Trắc nghiệm Bài 14. Phản ứng hóa học và enthalpy - Hóa 10 Cánh diều

Đề bài

Câu 1 :

Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt?

  • A

    Phản ứng nhiệt phân muối KNO3

  • B

    Phản ứng phân hủy khí NH3

  • C

    Phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể

  • D

    Phản ứng hòa tan NH4Cl trong nước

Câu 2 :

Phản ứng nào sau đây có thể tự xảy ra ở điều kiện thường?

  • A

    Phản ứng nhiệt phân Cu(OH)2 

  • B

    Phản ứng giữa H2 và O2 trong hỗn hợp khí

  • C

    Phản ứng giữa Zn và dung dịch H2SO4

  • D

    Phản ứng đốt cháy cồn

Câu 3 :

Nung KNO3 lên 550oC xảy ra phản ứng:

KNO3(s) → KNO2(s) + ½ O2(g)     ∆H

Phản ứng nhiệt phân KNO3

  • A

    tỏa nhiệt, có ∆H < 0

  • B

    thu nhiệt, có ∆H > 0

  • C

    tỏa nhiệt, có ∆H > 0

  • D

    thu nhiệt, có ∆H < 0

Câu 4 :

Điền số thích hợp vào ô trống.

 

 

 

Hình vẽ bên có 

hình tam giác và có 

hình tứ giác.

Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A

    Các phản ứng phân hủy thường là phản ứng thu nhiệt

  • B

    Phản ứng càng tỏa ra nhiều nhiệt càng dễ tự xảy ra

  • C

    Phản ứng oxi hóa chất béo cung cấp nhiệt cho cơ thể

  • D

    Các phản ứng khi đun nóng đều dễ xảy ra hơn

Lời giải và đáp án

Câu 1 :

Phản ứng nào sau đây là phản ứng tỏa nhiệt?

  • A

    Phản ứng nhiệt phân muối KNO3

  • B

    Phản ứng phân hủy khí NH3

  • C

    Phản ứng oxi hóa glucose trong cơ thể

  • D

    Phản ứng hòa tan NH4Cl trong nước

Đáp án : C

Phương pháp giải :

- Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt

- Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt

Lời giải chi tiết :

Oxi hóa glucose thành CO2 và H2O, tương tự phản ứng đốt cháy glucose là phản ứng tỏa nhiệt

Câu 2 :

Phản ứng nào sau đây có thể tự xảy ra ở điều kiện thường?

  • A

    Phản ứng nhiệt phân Cu(OH)2 

  • B

    Phản ứng giữa H2 và O2 trong hỗn hợp khí

  • C

    Phản ứng giữa Zn và dung dịch H2SO4

  • D

    Phản ứng đốt cháy cồn

Đáp án : C

Lời giải chi tiết :

Phản ứng A, B, D đều cần đốt cháy để xảy ra

Phản ứng C có thể xảy ra ở điều kiện thường

Câu 3 :

Nung KNO3 lên 550oC xảy ra phản ứng:

KNO3(s) → KNO2(s) + ½ O2(g)     ∆H

Phản ứng nhiệt phân KNO3

  • A

    tỏa nhiệt, có ∆H < 0

  • B

    thu nhiệt, có ∆H > 0

  • C

    tỏa nhiệt, có ∆H > 0

  • D

    thu nhiệt, có ∆H < 0

Đáp án : B

Phương pháp giải :

- Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt (∆H < 0)

- Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt (∆H > 0)

Lời giải chi tiết :

Phản ứng xảy ra ở nhiệt độ cao

=> Phản ứng thu nhiệt

=> ∆H > 0

Câu 4 :

Điền số thích hợp vào ô trống.

 

 

 

Hình vẽ bên có 

hình tam giác và có 

hình tứ giác.

Đáp án

 

 

 

Hình vẽ bên có 

hình tam giác và có 

hình tứ giác.

Phương pháp giải :

Quan sát rồi đếm số hình tam giác, số hình tứ giác có trong hình vẽ bên.

Lời giải chi tiết :

Hình bên có 4 hình tam giác là: ABC, CEG, CBG, BDG.

Có 4 hình tứ giác là: ABGE, ABGC, CBGE, CBDG.

Câu 5 :

Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A

    Các phản ứng phân hủy thường là phản ứng thu nhiệt

  • B

    Phản ứng càng tỏa ra nhiều nhiệt càng dễ tự xảy ra

  • C

    Phản ứng oxi hóa chất béo cung cấp nhiệt cho cơ thể

  • D

    Các phản ứng khi đun nóng đều dễ xảy ra hơn

Đáp án : D

Lời giải chi tiết :

Các phản ứng tỏa nhiệt như CO2 + CaO → CaCO3, phản ứng lên men,… khó xảy ra hơn khi đun nóng

close