Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống là gì? Cơ sở thực tế, bài học

Câu tục ngữ muốn thể hiện kinh nghiệm trồng lúa nước nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung. “Nước”, “phân”, “cần” và “giống” là 4 yếu tố quan trọng, không thể thiếu khi canh tác, trồng trọt. Đây là 4 yếu tố bổ trợ cho nhau và không thể tách rời.

Giải thích thêm
  • Nhất nước: Để canh tác, chúng ta phải có nguồn nước tưới tiêu. Nước là yếu tố quan trọng nhất, được ông cha ta đặt lên hàng đầu. Tương tự như việc chúng ta ăn uống hằng ngày để có năng lượng sống, nước chính là thứ mà cây trồng cần nhất.
  • Nhì phân: Thực tế, chỉ nước thôi là không đủ để cung cấp chất dinh dưỡng giúp cây trồng phát triển, chống lại sâu hại và dịch bệnh. Tuy nhiên, phân bón phải được bón đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời vụ thì mới cho ra được kết quả tốt. Đồng thời, chúng ta cũng không được lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu hay là thuốc tăng trưởng để kích thích cây trồng. Điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và sức khỏe của người tiêu dùng.
  • Tam cần: Tiếp theo là “cần” trong cần cù, cần mẫn, chuyên cần. Tức là cần phải có sức lao động và sự chăm sóc kỹ càng, tỉ mỉ của người nông dân thì cây trồng mới có thể phát triển, cho kết quả tốt. Mở rộng ra, yếu tố lao động còn cần có chuyên môn và kinh nghiệm, lao động có kỹ thuật càng cao thì kết quả cho ra càng chất lượng.
  • Tứ giống: Cuối cùng là hạt giống. Chất lượng hạt giống ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cây trồng sau này. Hạt giống có khỏe thì cây mới có điều kiện để phát triển. Người nông cần cần phải dựa trên yêu cầu và mục đích của mình để tiến hành chọn lựa hạt giống sao cho phù hợp.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đứng

    Câu tục ngữ muốn nói đến nỗi khó nhọc, vất vả của nghề nuôi tằm. Đây là một công việc rất bận rộn khiến người chăn nuôi không có nhiều thời gian.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Nhất thì, nhì thục

    Câu tục ngữ nêu lên kinh nghiệm về kĩ thuật trồng trọt, làm lúa nước. Thứ nhất là phải coi trọng thời vụ. Trái thời vụ, thời tiết là thất bát. Thứ nhì là phải cày sâu cuốc bẫm, vun xới, chăm bón, làm cỏ, không để ruộng đất hoang hóa, bạc màu; làm cho đất đai ngày một thêm màu mỡ. Yếu tố thời gian, mùa vụ, yếu tố sức lao động cần cù của con người là hai yếu tố tạo nên mùa màng tốt tươi, năng suất cao, bội thu.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Chuồng gà hướng Đông, cái lông chẳng còn

    Không nên xây chuồng gà hướng đông vì đó là hướng gió thổi có thể làm chuồng tan hoang, gà bị cúm chết hết, đến sợi lông cũng chẳng còn.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Tấc đất tấc vàng

    Câu tục ngữ khẳng định sự quan trọng của đất; đồng thời nhắc nhủ mọi người cần phải biết tiết kiệm nguồn đất, chăm chỉ trồng trọt để gặt hái được nhiều trái ngọt.

  • Ý nghĩa câu tục ngữ Trồng tre đất sỏi, trồng tỏi đất bồi.

    Câu tục ngữ là kinh nghiệm của ông cha ta trong việc trồng cấy: khi trồng tre phải trồng trên đất sỏi, trồng lúa phải trồng trên đất bồi, như thế cây mới phát triển mạnh mẽ được. Từ đó, câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta về việc lựa chọn đúng loại đất khi trồng trọt.

Quảng cáo
close