: - Mẹ ơi! Độ nọ mẹ sang bên kia sông rồi, ở nhà con đã làm được nhiều điều ghê lắm. - Con thử kể cho mẹ nghe những ghê gớm ấy đến thế nào? - Con đánh thằng Châu Chấu Ma ở đẳng kia. Nó phải nhận con là thầy nó. Bà Bọ Ngựa mỉm cười: - Tưởng là con đánh ai. Châu Chấu Ma con chẳng phải đánh, nó vẫn sơ như thường. Con đã làm một việc thừa, mà lại ác nữa. Chú Bọ Ngựa tiu nghỉu. Rồi chú tiếp: - Con lại cho cả Gián Ống một trận. Bà Bọ Ngựa cười to: - Tưởng ai, cải thắng Gián Ống lúc nào cũng sợ, ai cũng sợ. Con lại làm một việc thừa, mà lại độc ác nữa. Chú Bọ Ngựa tàu nghỉu hơn, và chú không khoe thêm gì nữa. Chú im lặng, nhìn ánh nắng rung rinh trong lá cây. Nhưng bà lão Bọ Ngựa đã nói tiếp: - Và con sang đánh nhau cả với Bọ Muỗm, con bắt mụ ấy gọi con là võ sĩ Đại Mã. Mụ ấy nện cho con một trận mê tơi. Con phải bỏ chạy về. Nhưng con cũng không chừa được cái thói khoác lác. Cho nên, khi con nghe tiếng đồn có ông Dế Mèn đi phiêu lưu thì con cũng tập tọng đi. Con đã quên cả lời mẹ dặn. Con đi, con gặp bác Cồ Cộ, con dọa dẫm cả bác ta. Bác ta liền túm cổ con, bay lên ngọn cây dừa. Đến đây con mới thực là sợ, biết chừa thói ngông cuồng và con mới thực hiểu rằng đường đời mỗi bước một khó. Con chạy trở về. Phải kể đến đây mới là hết những chuyện mà con đã làm trong khi vắng mẹ. Có phải thế chăng? Con Võ sĩ bọ ngựa ơi! Bác Bọ Muỗm chỉ cho con một cái đá hậu, là con thủng bụng. Bác Cồ Cộ chỉ buông con từ ngọn cây cho rơi xuống, là con đủ tan xương. Các bác ấy đã thương con đấy. Trong khi bà lão Bọ Ngựa nói, chú Bọ Ngựa cứ ngẩn mặt. Rồi hai hàng nước mắt rưng rưng. À, chú Bọ Ngựa hợm mình đã biết hối rồi.. (https://by.com.vn/hjwJW) Câu hỏi Câu 1: Sự việc nào sau đây thể hiện rõ nhất tính cách ngông cuồng của Bọ Ngựa? A. Gặp gỡ Cồ Cộ B. Nằm bẹp trên ngọn cây C. Trò chuyện với mẹ D. Trên ngọn cây dừa Câu 2: Đặc điểm của loài bọ ngựa được tác giả nói tới qua dòng nào sau đây? A. Ngoại hình của Bọ Ngựa B. Ở lời thoại của Bọ Ngựa C. Ở nơi sinh sống của Bọ Ngựa D. Ở tính cách, thói quen của mẹ Bọ Ngựa Câu 3: Sự việc nào thể hiện rõ nhất tính cách nhút nhát, trẻ con của Bọ Ngựa? A. Gặp gỡ Cồ Cộ B. Nằm bẹp trên ngọn cây C. Trò chuyện với mẹ D. Trên ngọn cây dừa Câu 4: Nhân vật nào đã dạy cho Bọ Ngựa chừa thói huênh hoang? A. Bọ Muỗm B. Cồ Cộ C. Mẹ D. Châu Chấu Ma Câu 5: Phân tích, nhận xét cách Cồ Cộ dạy cho Bọ Ngựa một bài học. Em có đồng tình với cách đó không? (1đ) Câu 6: Bọ ngựa đã nhận ra những bài học nào từ Cồ Cộ, từ lời của mẹ? Và em rút ra bài học gì cho chính mình khi đọc xong truyện này? (1đ) PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6đ) Câu 1: Quan sát 2 hình ảnh sau và trả lời câu hỏi a, b (2đ)
a. Chỉ ra một sự liên quan giữa 2 hình ảnh với văn bản đọc Võ sĩ Bọ Ngựa ở trên b. Đặt tên cho mỗi hình ảnh trên Câu 2: Đóng vai Bọ Ngựa kể lại đoạn truyện từ “Hôm sau Bọ ngựa đương lủi thủi, khật khưỡng đến không dám ngoảng cổ lại nữa” (thể hiện sâu hơn tâm trạng, suy nghĩ của nhân vật Bọ Ngựa, bài dài từ 1-1,5 trang giấy thi) (4đ) -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đề 8 I. ĐỌC HIỂU (4đ) Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới TỪ NHỮNG DẤU CHÂN NGƯỜI (Đinh Nam Khương) Tháng mười khi lúa gặt xong Còn trơ chân rạ với đồng – Đồng ơi! Lúa đi để lại tháng mười Và cơn gió thổi rỗng trời ở trên!... Trời cao – Bỗng vút cao thêm Bâng khuâng!... Vì hẫng chân đêm mất rồi Gặt rồi – còn gốc ra thôi Và bao nhiêu dấu chân người mới nguyên Giữa đồng tôi đứng lặng yên Chân tôi chân rạ sát liền bên nhau Nghe trong những vũng chân trâu Tiếng chân con nhái đạp màu đất non Biết rằng sự sống mãi còn Bánh chưng vuông, bánh dày tròn là đây Cho dù bão tốc chân mây Cũng không tốc nổi đường cày của tôi Dù cho lửa đốt chân trời Cũng không cháy được tháng mười tháng năm Tay tôi còn bón còn chăm Thì đồng còn có tháng năm tháng mười Ngày mai từ dấu chân người Màu xanh lên!... Với chân trời... mở ra!... Câu hỏi Câu 1: Dòng nào nói lên đề tài và thể thơ của văn bản Từ những dấu chân người? A. Quê hương; Ca dao. B. Người nông dân; Thể thơ lục bát. C. Đồng ruộng; Thể thơ tự do. D. Niềm tin vào cuộc sống; Thể thơ lục bát. Câu 2: Dòng nào nói lên đặc điểm của văn bản Từ những dấu chân người? A. Cặp câu 6-8; gieo vần chân, ngắt nhịp chẵn, tiếng 4 ở mỗi câu là thanh trắc. B. Cặp câu 6-8; gieo vần lưng, ngắt nhịp lẻ, tiếng 4 ở mỗi câu là thanh trắc. C. Cặp câu 6-8; gieo vần chân, ngắt nhịp chẵn, tiếng 4 ở mỗi câu là thanh bằng. D. Cặp câu 6-8; gieo vần cách, ngắt nhịp chẵn, tiếng 4 ở mỗi câu là thanh trắc. Câu 3: Dòng nào KHÔNG nói lên căn cứ để xác định đề tài của tác phẩm Từ những dấu chân người? A. Vũng chân trâu; tiếng chân con nhái đạp màu đất non. B. Tháng mười tháng năm. C. Dấu chân, cánh đồng mùa gặt. D. Chân, đồng. Câu 4: Đối tượng trữ tình của tác phẩm là: A. Tiếng chân con nhái đạp màu đất non B. Vũng chân trâu C. Người nông dân; Cánh đồng khi đã gặt xong D. Sự sống mãi còn Câu 5: Con người lao động trong bài thơ hiện lên với những phẩm chất đáng quý nào? Hãy phân tích hình ảnh hoặc thủ pháp nghệ thuật đã thể hiện rõ phẩm chất đáng quý của người lao động mà em cho là đặc sắc nhất? (1đ) Câu 6: Em thấy mình cần học tập phẩm chất đáng quý nào ở nhân vật trữ tình và con người lao động? Vì sao? (trả lời bằng 5-7 câu văn) (1đ) PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6đ) Câu 1: Quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi a,b (2đ) a. Chọn câu thơ phù hợp từ bài thơ Từ những dấu chân người làm tựa đề cho từng bức ảnh trên b. Lý giải sự tương đồng giữa các câu thơ và nội dung bức ảnh Câu 2: Hãy viết bài văn thể hiện cảm nghĩ của em về hình ảnh những “dấu chân” trong bài thơ lục bát “Từ những dấu chân người” – Đinh Nam Khương (dài từ 1-1,5 trang) (4đ) -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm Đề 9 I. ĐỌC HIỂU (4đ) Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới TỪ NHỮNG DẤU CHÂN NGƯỜI (Đinh Nam Khương) Tháng mười khi lúa gặt xong Còn trơ chân rạ với đồng – Đồng ơi! Lúa đi để lại tháng mười Và cơn gió thổi rỗng trời ở trên!... Trời cao – Bỗng vút cao thêm Bâng khuâng!... Vì hẫng chân đêm mất rồi Gặt rồi – còn gốc ra thôi Và bao nhiêu dấu chân người mới nguyên Giữa đồng tôi đứng lặng yên Chân tôi chân rạ sát liền bên nhau Nghe trong những vũng chân trâu Tiếng chân con nhái đạp màu đất non Biết rằng sự sống mãi còn Bánh chưng vuông, bánh dày tròn là đây Cho dù bão tốc chân mây Cũng không tốc nổi đường cày của tôi Dù cho lửa đốt chân trời Cũng không cháy được tháng mười tháng năm Tay tôi còn bón còn chăm Thì đồng còn có tháng năm tháng mười Ngày mai từ dấu chân người Màu xanh lên!... Với chân trời... mở ra!... Câu hỏi Câu 1: Nhân vật trữ tình của tác phẩm là? A. Người con xa quê B. Người trí thức nghĩ về nông dân C. Người nông dân đang sống và lao động trên quê hương mình D. Người yêu làng quê đang ngắm nhìn cánh đồng mùa gặt Câu 2: Nhân vật trữ tình “bâng khuâng” trước những âm thanh, hình ảnh nào? A. Dấu chân người mới nguyên; tiếng chân nhái đạp màu đất non B. Bánh chưng vuông, bánh dày tròn C. Gió thổi; trời cao D. Đường cày; màu xanh Câu 3: Tác giả sử dụng phép tu từ/ nghệ thuật ẩn dụ trong dòng thơ nào sau đây? A. Và cơn gió thổi bỗng trời ở trên!... B. Trời cao – Bỗng vút cao thêm C. Bâng khuâng!... Vì hẫng chân đêm mất rồi D. Gặt rồi – còn gốc rạ thôi Câu 4: Tác giả sử dụng phép tu từ nào ở dòng thơ Còn trơ chân rạ với đồng – Đồng ơi!? A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. Nhân hóa D. So sánh Câu 5: Con người lao động trong bài thơ hiện lên với những phẩm chất đáng quý nào? Hãy phân tích hình ảnh hoặc thủ pháp nghệ thuật đã thể hiện rõ phẩm chất đáng quý của người lao động mà em cho là đặc sắc nhất? (1đ) Câu 6: Em thấy mình cần học tập phẩm chất đáng quý nào ở nhân vật trữ tình và con người lao động? Vì sao? (trả lời bằng 5-7 câu văn) (1đ) PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6đ) Câu 1: Quan sát hình ảnh sau và trả lời câu hỏi a,b (2đ) a. Chọn câu thơ phù hợp từ bài thơ Từ những dấu chân người làm tựa đề cho từng bức ảnh trên b. Lý giải sự tương đồng giữa các câu thơ và nội dung bức ảnh Câu 2: Hãy viết bài văn thể hiện cảm nghĩ của em về hình ảnh những “dấu chân” trong bài thơ lục bát “Từ những dấu chân người” – Đinh Nam Khương (dài từ 1-1,5 trang) (4đ) -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm. Đề 10 I. ĐỌC HIỂU (4đ) Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới QUÊ HƯƠNG (Nguyễn Đình Huân) Quê hương là một tiếng ve Lời ru của mẹ trưa hè à ơi Dòng sông con nước đầy vơi Quê hương là một góc trời tuổi thơ Quê hương ngày ấy như mơ Tôi là cậu bé dại khờ đáng yêu Quê hương là tiếng sáo diều Là cánh cò trắng chiều chiều chân đê Quê hương là phiên chợ quê Chợ trưa mong mẹ mang về bánh đa Quê hương là một tiếng gà Bình minh gáy sáng ngân nga xóm làng Quê hương là cánh đồng vàng Hương thơm lúa chín mênh mang trời chiều Quê hương là dáng mẹ yêu Áo nâu nón lá liêu xiêu đi về [...] Quê hương là những cơn mưa Quê hương là những hàng dừa ven kinh Quê hương mang nặng nghĩa tình Chôn rau cắt rốn người ơi nhớ về. (https://by.com.vn/xzpOX) Câu hỏi Câu 1: Đáp án nào nói lên đề tài của văn bản Quê hương? A. Dòng sông. B. Mẹ. C. Quê hương D. Góc trời tuổi thơ. Câu 2: Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? Những căn cứ nào giúp em xác nhận điều đó? A. Thể thơ lục bát; gieo vần chân và ngắt nhịp chẵn. B. Thể thơ lục bát, số tiếng ở từng cặp câu là 6-8; gieo vần chân và ngắt nhịp chẵn. C. Thể thơ tự do xen lục bát; gieo vần chân và ngắt nhịp chẵn. D. Thể thơ lục bát biến thể, gieo vần liền và ngắt nhịp chẵn, lẻ. Câu 3: Nhân vật trữ tình trong văn bản Quê hương là người: A. Nhớ, yêu tha thiết quê hương. B. Buồn vì đã xa quê. C. Không biết quê hương đã đổi thay thế nào. D. Trở về quê cũ trong tâm trạng buồn thương. Câu 4: Văn bản Quê hương dùng cách gieo vần nào sau đây? A. Vần cách B. Vần chân C. Vần lưng D. Vần liền Câu 5: Những hình ảnh, câu thơ nào trong văn bản trên cho biết tác giả đang nhớ về quê hương tuổi thơ của mình? Có hình ảnh, câu thơ nào gợi nhắc em nhớ tới quê hương của mình không?(1đ) Câu 6: Em thích hình ảnh quê hương trong bài thơ trên ở thời điểm nào (bình minh, trưa hè, chiều về)? Hãy viết/ vẽ về khung cảnh đó theo ý thích của em (1đ) PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6đ) Câu 1: Đọc hai đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi a,b (2đ)
a. Xác định điểm tương đồng và điểm riêng biệt của từng văn bản trên b. Hãy chọn nhận định phù hợp nhất với bài thơ Quê hương của Nguyễn Đình Huân Câu 2: Hãy viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của mình về 4-6 câu thơ lục bát mà em thích nhất trong bài thơ trên. Yêu cầu trích dẫn hợp lý 1 nhận định (ở 1 đoạn văn bản trong câu hỏi 1) vào bài viết của mình (4đ) -----Hết----- - Học sinh không được sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
Quảng cáo
|