Soạn bài Những nét đặc sắc trên "đất vật" Bắc Giang SGK Ngữ Văn 7 tập 1 Cánh diều - siêu ngắn

Đọc trước văn bản Những nét đặc sắc trên “đất vật” Bắc Giang và tìm hiểu thêm về hoạt động đấu vật dân tộc.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Nội dung chính

Văn bản giới thiệu nét đặc sắc của hội vật Bắc Giang, giúp người đọc hiểu được các quy tắc, luật lệ của sới vật.


Chuẩn bị

(trang 109, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Tham khảo sách, báo, Internet

Lời giải chi tiết:

- Vật dân tộc là một trò chơi thể thao, vui khỏe thi tài của nam giới, giàu tinh thần thượng võ.

- Nơi diễn ra các cuộc đấu vật thường là sân rộng trước đình, trên bãi cỏ mịn, được gọi là “sới vật”.

- Các đô vật thường đóng khố màu, thân trần, đầu trần hoặc quấn khăn đầu rìu.

- Giải thưởng cho các đô vật có nhiều loại: giải chính, giải cho từng hiệp đấu và giải chung cuộc

Đọc hiểu 1

Câu 1 (trang 110, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

- “Sới vật” là khoảng đất trống, sân rộng trước đình, trên bãi cỏ mịn - nơi diễn ra các cuộc đấu vật.

- Ý nghĩa: Vuông và tròn theo quan niệm của dân tộc ta là hai hình toàn vẹn và là biểu tượng cho trời đất (trời tròn, đất vuông).

Đọc hiểu 2

Câu 2 (trang 111, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản từ “Sau nghi lễ bái tổ” … “nước chảy xuôi dòng

Lời giải chi tiết:

Đặc sắc ở chỗ đa dạng, vùng nào có vật là ở đó có phong cách xe đài đặc trưng riêng biệt

Đọc hiểu 3

Câu 3 (trang 111, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ, chú ý đoạn cuối của văn bản

Lời giải chi tiết:

Mục đích: giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công

CH cuối bài 1

Câu 1 (trang 112, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ nhan đề, liên hệ tới nội dung của văn bản

Lời giải chi tiết:

- Nhan đề cho người đọc biết thêm thông tin về hội vật dân tộc được nói tới trong văn bản.

- Phân biệt:

+ “Sới vật” là khoảng đất trống, sân rộng trước đình, trên bãi cỏ mịn - nơi diễn ra các cuộc đấu vật.

+ “Hội vật” là lễ hội đấu vật

CH cuối bài 2

Câu 2 (trang 112, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần (2) của văn bản

Lời giải chi tiết:

- Lựa chọn hai đô thực hiện keo vật thờ

- Hai đô được giới thiệu rất trang trọng

- Hai đô thực hiện nghi thức xe đài

- Keo vật thờ diễn ra

CH cuối bài 3

Câu 3 (trang 112, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần (2) của văn bản

Lời giải chi tiết:

- “Keo vật thờ” diễn ra theo trình tự thời gian: giới thiệu hai đô; bái tổ; xe đài; keo vật

- Quy định: lựa chọn hai đô vật có tiếng, giới thiệu trang trọng, thực hiện nghi thức xe đài rồi mới bắt đầu trận đấu.

CH cuối bài 4

Câu 4 (trang 112, SGK Ngữ văn 7 tập 1)

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

- Văn bản mang lại cho em những hiểu biết về quy định, cách thức thực hiện hoạt động đấu vật.

- Một hoạt động hội thi truyền thống có hình thức tương tự: hội thi thổi cơm ở làng Chuông (Hà Nội).

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K12 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close