Soạn bài Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ "Nắng mới" của Lưu Trọng Lư) SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - siêu ngắnĐọc trước văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư), tìm hiểu thêm những văn bản nghị luận viết về tác phẩm Nắng mới. Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 8 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Khoa học tự nhiên Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Nội dung chính
Chuẩn bị (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Đọc trước văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư), tìm hiểu thêm những văn bản nghị luận viết về tác phẩm Nắng mới. Phương pháp giải: Đọc trước văn bản và tìm hiểu thêm những văn bản viết về tác phẩm Nắng mới Lời giải chi tiết: Một số văn bản nghị luận về tác phẩm Nắng mới: https://www.qdnd.vn/van-hoa/sach/nang-moi-thi-pham-hay-ve-nguoi-me-709974 https://sachgiai.com/Toan-hoc/binh-giang-bai-tho-nang-moi-cua-luu-trong-lu-13976.html Đọc hiểu 1 Câu 1 (trang 91, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Người viết đã bàn về những yếu tố nào của bài thơ ở phần (1)? Phương pháp giải: Đọc kĩ phần (1) Lời giải chi tiết: Yếu tố: mô típ bài thơ. Đọc hiểu 2 Câu 2 (trang 92, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Nội dung của các phần (2) và (3) đã làm rõ cho nhan đề của văn bản như thế nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ phần (2), (3) Lời giải chi tiết: Góp phần cụ thể hóa nội dung phần đề cập ở nhan đề bài thơ. Đọc hiểu 3 Câu 3 (trang 93, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Phần (5) đã khái quát vấn đề nghị luận như thế nào? Phương pháp giải: Đọc kĩ phần (5) Lời giải chi tiết: Nắng mới là một bài thơ hết sức thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng. CH cuối bài 1 Câu 1 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Vấn đề trọng tâm mà bài viết này nêu lên là gì? Những yếu tố nào giúp người đọc có thể xác định nhanh vấn đề ấy? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: - Vấn đề trọng tâm: làm rõ chi tiết nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh trong bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư. - Yếu tố: nhan đề CH cuối bài 2 Câu 2 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Hệ thống luận điểm của bài viết được triển khai như thế nào (chú ý tới nhan đề, bố cục bài viết, lí lẽ, bằng chứng được sử dụng cho từng luận điểm)? Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết:
CH cuối bài 3 Câu 3 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Những nhận xét sau đây nói về cách thức thể hiện của văn bản Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh (Về bài thơ “Nắng mới” của Lưu Trọng Lư) là đúng hay sai? Vì sao? a. Bố cục văn bản mạch lạc, lô gic, giúp cho người đọc tiện theo dõi b. Bằng chứng được trích dẫn đầy đủ, phân tích toàn diện cả về nội dung (ngữ nghĩa, thông điệp) và cách thức thể hiện (hình ảnh, từ ngữ, giọng điệu) c. Có so sánh, liên hệ, mở rộng với tác giả khác viết về cùng đề tài để nhấn mạnh giá trị của tác phẩm d. Sử dụng đa dạng các phép tu từ tạo nên cách diễn đạt độc đáo, giàu tính biểu cảm cho văn bản Phương pháp giải: Đọc kĩ văn bản Lời giải chi tiết: a. Đúng. b. Đúng. c. Đúng. d. Sai. Bài phân tích ít sử dụng các biện pháp tu từ. CH cuối bài 4 Câu 4 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập 2) So với khi đọc bài thơ Nắng mới (Bài 2), văn bản nghị luận này giúp em có thêm hiểu biết gì về nội dung hoặc nghệ thuật của bài thơ? Phương pháp giải: Trả lời theo ý hiểu Lời giải chi tiết: Hiểu sâu hơn về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đồng thời thấy rõ hơn tài năng của nhà thơ Lưu Trọng Lư. CH cuối bài 5 Câu 5 (trang 94, SGK Ngữ văn 8, tập 2) Hãy nêu đoạn văn mà em thích nhất trong bài nghị luận văn học này và trình bày lí do yêu thích. Phương pháp giải: Chọn ra đoạn văn mà em thích nhất Lời giải chi tiết: Em thích đoạn: “Ai từng ở ...ngoài nội” vì đoạn trích đã phân tích chi tiết khổ thơ “Mỗi lần...những ngày không”, làm nổi bật lên cái tĩnh lặng của làng quê vào buổi trưa, cái nhịp điệu nhẹ nhàng của bài thơ qua việc phân tích từ ngữ, giọng điệu thơ.
Quảng cáo
|