Chiêm cứng ré mềm
Ruộng truyền thống nước ta có hai loại, ruộng mùa thu (tức ruộng mùa hay mùa chính) và ruộng mùa hè (tức ruộng chiêm, trái vụ). Ở miền Bắc thì vụ mùa (từ khoảng cuối tháng 5 âm lịch, kết thúc vào tháng 11 âm lịch) được coi trọng hơn vụ chiêm (bắt đầu từ khoảng cuối tháng 10 âm lịch, kết thúc khoảng cuối tháng 5 âm lịch) Câu tục ngữ mô tả tình trạng thời tiết khó khăn khi làm hai vụ lúa (ré là tên của một thứ lúa mùa, chín sớm). Ở miền Bắc, tháng 10, 11 âm lịch mưa ít, độ ẩm thấp, là lúc người ta bắt đầu vụ chiêm; còn mùa mưa kéo dài từ tháng 5 tới tháng 9 âm lịch, là thời gian vụ mùa. Khi bắt đầu vụ mùa cần nước để canh tác thì lại hiếm nước, nên mới có câu là “mưa tháng sáu là máu đồng” nhưng đến khi gặt thì lại lụt lội. Tương tự vậy, vào vụ chiêm khi cần phơi ải đất cần ánh nắng thì trời âm u, ít nắng, mà đến khi gặt vào hè thì lại nắng to. Vậy câu tục ngữ cũng có ý nghĩa là cái gì khi thì cần không ra, khi không cần thì lại ra. Giải thích thêm
Quảng cáo
|