Soạn bài Tôi đi học SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - siêu ngắnTóm tắt nội dung văn bản (Truyện kể lại sự việc gì? Sự việc ấy xảy ra trong bối cảnh nào? Cốt truyện có gì đặc biệt?,…) Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Nội dung chính
Chuẩn bị 1 Câu 1 (trang 14, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Tóm tắt nội dung văn bản (Truyện kể lại sự việc gì? Sự việc ấy xảy ra trong bối cảnh nào? Cốt truyện có gì đặc biệt?,…) Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và tóm lược lại các nội dung chính. Lời giải chi tiết: Văn bản "Tôi đi học" là những dòng hồi tưởng của tác giả về buổi tựu trường. Những cảm xúc bồi hồi, háo hức của nhân vật "tôi" khi được mẹ đưa đến trường trên con đường làng quen thuộc. Những cảnh vật, con người thân quen bỗng trở nên kì lạ khi trong lòng tác giả cũng có sự thay đổi lớn: "Hôm nay tôi đi học". Chuẩn bị 2 Câu 2 (trang 14, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Nhân vật chính là ai? Nhân vật ấy được nhà văn miêu tả ở những phương diện nào (ngoại hình, lời nói, hành động, tâm trạng và mối quan hệ với các nhân vật khác,…)? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản, tìm ra nhân vật chính và các chi tiết về nhân vật chính. Lời giải chi tiết: - Nhân vật chính: người kể chuyện xưng “tôi” - Được miêu tả qua các phương diện: + Tôi là một chú bé chuẩn bị bước vào lớp 1. + Cảm xúc: khó tả (náo nức, lạ lẫm, sợ hãi,...) + Suy nghĩ: đúng với lứa tuổi (những suy nghĩ lạ lẫm, lo sợ trong ngày đầu tiên đi học). + Hành động, lời nói: Cẩn thận nâng niu mấy quyển sách, xin mẹ được cầm bút thước, viết dòng chữ đầu tiên,... Chuẩn bị 3 Câu 3 (trang 14, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Ngôn ngữ kể chuyện (trần thuật) có gì đặc sắc? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và nhận xét về nghệ thuật trần thuật của ngôn ngữ kể chuyện. Lời giải chi tiết: Đan xen tự sự, miêu tả, bố cục chặt chẽ, thống nhất, mang chất thơ tinh tế, nhẹ nhàng. Chuẩn bị 4 Câu 4 (trang 14, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Đọc trước văn bản Tôi đi học, tìm hiểu thêm thông tin về nhà văn Thanh Tịnh. Phương pháp giải: Đọc trước văn bản và tìm hiểu các thông tin về tác giả. Lời giải chi tiết: - Thanh Tịnh (1911 – 1988) tên khai sinh là Trần Văn Ninh, quê ở xóm Gia Lạc, ven sông Hương, ngoại ô thành phố Huế. - Từ năm 1933, ông đi làm ở các sở tư rồi vào nghề dạy học và bắt đầu viết văn, làm thơ. - Sáng tác của ông đều toát lên vẻ đẹp đằm thắm, êm dịu, trong trẻo - Tác phẩm chính: Hận chiến trường (tập thơ, 1937), Quê mẹ (tập truyện ngắn, 1941), Ngậm ngải tìm trầm (tập truyện ngắn, 1943)… - Ông được tặng giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007. Đọc hiểu 1 Câu 1 (trang 14, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Những hình ảnh nào gợi nỗi nhớ cho nhân vật “tôi”? Phương pháp giải: Đọc kĩ phần đầu của văn bản và tìm các hình ảnh gợi nỗi nhớ cho nhân vật “tôi”. Lời giải chi tiết: Hình ảnh: cuối thu lá rụng, mây bàng bạc, mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ. Đọc hiểu 2 Câu 2 (trang 14, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Tranh minh họa liên quan đến nội dung của văn bản như thế nào? Phương pháp giải: Xem kĩ tranh minh hoạ và so sánh với nội dung của văn bản. Lời giải chi tiết: Tranh minh họa về hình ảnh người mẹ dắt con đi trên con đường làng trong buổi tựu trường. Đây cũng là hình ảnh đầu tiên xuất hiện đầu văn bản. Đọc hiểu 3 Câu 3 (trang 15, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Phần (2) kể về chuyện gì? Phương pháp giải: Đọc kĩ phần (2) và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Kể về cảm nhận của nhân vật tôi lúc ở sân trường khi nghe tiếng trống tập trung, khi rời tay mẹ và chứng kiến các bạn học sinh khác khóc, khi được ông đốc an ủi. Đọc hiểu 4 Câu 4 (trang 16, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Tâm trạng nhân vật “tôi” thế nào khi được gọi tên? Phương pháp giải: Đọc kĩ phần (2) và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Tâm trạng: giật mình, giật mình và lúng túng. Đọc hiểu 5 Câu 5 (trang 17, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Tại sao các bạn nhỏ lại khóc? Phương pháp giải: Đọc kĩ phần (2), dựa vào tâm trạng của nhân vật tôi và hoàn cảnh của sự việc để trả lời. Lời giải chi tiết: Vì đây là lần đầu tiên các bạn phải rời xa bố mẹ và bước vào một môi trường mới. Đọc hiểu 6 Câu 6 (trang 17, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” thể hiện trong phần (3) như thế nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ phần (3) và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” thể hiện trong phần (3): không còn cảm thấy bỡ ngỡ, sợ sệt mà cảm thấy mọi thứ trong lớp học thân quen. CH cuối bài 1 Câu 1 (trang 18, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Theo em, cốt truyện Tôi đi học thuộc dạng nào dưới đây? A. Kể lại sự việc khác thường, kì lạ B. Kể lại sự việc giản dị, đời thường mà giàu chất thơ C. Kể lại sự việc có nội dung trào phúng, châm biếm, hài hước D. Kể lại sự việc có nội dung giàu tính triết lí Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: B. Kể lại sự việc giản dị, đời thường mà giàu chất thơ CH cuối bài 2 Câu 2 (trang 18, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Cảnh vật trong truyện được nhìn qua con mắt của ai và được nhớ lại theo trình tự nào? Nêu một số chi tiết nổi bật của cảnh vật trong phần (1). Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Cảnh vật trong truyện được nhìn qua con mắt của nhân vật tôi và được nhớ lại theo trình tự thời gian, không gian. Một số chi tiết nổi bật của cảnh vật trong phần (1): Buổi mai đầy sương thu và gió lạnh; Con đường quen thuộc trở nên xa lạ; Cảnh vật thay đổi vì chính lòng “tôi” thay đổi. CH cuối bài 3 Câu 3 (trang 18, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Phân tích sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên tới lớp. Chỉ ra tác dụng của một số câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh trong việc khắc họa tâm trạng nhân vật. Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Sự thay đổi tâm trạng của nhân vật “tôi” trong ngày đầu tiên tới lớp: - Trên đường cùng mẹ đến trường: thấy “lạ”, trong lòng “đang có sự thay đổi lớn”, cảm thấy trang trọng và đứng đắn; Nâng niu mấy quyển vở, muốn thử sức cầm bút. - Mới đến trường: ngạc nhiên, cảm thấy nhỏ bé, lo sợ. - Nghe gọi tên và rời tay mẹ: giật mình, lúng túng, sợ hãi như quả tim ngừng đập. - Ngồi trong lớp: mùi hương lạ, thấy lạ với bức hình treo trên tường, lạm nhận bàn ghế, chỗ ngồi là của mình; không hề thấy xa lạ với người bạn mới ngồi bên; Nhìn theo cánh chim... một kỉ niệm cũ sống lại. Tác dụng của một số câu văn miêu tả và hình ảnh so sánh trong việc khắc họa tâm trạng nhân vật: - “... những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng” => tình cảm đẹp đẽ, trong sáng của cậu bé lần đầu đi học. - “Ý nghĩ ấy thoáng qua trong trí tôi nhẹ nhàng như một làn mây lướt ngang trên ngọn núi” => tâm hồn mơ mộng của trẻ thơ không bận tâm quá nhiều điều gì. - “Họ như con chim non đứng bên bờ tổ nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ” => sự non nớt, khát vọng của những cậu học sinh. - “Hết co lên một chân, các cậu lại duỗi mạnh như đá một quả banh tưởng tượng”=> lòng người hồi hộp với tiếng trống. - “trường Mĩ Lí trông vừa xinh xắn, vừa oai nghiêm như cái đình làng Hòa Ấp”=> cái nhìn đẹp đẽ của trẻ thơ về ngôi trường. CH cuối bài 4 Câu 4 (trang 18, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Truyện ngắn Tôi đi học là một truyện ngắn giàu chất trữ tình. Theo em, điều gì tạo nên đặc điểm ấy (về nội dung, hình thức, ngôn ngữ)? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và nhận xét về nghệ thuật của văn bản. Lời giải chi tiết: Chủ đề trong sáng, lời kể tự nhiên giàu chất biểu cảm theo dòng hồi tưởng của tác giả, kết hợp hài hòa giữa kể tả và bộc lộ tâm trạng cảm xúc. CH cuối bài 5 Câu 5 (trang 18, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Văn bản Tôi đi học đã nói hộ được những suy nghĩ và tình cảm gì của rất nhiều người đọc? Điều đó còn có ý nghĩa với cuộc sống hôm nay như thế nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản và rút ra ý nghĩa. Lời giải chi tiết: Văn bản khơi gợi kí ức của mỗi người trong ngày đầu tiên tới trường, đó là cảm xúc bồi hồi, xúc động, trong trẻo, đẹp đẽ nhất và sẽ còn sống mãi trong lòng mỗi người. CH cuối bài 6 Bằng sự trải nghiệm của bản thân, hãy tưởng tượng mình là “người bạn tí hon” hôm ấy ngồi cạnh nhân vật “tôi” trong truyện, hôm ấy, em sẽ nói với “tôi” điều gì? Phương pháp giải: Tưởng tượng mình là một người bạn của nhân vật “tôi” và trả lời câu hỏi. Lời giải chi tiết: Em sẽ nói với “tôi” rằng: Chào bạn! Rất vui khi chúng ta được ngồi cạnh nhau trong lớp học này. Cậu và tớ hãy cùng nhau cố gắng nhé!
Quảng cáo
|