Soạn bài Sóng SGK Ngữ văn 11 tập 1 Cánh diều - siêu ngắn

Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Xuân Quỳnh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Sóng qua các nguồn khác nhau như sách, báo, internet,…lựa chọn, ghi chép một số thông tin giúp cho việc đọc hiểu bài thơ.

Tổng hợp đề thi giữa kì 1 lớp 11 tất cả các môn - Cánh diều

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh

Quảng cáo

Video hướng dẫn giải

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Chuẩn bị Câu 1

Tìm hiểu thêm thông tin về tác giả Xuân Quỳnh và hoàn cảnh sáng tác bài thơ Sóng qua các nguồn khác nhau như sách, báo, internet,…lựa chọn, ghi chép một số thông tin giúp cho việc đọc hiểu bài thơ.

Phương pháp giải:

Tìm kiếm thông tin trên sách, báo, internet và ghi chép

Lời giải chi tiết:

- Tác giả Xuân Quỳnh: 

+ Xuân Quỳnh sinh năm 1942, mất năm 1988, tên khai sinh là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh.

+ Quê quán: La Khê, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc thành phố Hà Nội).

+ Xuân Quỳnh xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội.

+ Xuân Quỳnh là một trong số những nhà thơ tiêu biểu nhất của thế hệ nhà thơ trẻ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

+ Phong cách thơ: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc bình dị đời thường.

- Hoàn cảnh sáng tác: 

+ Sóng được sáng tác năm 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình)

+ Bài thơ in trong tập Hoa dọc chiến hào.

Xem thêm cách soạn khác

Chuẩn bị Câu 2

Đọc trước bài thơ Sóng, lưu ý nhịp điệu bài thơ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ từng câu thơ, chú ý cách ngắt nhịp.

Lời giải chi tiết:

Nhịp thơ: (2/3), (1/4)

Xem thêm cách soạn khác

Chuẩn bị Câu 3

Em biết những bài thơ nào khác của Xuân Quỳnh. Ấn tượng của em về Xuân Quỳnh qua những bài thơ đó. 

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức của bản thân

Gợi nhớ lại những bài thơ của Xuân Quỳnh ở các lớp dưới.

Lời giải chi tiết:

- Bài thơ: Tuổi ngựa (trang 149, SGK Tiếng Việt 4, tập một); Tiếng gà trưa (trang 49, SGK Ngữ văn 7, tập một).

- Ấn tượng: Những câu thơ của Xuân Quỳnh giàu tình cảm và sự tinh tế.

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc Câu 1

Chú ý các trạng thái trái ngược của sóng và nguyên nhân sóng từ sông ra bể.

Phương pháp giải:

Xem lại đoạn thơ mở đầu

Lời giải chi tiết:

- Trạng thái trái ngược của sóng: 

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

+ Các cung bậc, sắc thái khác nhau của sóng cũng giống như những cung bậc tình cảm phong phú, những trạng thái đối cực phức tạp, đầy nghịch lí của người phụ nữ khi yêu.

- Nguyên nhân sóng từ sông ra bể: 

+ Khát vọng vươn xa, thoát khỏi những gì chật chội, nhỏ hẹp, tầm thường.

→ Yêu là tự nhận thức, là vươn tới cái rộng lớn, cao xa, phù hợp với mình, vẫy vùng trong sự tự do và hạnh phúc.

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc Câu 2

Hình tượng sóng gợi lên những suy nghĩ gì về tình yêu?

Phương pháp giải:

Xem lại đoạn thơ thứ hai.

Lời giải chi tiết:

- Tình yêu vẫn luôn là nỗi khát khao, là khát vọng của tuổi trẻ, nó làm bồi hồi, xao xuyến rung động trái tim của lứa đôi, của con trai con gái, của em và anh. 

- Tình yêu cũng như sóng mãi mãi trường tồn vĩnh hằng với thời gian.

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc Câu 3

Tác dụng của biện pháp tu từ điệp (điệp từ ngữ và điệp cú pháp) trong bài thơ là gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Nhớ lại kiến thức về biện pháp tu từ điệp và phân tích tác dụng

Lời giải chi tiết:

Nhấn mạnh dù ở bất cứ đâu, dù có muôn vàn những khó khăn, cách trở thì người con gái ấy vẫn thủy chung, son sắt một lòng với người mình yêu thương. 

Xem thêm cách soạn khác

Trong khi đọc Câu 4

Chú ý khát vọng của người phụ nữ trong tình yêu.

Phương pháp giải:

Xem lại đoạn thơ thứ chín (khổ cuối).

Lời giải chi tiết:

 Khát vọng của người phụ nữ được hòa mình vào cuộc đời, được sống trong “biển lớn tình yêu” với một tình yêu trường cửu, bất diệt với thời gian. 

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc Câu 1

Em có nhận xét gì về nhịp điệu và âm điệu của bài thơ? Nhịp điệu, âm điệu đó được gợi ra từ những yếu tố nào?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ từng câu thơ, chú ý cách ngắt nhịp, thể thơ, vần.

Lời giải chi tiết:

- Âm điệu, nhịp điệu của bài thơ xao xuyến, rộn ràng, được tạo bởi các yếu tố:

+ Những câu thơ năm chữ ngắn gọn.

+ Nhịp thơ lúc nhịp nhàng, lúc dồn dập.

+ Vần thơ: Đa dạng, linh hoạt bằng các vần chân, vần cách, gợi hình ảnh các đợt sóng nối tiếp nhau.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc Câu 2

Hình tượng bao trùm xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”, được gợi tả với những biểu hiện khác nhau. Hãy chỉ ra những biểu hiện đó. 

Phương pháp giải:

Đọc lại toàn bài, chú ý những biểu hiện khác nhau của hình tượng “sóng”.

Lời giải chi tiết:

- Những biểu hiện của hình tượng “sóng”: 

+ Trong khổ thơ 1 và 2, “sóng” được đặt trong những trạng thái đối cực: Dữ dội – dịu êm, ồn ào - lặng lẽ gợi sự liên kết trạng thái tâm lí của tình yêu.

- Khát vọng chinh phục tình yêu, khát vọng muôn đời của con người.

- Khổ 3 và khổ 4, hình tượng “sóng”, nhà thơ nhận thức về tình yêu của mình

- Khổ thơ 5 và 6: Nỗi nhớ trong tình yêu được so sánh bằng những liên tưởng độc đáo, thú vị

- Khổ 7: Trong nỗi nhớ da diết, nhà thơ thể hiện được sự thủy chung tuyệt đối, niềm tin son sắt vào tình yêu - cuộc sống, tình yêu nào cũng tới bến bờ hạnh phúc.

- Khổ 8: Thể hiện sự lo âu, trăn trở

- Khổ 9: Khát được hòa mình vào biển lớn, tình yêu và cuộc đời. Khát vọng sống hết mình cho tình yêu với sự hi sinh, dâng hiến.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc Câu 3

Phân tích sự tương đồng giữa tâm trạng của người phụ nữ đang yêu với những trạng thái của sóng trong bài thơ

Phương pháp giải:

So sánh giữa hình tượng “sóng” và hình tượng “em” để phân tích được sự tương đồng. Từ đó rút ra nhận xét. 

Lời giải chi tiết:

* Nét tương đồng:

- Bản tính và khát vọng:

+ Con sóng không chấp nhận không gian “sông” chật hẹp, “không hiểu” nổi sóng nên quyết liệt “tìm ra tận bể” khoáng đạt, để là chính mình.

+ Em cũng vậy, cũng khát khao tìm được tình yêu để được yêu thương và thấu hiểu, được là chính mình.

- Những nỗi niềm của em về sóng, về tình yêu:

+ Đối diện với “muôn trùng sóng bể”, “em” đã có những suy tư, khát khao nhận thức bản thân, người mình yêu, “biển lớn” tình yêu.

+ “Em” băn khoăn về khởi nguồn của “sóng” rồi tự lý giải bằng quy luật của tự nhiên, nhưng rồi tự nhận thấy rằng khởi nguồn của sóng, thời điểm bắt đầu tình yêu thật bí ẩn.

- Nỗi nhớ, lòng thủy chung:

+ “Sóng” nhớ đến bờ: nỗi nhớ bao trùm không gian, dằng dặc theo thời gian, nhớ đến “không ngủ được”.

+ “Sóng nhớ bờ” chính là “em” nhớ “anh”, nỗi nhớ của “em” cũng bao trùm không gian, thời gian, thậm chí thường trực trong tiềm thức, trong suy nghĩ “cả trong mơ còn thức”.

- Khát vọng tình yêu vĩnh cửu: Sóng chính là biểu tượng cho tình yêu mãnh liệt, trường tồn bởi vậy “em” khát khao được “tan ra” “thành trăm con sóng nhỏ” để được sống hết mình trong “biển lớn tình yêu”.

* Nhận xét về mối quan hệ giữa “sóng” và “em”:

- Sóng và em có quan hệ tương đồng, sóng ẩn dụ cho tâm trạng của người phụ nữ trong tình yêu. 

- Sóng và em lúc hòa hợp, lúc tách rời. 

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc Câu 4

Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số biện pháp tu từ trong bài thơ. 

Phương pháp giải:

Gợi nhớ lại những kiến thức về biện pháp tu từ và tìm trong bài thơ.

Lời giải chi tiết:

- Nhân hóa: “Sông không hiểu nổi mình”; “Sóng tìm ra tận bể”; “con sóng nhớ bờ”. Tác dụng: Bộc lộ được tâm trạng, nỗi nhớ của “em”, của người phụ nữ đang yêu. Đồng thời làm cho những câu thơ gợi hình gợi cảm hơn trong lòng người đọc. 

- Câu hỏi tu từ: “Từ nơi nào sóng lên?”; “Gió bắt đầu từ đâu?”. Tác dụng: Nhấn mạnh mong muốn muốn tìm được cội nguồn của tình yêu, lí giải được tình yêu, khát khao hiểu được tình yêu, hiểu được bản thân mình và hiểu được người mình yêu. Đồng thời làm cho những câu thơ thêm sinh động, hấp dẫn hơn trong lòng người đọc. 

- Điệp cấu trúc: “Dẫu xuôi về phương Bắc/Dẫu ngược về phương Nam”. Tác dụng: Nhấn mạnh dù ở bất cứ đâu, dù có muôn vàn những khó khăn, cách trở thì người con gái ấy vẫn thủy chung, son sắt một lòng với người mình yêu thương. Đồng thời làm cho những câu thơ có nhịp điệu, liên kết và gây ấn tượng hơn trong lòng người đọc.

Xem thêm cách soạn khác 

Sau khi đọc Câu 5

Nêu cảm nhận của em về tâm hồn người phụ nữ trong tình yêu qua hai khổ thơ cuối

Phương pháp giải:

Đọc lại toàn bài thơ và nhận ra tâm hồn của người phụ nữ trong tình yêu.

Lời giải chi tiết:

- Khổ 7 (nhà thơ thấm thía nỗi lo âu, buồn bã về sự trôi chảy của thời gian và cái hữu hạn của cuộc đời, nhất là của tình yêu): Khổ thơ thấm thía nỗi lo âu, buồn bã về sự trôi chảy của thời gian và cái hữu hạn của cuộc đời, nhất là của tình yêu

- Khổ 8 (Nhà thơ ước vọng một tình yêu bất tử vĩnh hằng): Khao khát cháy bỏng trong tình yêu đã được nhà thơ bày tỏ chân thành, táo bạo và cũng thật nhân hậu, vị tha.

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc Câu 6

Hình tượng người phụ nữ trong bài thơ Sóng có điểm gì tương đồng và khác mới so với những người phụ nữ trong ca dao, văn học trung đại mà em biết?



Phương pháp giải:

So sánh hình ảnh người phụ nữ khi yêu trong bài thơ Sóng và trong ca dao, văn học trung đại: Về tâm trạng, cách thể hiện khi yêu. 

Lời giải chi tiết:

- Điểm tương đồng: Đều thể hiện được vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam: Nỗi nhớ trong tình yêu; Sự thủy chung, son sắt trong tình yêu; Sự dịu dàng, đằm thắm, duyên dáng, giàu nữ tính trong tình yêu. 

- Điểm khác biệt:

+ Trong ca dao, văn học trung đại: Người phụ nữ khi yêu thời xưa không dám bộc lộ tình cảm một cách trực tiếp mà thông qua hoàn toàn sự vật như khăn, đèn, mắt,…

Khăn thương nhớ ai,

Khăn rơi xuống đất.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn vắt lên vai.

Khăn thương nhớ ai,

Khăn chùi nước mắt.

Đèn thương nhớ ai,

Mà đèn không tắt.

Mắt thương nhớ ai,

Mắt ngủ không yên.

+ Trong bài thơ Sóng: Người phụ nữ khi yêu trong bài thơ Sóng biết chủ động, trực tiếp bày tỏ nỗi nhớ; Sự mãnh liệt, táo bạo trong tình yêu; Tình yêu hòa tan vào biển lớn của cuộc đời.

→ Khác với người phụ nữ xưa, người phụ nữ trong thơ Xuân Quỳnh cũng giống như con sóng. Họ chủ động và táo bạo trong tình yêu. 

Xem thêm cách soạn khác

Sau khi đọc Câu 7

Trong văn học Việt Nam hiện đại, có rất nhiều câu thơ, bài thơ dùng hình tượng “sóng” và “biển” để nói về tình yêu. Hãy sưu tầm những câu thơ và bài thơ đó, đồng thời so sánh với bài Sóng để thấy được sự sáng tạo của Xuân Quỳnh.

Phương pháp giải:

Sử dụng internet, sách,... để sưu tầm những câu thơ, bài thơ có hình tượng “sóng” và “biển” nói về tình yêu. So sánh để thấy được sự khác biệt, sáng tạo của Xuân Quỳnh. 

Lời giải chi tiết:

- Các bài thơ: 

+ Biển (Xuân Diệu).

+ Khúc thơ tình người lính biển (Trần Đăng Khoa).

- Điểm khác biệt: 

+ Nhân vật trữ tình: Trong hầu hết các bài thơ có hình tượng “sóng” và “biển” nói về tình yêu đều là lời của chàng trai nói với người mình yêu. Chàng trai bộc lộ hết nỗi lòng, tình cảm của mình với người con gái. Còn trong thơ Xuân Quỳnh đó là tâm trạng, nỗi nhớ của người con gái với người mình yêu.

→ Thể hiện sự chủ động trong tình yêu không nhất thiết phải từ phía con trai mà các cô gái cũng có thể chủ động tìm kiếm hạnh phúc của bản thân. 

+ Hình ảnh ẩn dụ: Nếu ở các bài thơ khác, hình tượng “sóng” là tượng trưng cho con trai – cuộc đời đầy những phiêu lưu, tìm kiếm đến tự do, khát vọng to lớn còn hình tượng “biển” là đại diện cho cô gái chung thủy, dịu dàng. Nhưng với Xuân Quỳnh thì vị trí được đảo ngược lại. Người con gái sẽ là những con sóng vươn mình từ sông ra biển để tìm đến tự do, đến với hạnh phúc, người con trai sẽ là biển, là tình yêu vĩnh cửu, là hạnh phúc mãi mãi. 

→ Thể hiện sự chủ động trong tình yêu không nhất thiết phải từ phía con trai mà các cô gái cũng có thể chủ động tìm kiếm hạnh phúc của bản thân, vươn mình đến những khát khao hạnh phúc, không còn bị bó hẹp trong không gian nhỏ bé. 

Xem thêm cách soạn khác

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K8 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close