Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Trở gióTác giả Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên một hình dung trọn vẹn về những cơn gió chướng. Mùa gió chướng về không chỉ là sự thay đổi thời tiết, báo hiệu một năm cũ sắp qua Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tóm tắt Tóm tắt 1: Đoạn trích Trở gió là những tâm tư, cảm nhận của tác giả khi mùa gió về. Những tâm trạng lộn xộn, ngổn ngang vừa bực vừa mừng, ngóng chờ, vội vã. Nhưng cũng chính những cơn gió chướng lại là một phần của cuộc sống của nhân vật “tôi”, nhắc đến nó sẽ khiến tác giả da diết nỗi nhớ cùng những hình ảnh về quê nhà. Tóm tắt 2: “Trở gió” của Nguyễn Ngọc Tư viết về những cảm giác của tác giả khi ngóng chờ những cơn gió chướng. Mùa gió về cũng đem theo cảm xúc, tâm tư lộn xộn, vội vã vì chẳng kịp làm gì mà thời gian đã trôi đi nhanh. Gió chướng về cũng là lúc một năm mới đến, chúng dần trở thành một phần không thể thiếu của nhân vật “tôi” trong bài viết, đến mức tác giả có thể nghe đến nó mà “chết giấc” trong nỗi nhớ quê nhà. Tóm tắt 3: Đoạn trích là cuộc hẹn của nhân vật “tôi” cùng với những cơn gió chướng. Đối với tác giả, mỗi lần mùa gió về, tâm trạng của “tôi” lại lộn xộn, ngổn ngang vừa bực vừa không rõ ràng. Mặc dù nuối tiếc vì thời gian trôi gấp gáp với nhiều chuyện chưa thể thực hiện, nhưng nhân vật “tôi” vẫn mong gió chướng về, bởi những cơn gió này đã trở thành một phần của cuộc sống, của những kí ức tươi đẹp nơi quê nhà. Bố cục - Phần 1 (Từ đầu đến “bắt đầu rụng xuống”): Tâm trạng ngổn ngang của tác giả khi mùa gió chướng về. Nội dung chính Tác giả Nguyễn Ngọc Tư đã tạo nên một hình dung trọn vẹn về những cơn gió chướng. Mùa gió chướng về không chỉ là sự thay đổi thời tiết, báo hiệu một năm cũ sắp qua, mà còn gợi trong tâm trạng của con người những cảm xúc ngóng chờ, vội vã ngổn ngang. Dẫu vậy, hai từ “gió chướng” vẫn gắn liền với nỗi nhớ và những kỉ niệm về gia đình và quê hương vô cùng đẹp đẽ, không thể nào quên.
Quảng cáo
|