Sống, hay không sống? (Trích vở kịch Ham-lét -Sếch-xpia)Sống, hay không sống? (Trích vở kịch Ham-lét -Sếch-xpia) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 9 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả 1. Tiểu sử - Uy-li-am Sếch-xpia (1564 – 1616) sinh ra tại Stratford-upon-Avon nước Anh. - Năm 1578 gia đình sa sút, ông buộc phải thôi học. - Năm 1585 ông lên Luân Đôn kiếm sống và bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật. - Năm 1612 ông rời Luân Đôn về quê sinh sống. 2. Sự nghiệp văn học a. Tác phẩm chính U. Sếch-xpia viết hơn 40 vở kịch, tất cả đều dưới dạng thơ, và được chia thành ba loại - Hài kịch: “Giông tố”, “As you like it”, “Cardenio”, ... - Bi kịch: “Hamlet”, “Othello”, “King Lear”, “Romeo and Juliet”,... - Kịch lịch sử: “King John”, “Henry V”, “Richard II”, .... b. Phong cách nghệ thuật Tác phẩm của ông là tiếng nói của lương tri tiến bộ, của tự do, của lòng nhân ái bao la và của niềm tin bất diệt vào khả năng hướng thiện và khả năng vươn dậy để khẳng định cuộc sống con người. 3. Vị trí và tầm ảnh hưởng - Cống hiến của U. Sếch-xpia in đậm dấu ấn lên kịch nghệ và văn chương các thế hệ sau + Ông đã phát triển kịch nghệ cả về xây dựng nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ và thể loại. + Cho tới trước vở “Rô-mê-ô và Giu-li-ét”, lãng mạn không được xem là đề tài giá trị đối với bi kịch. + Độc thoại đã từng được sử dụng chủ yếu để truyền đạt thông tin về nhân vật và sự kiện nhưng Shakespeare đã sử dụng nó để khám phá tâm trí nhân vật. - Tác phẩm của Shakepeare ảnh hưởng sâu sắc tới thi ca thế hệ sau. Rõ ràng, ông vĩ đại hơn hẳn các nhà viết kịch lớn của Pháp trước thời ông như Racine hay Molière. - Những nhà thơ trường phái lãng mạn đã nỗ lực để làm sống lại kịch thơ Sếch-xpia. Sơ đồ tư về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia:
Tác phẩm 1. Tìm hiểu chung a. Xuất xứ - Trích vở kịch Ham-lét, một trong những vở kịch xuất sắc và nổi tiếng nhất của Sếch-xpia. Cốt truyện xoay quanh nhân vật trung tâm là Ham-lét, hoàng tử nước Đan Mạch. Khi chàng đang học ở Đức thì nhận được tin vua cha mất; rồi chưa đầy hai tháng thì mẹ chàng tái giá lấy Clô-đi-út (Claudius), chú ruột của chàng vừa kế vị ngôi vua. Hồn ma của vua cha hiện về báo cho chàng biết Clô-đi-út là kẻ đã giết mình để chiếm đoạt ngai vàng và thúc giục Ham-lét trả thù. Ham-lét vô cùng đau đớn, buồn bã và căm phẫn. Chàng giả điên để che mắt kẻ thù. Trong lòng chàng xảy ra cuộc đấu tranh gay gắt: “Sống, hay không sống? Sống thế nào cho cao quý?”. Và chàng đã tìm ra câu trả lời: cầm vũ khí chống lại bạo ngược, cường quyền. Đầu tiên, Ham-lét đâm chết Pô-lô-ni-út (Polonius) – cha của Ô-phê-li-a (Ophelia) và là một nịnh thần. Ô-phê-li-a phần vì thất vọng với sự điên loạn của người yêu là Ham-lét, phần quà đỗi đau thương trước cái chết của cha nên bị mất trí, lang thang và cuối cùng chết đuối. Nhà vua bày ra kế hoạch: tổ chức một cuộc đấu kiếm giữa La-ớc-tơ (Laertes) và Ham-lét; ngoài ra, còn chuẩn bị sẵn một cốc rượu độc để mời Ham-lét uống. Kết cục, Ham-lét bị trọng thương, La-ớc-tơ cũng bị trúng độc bởi chính mũi kiếm của mình, Hoàng hậu uống cốc rượu để mừng con nên ngã ra chết. Căm phẫn tột độ, trước khi chết, Ham-lét đã dùng mũi kiếm tẩm độc kết liễu nhà vua. - Đoạn trích trong SGK trích hồi III, cảnh 1, tái hiện cảnh Ham-lét giả điên trước nhà vua và người yêu. b. Tóm tắt Trong lâu đài, vua và hoàng hậu cùng các quan chức tham gia vào cuộc bàn luận sâu sắc về trạng thái tâm thần của thái tử Hamlet, nghi ngờ rằng tình yêu không được đáp lại có thể là nguyên nhân chính. Các quan chức cho biết thái tử đang tìm niềm vui trong các buổi diễn kịch, và vua quyết định theo dõi Hamlet và Ô-phê-li-a để khám phá nguyên nhân thực sự. Hamlet, khi gặp Ô-phê-li-a, thể hiện sự mâu thuẫn nội tâm, tỏ ra lạnh nhạt và thậm chí xúc phạm, khiến Ô-phê-li-a đau khổ tột cùng. Cuối cùng, vua và Pô-lô-ni-út quyết định nếu không tìm ra nguyên nhân, sẽ gửi Hamlet sang Anh để hy vọng môi trường mới có thể làm giảm nỗi buồn và sự rối loạn của ông. c. Bố cục - Phần 1 (Từ đầu đến “Ôi, gánh nặng của tội ác”): Sự dò la của nhà vua về tình tình của Hăm-lét. - Phần 2 (Còn lại): Cuộc trò chuyện của Hăm-lét và Ô-phê-li-a. d. Thể loại Kịch 2. Giá trị nội dung, nghệ thuật a. Giá trị nội dung Qua văn bản "Sống, hay không sống?", Shakespeare đã phác họa một bức tranh sinh động về bản chất phức tạp của con người, với những khát vọng, những nỗi sợ hãi và những xung đột nội tâm. Từ đó, nêu lên những suy ngẫm về bản tính của con người, những trăn trở, lo âu của con người trong cuộc sống đầy gian nan, vất vả, những rủi ro vẫn đang thường trực xảy ra. b. Giá trị nghệ thuật - Ngôn ngữ: Ngôn ngữ của Shakespeare trong đoạn trích này vừa giàu hình ảnh, vừa mang tính triết lý sâu sắc. - Cấu trúc: Đoạn trích được xây dựng theo một cấu trúc chặt chẽ, logic, giúp người đọc dễ dàng theo dõi mạch suy nghĩ của nhân vật. - Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật: Shakespeare đã miêu tả một cách tinh tế những biến đổi tâm lý của Hamlet, từ sự đau khổ, phẫn uất đến sự tuyệt vọng và cuối cùng là sự quyết tâm hành động. Sơ đồ tư duy về văn bản Sống hay không sống?:
Quảng cáo
|