Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống (được gợi ra từ một nhân vật văn học) SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Kết nối tri thức - siêu ngắnNhân vật trong tác phẩm văn học rất phong phú, đa dạng (con người, loài vật, đồ vật, cây cối,...), Quảng cáo
Đề bài (trang 81, SGK Ngữ văn 7, tập 1) Video hướng dẫn giải Phương pháp giải - Xem chi tiết Hãy nêu ra vấn đề đời sống được gợi ra từ một nhân vật văn học trong tác phẩm đã đọc được coi là gần gũi và thú vị nhất để trao đổi với bạn bè. Một số vấn đề tham khảo: - Các vấn đề được gợi ra từ nhân vật mèo Gióc-ba (Chuyện con mèo dạy hải âu bay): sự trân trọng lời hứa, sức mạnh kì diệu của tình yêu thương, niềm tin vào cuộc sống, vẻ đẹp của lòng can đảm, tôn trọng sự khác biệt… - Các vấn đề được gợi ra từ nhân vật Mên, Mon (Bầy chim chìa vôi); An, Cò (Đi lấy mật); nhân vật “tôi”, người cha (Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ): tình yêu thiên nhiên, trân trọng sự sống, tình yêu thương loài vật,... Lời giải chi tiết 1. TRƯỚC KHI NÓI a. Chuẩn bị nội dung nói - Lựa chọn một vấn đề đời sống có ý nghĩa được gợi ra từ một nhân vật văn học trong tác phẩm mà em đã đọc - Thu thập tư liệu cho nội dung trình bày: + Tìm ý tưởng cho bài trình bày + Tìm thêm thông tin liên quan - Lập đề cương bài nói Ví dụ: + Nhân vật mèo Gióc-ba đã gợi ra vấn đề về sự trân trọng lời hứa như thế nào? + Trân trọng lời hứa là gì? Tại sao cần phải trân trọng lời hứa?... + Bài học rút ra từ câu chuyện trân trọng lời hứa của mèo Gióc-ba là gì? b. Tập luyện - Tập nói một mình để nắm chắc nội dung trình bày. - Nắm rõ các tiêu chí đánh giá bài nói 2. TRÌNH BÀY BÀI NÓI a. Người nói - Lần lượt trình bày các ý theo nội dung đã chuẩn bị - Nhấn mạnh ý kiến riêng của mình về vấn đề đời sống - Điều chỉnh giọng nói, tốc độ nói; sử dụng cử chỉ, điệu bộ phù hợp với nội dung trình bày và thể hiện sự tương tác với người nghe b. Người nghe - Tập trung lắng nghe để nắm được nội dung trình bày của bạn - Chú ý cách trình bày và thái độ của người nói - Ghi lại một số nội dung dự kiến sẽ thảo luận với người nói 3. SAU KHI NÓI
Quảng cáo
|