Tóm tắt, bố cục, nội dung chính văn bản Chuyện cơm hếnChuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tóm tắt Những ý chính của văn bản Chuyện cơm hến: - Người Huế ăn giống như học bài học cuộc đời, phải nếm đủ vị mặn, lạt, chua, cay, ngọt, bùi, không chê vị nào; lại còn tỏ ra thích thú với hai vị mà thiên hạ đều sợ, là cay và đắng - Người Huế có đủ cung bậc ngôn ngữ để diễn tả vị cay, bao gồm hết mọi giác quan - Một ngày "Hạnh phúc trời hành" của dân Huế bắt đầu bằng món cơm hến - Người Việt mình ăn cơm kiểu nào cũng phải nóng duy chỉ cơm hến nhất thiết phải là cơm nguội. - Hến ở Huế ngon nhất là hến cồn - Món thứ ba trong cơm hến là rau sống - Nước luộc hết được rút ra từ chiếc nồi bung bốc khói nghi ngút ... cho vào một cái tô đã gồm đủ cơm nguội, hến xào, rau sống và được gia thêm đủ vị đồ màu. - Bộ đồ màu của cơm hến là nhiêu khê nhất thiên hạ - Hương vị bát ngát suốt đời người của tô cơm hến là mùi ruốc thơm dậy tận óc, và vị cay đến trào nước mắt - Hình ảnh chị bán hàng cùng gánh cơm hến và bếp lửa gợi cho tác giả về ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa Bố cục
- Phần 1 (từ đầu đến “trước khi ngủ””): Khẩu vị của người Huế
- Phần 2 (tiếp đến "mỗi thứ một ít"): Giới thiệu cơm hến
- Phần 3 (còn lại): Ký ức của tác giả về món cơm hến Nội dung chính Chuyện cơm hến không phải chỉ đơn giản là văn bản giới thiệu một món ăn. Tác giả còn giới thiệu đến người đọc những câu chuyện xung quanh món cơm hến và đặc biệt là khẳng định giá trị văn hóa tinh thần của món ăn
Quảng cáo
|