Soạn bài Ôn tập học kì 2 SGK Ngữ văn 8 tập 2 Cánh diều - siêu ngắn

Thống kê tên các thể loại hoặc kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 8, tập hai, dẫn ra một số ví dụ.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 1

Câu 1 (trang 123, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Thống kê tên các thể loại hoặc kiểu văn bản và tên văn bản cụ thể đã học trong sách Ngữ văn 8, tập hai, dẫn ra một số ví dụ.

Phương pháp giải:

Thống kê theo yêu cầu

Lời giải chi tiết:

Truyện

Thơ Đường luật

Truyện lịch sử và tiểu thuyết

Nghị luận văn học

 Văn bản thông tin

Lão Hạc

Trong mắt trẻ

Người thầy đầu tiên

 

Mời trầu

Vịnh khoa thi Hương

Xa ngắm thác núi Lư

Cảnh khuya

 

Quang Trung đại phá quân Thanh

Đánh nhau với cối xay gió

Bên bờ Thiên Mạc

Vẻ đẹp của bài thơ Cảnh khuya

Chiều sâu của truyện Lão Hạc

Nắng mới, áo đỏ và nét cười đen nhánh

Lá cờ thêu sáu chữ vàng - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi

Bộ phim Người cha và con gái

Cuốn sách Chìa khóa vũ trụ của Gioóc-giơ

Câu 2

Câu 2 (trang 123, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Nêu nội dung chính của các văn bản truyện đã học trong Bài 6; từ đó, nhận xét và phân tích ý nghĩa nhân văn được thể hiện trong các văn bản này.

Phương pháp giải:

 Xem lại Bài 6

Lời giải chi tiết:

Tên văn bản

Nội dung chính

Ý nghĩa nhân văn

Lão Hạc

Tác phẩm phản ánh hiện thực số phận của người nông dân trước CM tháng Tám qua tình cảnh của lão Hạc và thể hiện tấm lòng của nhà văn trước số phận đáng thương của một con người.

Văn bản thể hiện phẩm giá của người nông dân không bị hoen ố cho dù phải sống trong hoàn cảnh khốn cùng.

Trong mắt trẻ

Câu chuyện "Trong mắt trẻ" bao gồm chương một, hai và hai mươi bảy của tác phẩm nổi bật với thông điệp về sự khác biệt giữa cách nhìn của trẻ em và người lớn. Tác giả cũng đề cập đến tầm quan trọng của các mối quan hệ và đưa ra cái nhìn sâu sắc của tác giả về tuổi tác và cách suy nghĩ. Câu chuyện được kết thúc đầy bí ẩn, kết truyện tập trung vào tình bạn đặc biệt giữa Hoàng tử bé và nhân vật chính.

Tác giả muốn gửi tới thông điệp khi con người đối mặt với nỗi buồn khi mất đi người mình yêu thương.

Người thầy đầu tiên

Kể về thầy giáo Đuy-sen hết lòng vì học trò và cô học trò An-tư-nai thông minh lanh lợi. Qua đó người đọc thấy được tình cảm thầy trò cao quý và thiêng liêng.

'Người thầy đầu tiên' gieo niềm tin về nhân cách

Câu 3

Câu 3 (trang 123, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Những đặc điểm cần chú ý của thể loại thơ Đường luật là gì? Chỉ ra và nhận xét một số thủ pháp nghệ thuật trào phúng được sử dụng trong các bài thơ Đường luật ở Bài 7.

Phương pháp giải:

Ôn tập lại kiến thức về thơ Đường luật

Lời giải chi tiết:

- Những đặc điểm cần chú ý của thể loại thơ Đường luật

Khái niệm

Thường được viết bằng hai thể thất ngôn (mỗi câu bảy chữ) và ngũ ngôn (mỗi câu năm chữ). Có hai dạng thơ phổ biến: bát cú (mỗi bài tám câu) và tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu).

Bố cục

- Bát cú gồm bốn phần: đề, thực, luận, kết, mỗi phần có hai câu (gọi là liên).

- Tứ tuyệt được xem như ngắt ra từ một bài bát cú, có bố cục bốn phần (mỗi phần một câu): khởi, thừa, chuyển, hợp

Niêm

Có nghĩa đen là dính, vì làm cho hai câu thơ thuộc hai liên kết dính với nhau theo nguyên tắc

Vần

Thơ Đường luật ít dùng vần trắc. Bài thất ngôn bát cú thường chỉ gieo vần bằng ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8; còn bài thất ngôn tứ tuyệt ở cuối các câu 1, 2, 4.

Nhịp

Thường ngắt nhịp chẵn trước, lẻ sau, nhịp 4/3 (với thơ thất ngôn) hoặc 2/3 (với thơ ngũ ngôn)

Đối

Ở phần thực và luận, các chữ ở các câu thơ phải đối nhau về âm, về từ loại và về nghĩa

 

- Một số thủ pháp nghệ thuật trào phúng được sử dụng trong các bài thơ Đường luật ở Bài 7:

Văn bản

Thủ pháp nghệ thuật trào phúng

Mời trầu

Cái tôi khao khát sống mãnh liệt đó cũng là lí do bà thể hiện sự trào phúng của mình trong bài thơ. Với bà, thơ trào phúng, trước hết là sự giải tỏa nỗi lòng, sau đó còn là một thứ vũ khí để đấu tranh với các thói hư tật xấu, là tấm khiên để bảo vệ những người phụ nữ khác trong xã hội

Vịnh khoa thi Hương

Không có gì hứa hẹn sự trang nghiêm cần có của những kì thi như thế này. Hai câu đề thể hiện thái độ mỉa mai, châm biếm kín đáo và cũng bộc lộ một nỗi buồn sâu lắng trong tâm hồn tác giả.

Câu 4

Câu 4 (trang 123, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Nhận xét về nội dung và hình thức nghệ thuật của các văn bản đọc hiểu ở Bài 8:

a. Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu là gì? Đề tài và chủ đề của các văn bản truyện lịch sử có gì giống nhau?

b. Nhận xét đặc điểm nổi bật về hình thức thể loại của các văn bản truyện lịch sử và nêu các lưu ý về cách đọc hiểu các truyện này.

Phương pháp giải:

Xem lại bài 8

Lời giải chi tiết:

a. Nội dung chính của các văn bản đọc hiểu:

Văn bản

Nội dung chính

Quang Trung đại phá quân Thanh

Kể về Quang Trung, một người thông minh, trí tuệ sáng suốt, khả năng phán đoán tốt, nhạy bén trước thời cuộc. Nhờ tài năng của mình, ông đã định hình và phân tích một cách rất cụ thể về tình thế và về thời cuộc đem lại chiến thắng hiển hách trước quân Thanh.

Đánh nhau với cối xay gió

Kể câu chuyện về sự thất bại của Đôn Ki-hô-tê đánh nhau với cối xay gió, nhà văn chế giễu lí tưởng hiệp sĩ phiêu lưu, hão huyền, phê phán thói thực dụng thiển cận của con người trong đời sống xã hội.

Bên bờ Thiên Mạc

Kể về tình tiết khi Trần Quốc Tuấn giao nhiệm vụ quan trọng và hết sức bí mật cho Hoàng Đỗ, con ông già Màn Trò, một nô tì ở vùng đất Thiên Mạc.

=> Đề tài và chủ đề của các văn bản truyện lịch sử đều có nội dung liên quan đến các nhân vật hoặc sự kiện lịch sử.

b.

- Nhận xét: truyện lịch sử có bối cảnh là hoàn cảnh xã hội của một thời kì lịch sử nói chung được thể hiện qua các sự kiện, nhân vật lịch sử, phong tục, tập quán.

- Khi đọc truyện lịch sử cần chú ý:

+ Truyện viết về sự kiện gì? Cốt truyện, bối cảnh, nhân vật chính trong truyện liên quan như thế nào với lịch sử của dân tộc?

+ Chủ đề, tư tưởng, thông điệp nội dung mà văn bản truyện muốn thể hiện.

+ Một số đặc điểm hình thức nổi bật của truyện (sự kiện, nhân vật, ngôn ngữ mang không khí và dấu ấn lịch sử,...).

+ Những tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản truyện.

Câu 5

Câu 5 (trang 124, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Các văn bản trong Bài 9 có điểm gì chung? Cần chú ý những gì về cách đọc các văn bản này?

Phương pháp giải:

Xem lại bài 9

Lời giải chi tiết:

- Điểm chung: đều là văn bản nghị luận văn học, có luận đề, luận điểm, lí lẽ chặt chẽ, xác đáng.

- Khi đọc các văn bản này cần chú ý:

+ Xác định vấn đề

+ Xác định luận điểm

+ Các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng góp phần làm sáng rõ luận đề như thế nào?

+ Quan điểm, thái độ của tác giả

Câu 6

Câu 6 (trang 124, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Đề tài và kiểu bài của các văn bản thông tin ở Bài 10 có gì đặc sắc? Nêu các lưu ý về cách đọc các văn bản thông tin trong Bài 10.

Phương pháp giải:

Xem lại bài 10

Lời giải chi tiết:

- Đề tài và kiểu bài của các văn bản thông tin ở Bài 10 là giới thiệu về một bộ tác phẩm văn học hoặc một bộ phim.

- Các lưu ý về cách đọc các văn bản thông tin trong Bài 10:

+ Văn bản giới thiệu cuốn sách hoặc bộ phim nào?

+ Em đã biết gì về cuốn sách hoặc bộ phim đó?

+ Người viết có sử dụng thêm các phương tiện phi ngôn ngữ không?

+ Xác định bố cục, thông tin chính

+ Cách trình bày của văn bản có tác dụng gì?

+ Thông tin từ văn bản có ý nghĩa như thế nào với em?

Câu 7

Câu 7 (trang 124, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về phần Đọc hiểu trong sách Ngữ văn 8, tập hai so với Ngữ văn 8, tập một.

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức học kì 1 và học kì 2

Lời giải chi tiết:

 

Ngữ văn 8, tập một

Ngữ văn 8, tập hai

Điểm giống

Rèn luyện khả đọc hiểu, phân tích và cảm nhận về một tác phẩm văn học

Điểm khác

- Giúp chúng ta hiểu và cảm nhận được tình cảm gia đình, quê hương ấm áp qua những câu chuyện đời thường gần gũi thân quen

- Có nội dung gần gũi, sâu sắc và thiết thực đối với đời sống hiện nasy

Giúp chúng ta học tập, tìm hiểu các tác phẩm văn học nổi tiếng như Lão Hạc, Hoàng tử bé...; các tác phẩm thơ Đường luật như Mời trầu, Vịnh khoa thi Hương,...; Các tác phẩm truyện lịch sử và tiểu thuyết; cách đọc hiểu các văn bản nghị luận văn học, văn bản thông tin về một tác phẩm văn học hoặc một bộ phim.

Câu 8

Câu 8 (trang 124, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Các dạng văn bản cụ thể được luyện viết trong sách Ngữ văn 8, tập hai thuộc những kiểu văn bản nào? Chỉ ra mối quan hệ giữa phần Viết và phần Đọc hiểu của mỗi bài học.

Phương pháp giải:

Xem lại các bài viết trong SGK

Lời giải chi tiết:

- Thuộc kiểu văn bản: Tự sự, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh.

- Mối quan hệ mật thiết, mỗi bài viết đều có cùng chủ đề hoặc cùng kiểu văn bản với các văn bản đọc hiểu.

Câu 9

Câu 9 (trang 124, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Thống kê các kĩ năng viết được rèn luyện trong sách Ngữ văn 8, tập hai (ví dụ, Bài 10: Tóm tắt nội dung cuốn sách và cách xưng hô trong bài viết). Phân tích ý nghĩa và tác dụng của các kĩ năng nói trên.

Phương pháp giải:

Xem lại kĩ năng viết trong học kì 2

Lời giải chi tiết:

Các kĩ năng viết

Ý nghĩa/ Tác dụng

Phân tích tác dụng của hình thức thơ

Giúp chúng ta học được cách phân tích, cảm nhận và đưa ra nhận định về các tác phẩm thơ

Quan hệ giữa vấn đề, ý kiến, lí lẽ và bằng chứng

Giúp chúng ta biết cách viết văn một cách logic, có sức thuyết phục hơn.

Câu chuyển đoạn trong bài nghị luận

Giúp chúng ta rèn kĩ năng viết văn có sự liên kết giữa các câu, các đoạn sao cho bài văn có sự mạch lạc

Nêu lí lẽ và bằng chứng trong phân tích tác phẩm văn học

Giúp chúng ta biết cách xác định các luận đề, luận điểm, dẫn chứng, lí lẽ trong một bài văn nghị luận. Từ đó giúp bài văn của mình tăng sức thuyết phục với người đọc, người nghe.

Tóm tắt nội dung cuốn sách và cách xưng hô trong bài viết

Giúp chúng ta biết cách nắm bắt nội dung trọng tâm của một tác phẩm

Câu 10

Câu 10 (trang 124, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Nêu một số điểm khác biệt (mục đích, nội dung, hình thức, lời văn,...) giữa kiểu bài phân tích một tác phẩm thơ và kiểu bài thuyết minh giới thiệu một tác phẩm thơ.

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về phân tích thơ và thuyết minh giới thiệu một tác phẩm thơ.

Lời giải chi tiết:

Tiêu chí

Phân tích một tác phẩm thơ

Thuyết minh giới thiệu một tác phẩm thơ

Mục đích

Làm rõ những điểm nổi bật trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Trình bày cho người đọc biết các thông tin cơ bản về bài thơ như: nhan đề, thể loại, tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung, hình thức, giá trị, ý nghĩa...

Nội dung

Phân tích, cảm nhận và chỉ ra được những giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề tác phẩm, nhất là các sáng tạo độc đáo của người viết.

Thuyết minh, giới thiệu về những vấn đề xoay quanh tác phẩm thơ như: tác giả, hoàn cảnh ra đời,... giá trị nội dung, nghệ thuật của bài thơ.

Hình thức

Sử dụng hệ thống luận điểm, luận cứ và các phép lập luận.

Bài thường được trình bày theo trình tự: từ khái quát thông tin về tác giả, tác phẩm đến thông tin cụ thể về nội dung, hình thức của bài thơ; từ thông tin khác quan đến ý kiến chủ quan của người đọc, người xem hoặc người giới thiệu.

Lời văn

Rõ ràng, cụ thể với hệ thống lý lẽ, dẫn chứng logic, thể hiện quan điểm, cảm xúc của người viết.

Lời văn trung tính, khách quan, đưa ra thông tin rõ ràng, chuẩn xác.

Câu 11

Câu 11 (trang 124, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Các kiểu văn bản được học ở phần Viết trong sách Ngữ văn 8, tập hai có gì khác so với Ngữ văn 8, tập một?

Phương pháp giải:

Xem lại phần Viết của hai học kì

Lời giải chi tiết:

- Sách Ngữ văn 8 tập 1 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản:

Kiểu văn bản

Nội dung cụ thể

Tự sự

 Kể lại một chuyến đi hay một hoạt động xã hội, có dùng yếu tố miêu tả, biểu cảm.

Biểu cảm

Bước đầu biết làm một bài thơ sáu chữ, bảy chữ. Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ sáu chữ, bảy chữ.

Nghị luận

 Viết bài nghị luận về một vấn đề của đời sống (nghị luận xã hội) và bài phân tích một tác phẩm văn học (nghị luận văn học).

Thuyết minh

 Giải thích một hiện tượng tự nhiên hoặc giới thiệu một cuốn sách.

Nhật dụng

 Kiến nghị về một vấn đề đời sống.

-  Sách Ngữ văn 8 tập 2 rèn luyện cho các em viết các kiểu văn bản:

Kiểu văn bản

Nội dung cụ thể

Nghị luận

Phân tích một tác phẩm truyện; Phân tích một tác phẩm thơ; Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí; nghị luận phân tích một tác phẩm kịch

Thuyết minh

Viết bài giới thiệu về một cuốn sách

=> Các kiểu văn bản được học ở phần Viết trong sách Ngữ văn 8, tập hai tập chung chủ yếu vào kiểu văn nghị luận và văn thuyết minh.

Câu 12

Câu 12 (trang 124, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Nêu những nội dung chính được rèn luyện về các kĩ năng nói và nghe ở sách Ngữ văn 8, tập hai. Xác định trọng tâm phần Nói và nghe của mỗi bài học.

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về kĩ năng nói và nghe

Lời giải chi tiết:

Các kĩ năng nói và nghe

Nội dung chính

Bài 6: Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội ý

- Một số vấn đề xã hội trong cuộc sống:

+ Ngưỡng mộ và mê muội thần tượng.

+ Học sinh cấp Trung học cơ sở sử dụng xe gắn máy phân khối lớn đến trường.

+ Cần biết lựa chọn sách để đọc.

- Một số vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học:

+ Giá trị của tình cha con được gợi ra sau khi học truyện Lão Hạc (Nam Cao).

+ Thái độ cần có của người lớn đối với ước mơ của trẻ em được rút ra sau khi đọc văn bản Trong mắt trẻ (Ê-xu-pe-ri).

+ Suy nghĩ về quê hương, mái trường và người thầy sau khi đọc đoạn trích Người thầy đầu tiên (Ai-ma-tốp).

Bài 7: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một tác phẩm thơ

Yêu cầu cụ thể ở bài này là nghe và tóm tắt nội dung của bài thuyết trình về một bài thơ

Bài 8: Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một nhân vật lịch sử hoặc tác phẩm văn học

Rèn luyện kĩ năng nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về một nhân vật lịch sử hoặc tác phẩm văn học.

Bài 9: Thuyết trình bài giới thiệu về một vấn đề của tác phẩm văn học

Rèn luyện kĩ năng thuyết trình bài giới thiệu về một vấn đề nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm văn học.

Bài 10: Giới thiệu một cuốn sách

Học về cách thức giới thiệu một cuốn sách ở phần Viết

Câu 13

Câu 13 (trang 124, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Nêu những yêu cầu cần bảo đảm khi thực hành hoạt động nói và nghe ở sách Ngữ văn 8, tập hai.

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức về kĩ năng nói và nghe

Lời giải chi tiết:

 

Người nói

Người nghe

Khi thực hiện

- Nội dung trình bày:

+ Vấn đề trình bày được nêu rõ ràng, cụ thể.

+ Nội dung phong phú, có trọng tâm, được trình bày lô gích; lí lẽ và bằng chứng làm nổi bật được vấn đề.

- Hình thức trình bày:

+ Bài trình bày có bố cục rõ ràng.

+ Các nội dung minh hoạ có chất lượng.

+ Sử dụng phương tiện hỗ trợ phù hợp.

+ Có sự sáng tạo, tạo được điểm nhấn cho nội dung trình bày.

- Tác phong, thái độ trình bày:

+ Phong thái tự tin, tôn trọng người nghe, sử dụng ngôn ngữ cơ thể sinh động, phù hợp.

+ Nói trôi chảy, mạch lạc, không bị ngắt quãng hoặc không có những từ ngữ chêm xen quá nhiều.

+ Tốc độ nói vừa phải, có nhấn giọng ở những nội dung quan trọng.

+ Nội dung giải đáp thắc mắc cụ thể, ngắn gọn, thoả đáng.

+ Bảo đảm yêu cầu về thời gian trình bày.

- Lắng nghe, xác định và ghi lại các thông tin chính của bài trình bày, những nội dung cần hỏi lại.

- Thể hiện thái độ chú ý lắng nghe; sử dụng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt để khích lệ người nói. - Hỏi lại những điểm chưa rõ (nếu cần); có thể trao đổi thêm quan điểm cá nhân về nội dung của bài trình bày.

Khi nhận xét

- Lắng nghe nhận xét của các bạn và thầy, cô về bài trình bày.

- Rút kinh nghiệm về nội dung, cách thức và thái độ trình bày,...

- Tự đánh giá:

+ Điều em hài lòng về bài trình bày của mình là gì?

+ Điều gì em muốn thay đổi trong bài trình bày đó?

 

- Kiểm tra việc nghe và ghi chép các nội dung thông tin đã chính xác chưa.

- Nêu nhận xét về nội dung, hình thức bài trình bày.

- Đánh giá:

+ Em thấy bài trình bày của bạn có thuyết phục không? Vì sao?

+ Điều em rút ra được từ bài trình bày của bạn là gì?

Câu 14

Câu 14 (trang 124, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Nêu nội dung chính của phần tiếng Việt được học trong sách Ngữ văn 8, tập hai. Các nội dung này có mối quan hệ như thế nào với phần Đọc hiểu, Viết, Nói và nghe?

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức phần tiếng Việt

Lời giải chi tiết:

- Các nội dung chính của phần tiếng Việt:

+ Bài 6: Từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội.

+ Bài 7: Đảo ngữ, câu hỏi tu từ, từ tượng hình và từ tượng thanh.

+Bài 8: Câu khẳng định và câu phủ định.

+ Bài 9: Thành phần biệt lập trong câu.

+ Bài 10: Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể.

- Mối quan hệ: được sử dụng nhiều trong các văn bản của phần đọc hiểu, viết, nói và nghe.

Câu 15

Câu 15 (trang 124, SGK Ngữ văn 8, tập 2)

Nêu một số biện pháp tu từ có trong các bài thơ đã học ở Bài 7 và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ mà em thấy nổi bật.

Phương pháp giải:

Xem lại kiến thức bài 7

Lời giải chi tiết:

- Một số biện pháp tu từ: ẩn dụ, đảo ngữ, câu hỏi tu từ.

Ví dụ: Ẩn dụ trong bài thơ Mời trầu

- "Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi": khác với miếng trầu têm cánh phượng khéo léo trang trọng, câu thơ cho thấy sự giản dị, bình thường nhất.

- "Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá bạc như vôi": ý nói nếu giữa cô gái và chàng trai có tình cảm với nhau thì hãy như sự xúc tác giữa miếng trầu và vôi, khi nhai sẽ tạo ra màu đỏ.

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close