Soạn bài Ôn tập học kì 1 SGK Ngữ văn 8 tập 1 Cánh diều - siêu ngắnCác thể loại và kiểu văn bản đã học trong sách Ngữ văn 8, tập một là những thể loại và kiểu văn bản nào? Nêu một số tên văn bản cụ thể của mỗi thể loại và kiểu văn bản đó. Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Câu 1 Câu 1 (trang 132, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Các thể loại và kiểu văn bản đã học trong sách Ngữ văn 8, tập một là những thể loại và kiểu văn bản nào? Nêu một số tên văn bản cụ thể của mỗi thể loại và kiểu văn bản đó. Phương pháp giải: Xem lại các văn bản đã học Lời giải chi tiết:
Câu 2 Câu 2 (trang 132, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Nội dung khái quát bao trùm toàn bộ các văn bản truyện ở Bài 1 trong sách Ngữ văn 8, tập một là gì? Nêu nhận xét về đặc điểm hình thức thể loại nổi bật của các văn bản đó và những điểm cần lưu ý về cách đọc hiểu. Phương pháp giải: Xem lại các văn bản ở bài 1 Lời giải chi tiết: - Nội dung: câu chuyện giản dị, đời thường, giàu tính triết lí. - Nhận xét: + Truyện ngắn là thể loại cỡ nhỏ của tác phẩm văn xuôi hư cấu, thường phản ánh một “khoảnh khắc”, một tình huống độc đáo, một sự kiện gây ấn tượng mạnh, có ý nghĩa nhất trong cuộc đời nhân vật. Kết cấu truyện ngắn không chia thành nhiều tuyến. + Khi đọc văn bản, độc giả phải tưởng tượng để cảm nhận được tất cả những hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hình khối,... được tác giả miêu tả trong tác phẩm. Câu 3 Câu 3 (trang 132, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Nhận xét về nội dung (đề tài, chủ đề, cảm xúc,...) của các văn bản thơ (sáu chữ, bảy chữ) trong Bài 2 và nêu một số điểm cần lưu ý về cách đọc thể thơ này. Phương pháp giải: Xem lại các văn bản thơ Bài 2 Lời giải chi tiết: - Nhận xét: là những dòng thơ hoài niệm về quá khứ về quê hương, gia đình - Một số điểm cần lưu ý: + Thơ sáu chữ: mỗi dòng có sáu chữ; thường ngắt nhịp 2/2/2, 2/4, 4/2 hoặc 3/3 + Thơ bảy chữ: mỗi dòng có bảy chữ; thường ngắt nhịp 4/3, 3/4…. + Thường có nhiều vần: vần chân hoặc vần cách. Câu 4 Câu 4 (trang 132, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Đề tài và chủ đề chung của các văn bản thông tin ở Bài 3 có gì đặc sắc? Nêu ý nghĩa của các nội dung học ở bài này. Xác định các lưu ý về cách đọc các văn bản thông tin trong Bài 3. Phương pháp giải: Xem lại các văn bản thơ Bài 3 Lời giải chi tiết: - Đề tài và chủ đề chung: giải thích một hiện tượng tự nhiên. - Ý nghĩa: tập trung nêu lên và trả lời các câu hỏi ấy bằng những kiến thức có cơ sở khoa học - Lưu ý: trình bày theo trật tự thời gian, quan hệ nguyên nhân – kết quả, mức độ quan trọng hay phân loại đối tượng. Câu 5 Câu 5 (trang 133, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Nêu nội dung chính của các văn bản hài kịch và truyện cười trong Bài 4, từ đó nhận xét và phân tích ý nghĩa tiếng cười được thể hiện trong các văn bản này. Phương pháp giải: Xem lại các văn bản Bài 4 Lời giải chi tiết: - Nội dung chính: xoay quanh những xung đột giữa cái xấu (cái thấp hèn) với cái tốt (cái đẹp, cái cao cả). - Nhận xét: tiếng cười để châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu, cái lố bịch, lỗi thời, trong đời sống. Câu 6 Câu 6 (trang 133, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Các văn bản trong Bài 5 có chung nội dung gì? Cần lưu ý những gì về cách đọc các văn bản này? Phương pháp giải: Xem lại các văn bản trong Bài 5 Lời giải chi tiết: - Nội dung chung: văn bản nghị luận xã hội thời kì trung đại. - Lưu ý: xác định được các luận đề bao trùm bài viết, các luận điểm, luận cứ, ý kiến đánh giá của người viết cùng các dẫn chứng chứng minh. Câu 7 Câu 7 (trang 133, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Nhìn chung, tất cả các văn bản trong sách Ngữ văn 8, tập một đều có nội dung gần gũi, sâu sắc và thiết thực đối với đời sống hiện nay. Em hãy phân tích và làm sáng tỏ nhận xét đó thông qua một số ví dụ cụ thể. Phương pháp giải: Phân tích và làm sáng tỏ nhận xét Lời giải chi tiết: Sách Ngữ Văn 8, tập một giúp cho chúng ta hiểu và cảm nhận được tình cảm gia đình, quê hương ấm áp qua những câu chuyện đời thường gần gũi thân quen, sâu sắc và thiết thực đối với đời sống hiện nay. Câu 8 Câu 8 (trang 133, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Các dạng văn bản cụ thể được luyện viết trong sách Ngữ văn 8, tập một thuộc những kiểu văn bản nào? Chỉ ra mối quan hệ giữa phần viết và phần đọc hiểu của mỗi bài học. Phương pháp giải: Xem lại phần viết của tất cả các bài Lời giải chi tiết: - Các dạng văn bản cụ thể thuộc những kiểu văn bản: + Bài 1: Kể lại một chuyến đi hoặc một hoạt động xã hội + Bài 2: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ + Bài 3: Viết văn bản thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên + Bài 4: Nghị luận về một vấn đề của đời sống + Bài 5: Nghị luận về một vấn đề của đời sống - Giữa phần viết và phần đọc hiểu mỗi bài học có quan hệ mật thiết với nhau. Câu 9 Câu 9 (trang 133, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Nêu yêu cầu và tác dụng của việc tập làm thơ sáu chữ, bảy chữ. Phương pháp giải: Xem lại kiến thức về thơ tự do Lời giải chi tiết: - Yêu cầu: xác định rõ đề tài, chú ý đảm bảo số chữ và cách gieo vần - Tác dụng: giúp học sinh hiểu hơn và nắm bắt được các bước cơ bản làm thơ. Câu 10 Câu 10 (trang 133, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Sách giáo khoa Ngữ văn 8, tập một hướng dẫn em rèn luyện những kĩ năng viết nào? Phân tích ý nghĩa và tác dụng của các kĩ năng ấy. Phương pháp giải: Xem lại các bài viết đã học Lời giải chi tiết: - Kĩ năng viết: Viết văn ghi lại kỉ niệm; cảm nhận về một bài thơ; thuyết minh về một hiện tượng tự nhiên; nghị luận về một vấn đề trong xã hội. => Tác dụng: giúp học sinh biết cách làm, biết cách nhìn nhận và phân tích vấn đề theo các hướng khác nhau. Câu 11 Câu 11 (trang 133, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Các nội dung và yêu cầu của phần viết trong sách Ngữ văn 8, tập một có gì mới so với sách Ngữ văn 7? Phương pháp giải: So sánh phần viết ở lớp 7 với lớp 8. Lời giải chi tiết:
Câu 12 Câu 12 (trang 133, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Nêu những nội dung chính được rèn luyện về kĩ năng nói và nghe trong sách Ngữ văn 8, tập một. Xác định trọng tâm phần nói và nghe của mỗi bài học. Phương pháp giải: Xem lại phần nói và nghe trong SGK Lời giải chi tiết: Những nội dung chính được rèn luyện về kĩ năng nói và nghe: - Nghe và tóm tắt lại nội dung chính của một bài thuyết trình về một vấn đề của đời sống - Thảo luận về một vấn đề trong đời sống - Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên - Thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống - Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội => Trọng tâm: rèn luyện kĩ năng nghe hiểu, tóm tắt, viết và kỹ năng nói trước đám đông. Câu 13 Câu 13 (trang 133, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Nội dung rèn luyện kĩ năng nói và nghe liên quan với nội dung đọc hiểu và viết trong mỗi bài học như thế nào? Phân tích một số ví dụ ở các bài học trong sách Ngữ văn 8, tập một để làm sáng tỏ điều ấy. Phương pháp giải: Xem lại các bài đọc hiểu và phần viết của mỗi bài Lời giải chi tiết: - Kĩ năng nói và nghe liên quan mật thiết với nội dung đọc hiểu và viết trong mỗi bài học. - Ví dụ ở bài 5 nội dung phần rèn luyện kỹ năng nghe và nói là "Nghe và tóm tắt lại nội dung chính của một bài thuyết trình về một vấn đề của đời sống" thì các văn bản đọc hiểu là nghị luận về một vấn đề xã hội, bài viết cũng là nghị luận về một vấn đề của đời sống. Câu 14 Câu 14 (trang 133, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Nêu những nội dung chính của phần tiếng Việt trong sách Ngữ văn 8, tập một. Các nội dung này có mối quan hệ như thế nào với phần đọc hiểu, viết, nói và nghe? Phương pháp giải: Xem lại phần tiếng Việt trong các bài Lời giải chi tiết: Những nội dung chính: - Bài 1: luyện tập trợ từ và thán từ - Bài 2: bài tập từ đồng nghĩa, trái nghĩa, sắc thái nghĩa của từ. - Bài 3: trình bày đoạn văn, phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. - Bài 4: nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn - Bài 5: bài tập về từ ghép Hán Việt, thành ngữ, tục ngữ. => Các nội dung này là những vấn đề được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu và được áp dụng trong quá trình viết bài, quá trình rèn luyện kỹ năng nói và nghe. Câu 15 Câu 15 (trang 133, SGK Ngữ văn 8, tập 1) Nêu một số biện pháp tu từ có trong các văn bản thơ đã học ở Bài 2 và phân tích tác dụng của một biện pháp mà em thích. Phương pháp giải: Tìm và phân tích tác dụng một số biện pháp tu từ trong cá văn bản thơ bài 2 Lời giải chi tiết: *Văn bản “Nếu mai em về Chiêm Hoá” Khổ 2: - Đá - ngồi, trông nhau. - Non Thần - trẻ lại. => Tác dụng: Làm cho sự vật có hồn, bức tranh thiên nhiên mùa xuân trở nên sống động. Khổ 4: Mùa xuân - lạc đường. => Tác dụng: Gợi vẻ đẹp của các cô gái bản Tày, vẻ đẹp khiến cho mùa xuân mải mê say đắm đến mức lạc đường. *Văn bản “Nắng mới”: - Biện pháp: nhân hoá (nắng mới reo ngoài nội). => Tác dụng: khiến bài thơ chợt chùng hẳn xuống, nặng trĩu một nỗi buồn, một nỗi buồn dịu nhẹ, một tâm trạng quạnh hiu xa vắng, gợi nỗi nhớ về người mẹ đã đi xa.
Quảng cáo
|