Soạn bài Nói và nghe: Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật SGK Ngữ văn 11 tập 1 Cánh diều - siêu ngắnDựa vào tư liệu, giới thiệu bài hát “Làng tôi” của Văn Cao. Quảng cáo
Đề bài Dựa vào tư liệu, giới thiệu bài hát “Làng tôi” của Văn Cao. Phương pháp giải - Xem chi tiết Đọc kĩ tư liệu kết hợp với kiến thức phần viết khi giới thiệu về bộ phim hoặc bài hát. Chuyển thành bài nói. Lời giải chi tiết Xin chào thầy cô và các bạn. Sau đây em xin giới thiệu về bài hát “Làng tôi” của Văn Cao. Đầu năm 1947, sau ngày Toàn quốc kháng chiến (19/12/1946), Văn Cao cùng các văn nghệ sĩ tản cư đi kháng chiến về đóng quản rải rác tại các thôn xóm thuộc huyện Ứng Hòa - Hà Đông. Trong một lần đi công tác, con đò chở ông xuôi trên sông Đáy, hai bên bờ sông rợp bóng tre xanh dưới nắng chiều nhẹ êm. Bỗng một hồi chuông từ nhà thờ ngân lên…, tiếng chuông tỏa lan trên mặt nước hòa trong tiếng mái chèo khua nước. Tiếng chuông khiến tâm hồn nhạy cảm của Văn Cao bồi hồi xao xuyến đưa ông về với miền quê thân thương đầy ắp những kỷ niệm… Từ những cảm xúc đó ông viết: Làng tôi xanh bóng tre Từng tiếng chuông ban chiều Tiếng chuông nhà thờ rung Đời đang vui đồng quê yêu dấu … Kỉ niệm về những tháng ngày dũng cảm chiến đấu bảo vệ quê hương đã được nhạc si Văn Cao thể hiện qua đoạn: Ngày diệt quân Pháp tan Là lúc tiếng chuông ngân Tiếng chuông nhà thờ rung Làng tôi cùng đoàn quân chiến thắng Đánh tan lũ quân thù về làng xưa Dân tưng bừng chặt tre phá cầu Cùng lập chiến lũy đào hào sâu Giặc chưa tan chiến đấu không thôi Đồng quê chào đón ngày mai. Bài hát được viết ở nhịp 6/8, điệu valse nhịp nhàng, sâu lắng, giàu tình cảm, bố cục gọn gàng, chặt chẽ. Nét nhạc chủ đạo phỏng theo nhịp điệu đung đưa của tiếng chuông nhà thờ. Bài hát gồm có ba lời, như một câu chuyện kể có mở đầu, có dẫn dắt tình tiết và có phần kết thúc đầy lạc quan và tin tưởng vào ngày mai sáng lạn. Từ điệu luân vũ cung đình sang trọng của châu Âu, Văn Cao đã biến thành một bài hát bình dị, nhẹ nhàng về làng quê Việt Nam. Có thể nói ông là vua valse thập niên 40 với những bài hát nổi tiếng như Ngày mùa, Thu cô liêu, Cung đàn xưa, Làng tôi... Tóm lại, Làng tôi của Văn Cao có sức sống lâu bền trong đời sống âm nhạc của nhân dân ta. Cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý để phần giới thiệu được hoàn thiện hơn.
Quảng cáo
|