Soạn bài Thực hành đọc hiểu Nỗi niềm tương tư SGK Ngữ văn 11 tập 1 Cánh diều - siêu ngắnChú ý những cử chỉ thể hiện tâm trạng tương tư của nhân vật Tú Uyên. Chú ý những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích. Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh Quảng cáo
Video hướng dẫn giải Chuẩn bị Câu 1 Chú ý những việc làm thể hiện tâm trạng tương tư của nhân vật Tú Uyên. Phương pháp giải: Đọc 14 câu thơ đầu, chú ý đến những câu thơ có cử chỉ thể hiện tâm trạng tương tư. Lời giải chi tiết: + "Lần trăng ngơ ngẩn ra về": Chàng trai thơ thẩn bước đi khi nghĩ đến cô gái. + "Nỗi nàng canh cánh nào quên": Trong đầu chàng trai toàn làn hình bóng lần gặp đầu tiên với cô gái. + "Có khi gảy khúc đàn tranh/ Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân": Vừa đánh đàn tranh vừa nhớ đến cô gái. + "Có khi chuộc chén rượu đào,.... Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình": Những lúc uống rượu chàng lại càng nhớ nhung hơn, nhờ hơi men mà chàng còn hình dung ra giọng của nàng. Chuẩn bị Câu 2 Xác định những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích. Phương pháp giải: Đọc toàn bài thơ, gợi nhớ lại kiến thức về các biện pháp nghệ thuật để tìm ra. Lời giải chi tiết: - Biện pháp nghệ thuật: + Nhân hóa: “Lần trăng ngơ ngẩn ra về” + So sánh Hơi men không nhấp mà say Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình. + Điệp ngữ: “Có khi…” Trong khi đọc Câu 1 Nêu cách hiểu của em về nhan đề Nỗi niềm tương tư Phương pháp giải: Dựa trên nội dung chính của đoạn trích để xác định nhan đề có hợp lí hay không. Lời giải chi tiết: Theo em, việc đặt tên đoạn trích là Nỗi niềm tương tư là hợp lí. Vì nó thể hiện đúng, bao quát nội dung của đoạn trích. Trong khi đọc Câu 2 Tâm trạng tương tư của Tú Uyên được tác giả thể hiện như thế nào? Phương pháp giải: Đọc 14 câu thơ đầu, chú ý đến những câu thơ có cử chỉ thể hiện tâm trạng tương tư. Lời giải chi tiết: Lần trăng ngơ ngẩn ra về … Nỗi nàng canh cánh nào quên … Có khi gảy khúc đàn tranh Nước non ngao ngán ra tình hoài nhân … Có khi chuộc chén rượu đào … Như xông mùi nhớ, lại gây giọng tình. - Dù chỉ mới gặp một lần mà chàng thư sinh Tú Uyên đã nhớ mãi không quên người con gái xinh đẹp tuyệt trần. Chàng ngày nhớ, đêm thương, lúc nào cũng nhớ đến hình bóng nàng. Trong khi đọc Câu 3 Biện pháp nghệ thuật nào nổi bật trong đoạn trích? Phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong việc diễn tả tâm trạng nhân vật. Phương pháp giải: Đọc lại cả bài và tìm ra biện pháp nghệ thuật nổi bật – thể hiện được rõ nhất nội dung chính của đoạn trích. Lời giải chi tiết: - Biện pháp nghệ thuật nổi bật: Điệp ngữ “Có khi…” - Tác dụng: Việc sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ trong đoạn trích giúp khắc họa một cách rõ nét, chân thực các cung bậc cảm xúc, nỗi nhớ da diết của chàng thư sinh Tú Uyên. Nỗi nhớ của chàng thư sinh đó da diết, chàng nhớ mọi lúc, mọi nơi nó lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong khi đọc Câu 4 Đặc điểm nổi bật của truyện thơ Nôm là sự kết hợp giữa tự sự và trữ tình. Điều đó được thể hiện như thế nào qua đoạn trích Nỗi niềm tương tư? Phương pháp giải: Làm rõ đặc điểm kết hợp giữa tự sự và trữ tình của truyện thơ Nôm qua đoạn trích: Thể thơ, chữ, nội dung chính, tình cảm trong câu chuyện đó. Lời giải chi tiết: + Thể thơ lục bát. + Chữ Nôm. + Tự sự: Câu chuyện về những ngày tháng tương tư của một chàng trai. + Trữ tình: Thể hiện tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ da diết. Đoạn trích Nỗi niềm tương tư là câu chuyện tình yêu được viết bằng chữ Nôm, theo thể thơ lục bát. Đoạn trích, kể lại những tháng ngày tương tư của chàng thư sinh Tú Uyên dành cho cô gái xinh đẹp mới gặp lần đầu. Qua đó, bộc lộ được những tâm tư, tình cảm, nỗi nhớ của nhân vật. Chàng ngày nhớ, đêm mong. Khi tỉnh cũng nhớ mà khi say cũng nhớ. Những khi một mình nỗi nhớ đấy càng da diết hơn. Trong khi đọc Câu 5 So sánh hai đoạn thơ nói về tâm trạng tương tư của Tú Uyên trong Bích Câu kì ngộ và của Kim Trọng trong Truyện Kiều: Lần trăng ngơ ngẩn ra về, Đèn thông khâu cạn, giấc hoè chưa nên. Nỗi nàng canh cánh nào quên, Vẫn còn quanh quẩn người tiên khéo là? (Bích Câu kì ngộ) Chàng Kim từ lại thư song Nỗi nàng canh cánh bên lòng biếng khuây. Sầu đong càng lắc càng đầy. Ba thu dọn lại một ngày dài ghê. (Truyện Kiều) Phương pháp giải: Tìm ra tâm trạng tương tư của hai nhân vật trong hai tác phẩm, so sánh với nhau để chỉ ra được điểm giống và khác nhau. Lời giải chi tiết: - Giống nhau: Cả hai đoạn thơ đều là nỗi niềm tương tư của chàng Tú Uyên và chàng Kim Trọng về một người con gái. - Khác nhau: + Nỗi nhớ của Tú Uyên: Chàng vừa gặp cô gái ấy trong một lần ở hội chùa mà đã nhớ mãi không quên. Vẻ đẹp của nàng khiến Tú Uyên luôn “canh cánh” trong lòng khi chưa rõ mặt là ai cứ quanh quẩn chàng. Rõ ràng, Tú Uyên là một chàng thư sinh rất si tình, yêu từ lần gặp đầu tiên và khao khát tìm được nàng. + Nỗi nhớ của Kim Trọng: Chàng yêu nàng Kiều, tương tư nàng Kiều suốt ngày đêm, đến nỗi một ngày mà như ba năm “ba thu dọn lại một ngày dài ghê”. → Nỗi tương tư của Tú Uyên thể hiện rõ nét, sâu đậm hơn Kim Trọng.
Quảng cáo
|