Lý thuyết tính chất của oxiTính chất vật lí : Là chất khí, không màu, không mùi... Quảng cáo
- Kí hiệu hóa học của nguyên tố oxi là O - Công thức hóa học của đơn chất (khí) oxi là O2 - Nguyên tử khối: 16 - Phân tử khối: 32 I. Tính chất vật lí - Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí - Oxi hóa lỏng ở -183°C - Oxi lỏng có màu xanh nhạt II. Tính chất hóa học 1. Tác dụng với phi kim - Với lưu huỳnh + Lưu huỳnh cháy trong không khí với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt; cháy trong khí oxi manh liệt hơn, tạo thành khí lưu huỳnh dioxit SO2 (còn gọi là khí sunfuro) và rất ít lưu huỳnh trioxit SO3 PTHH: S + O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) SO2 - Với photpho: + Photpho cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo khói trắng dày đặc bám vào thành lọ dưới dạng bột tan được trong không khí. Bột trắng đó là điphotpho pentaoxit có CTHH là P2O5 PTHH: 4P + 5O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) 2P2O5 ⇒ Vậy oxi có thể tác dụng với phi kim khi ở nhiệt độ cao. Trong hợp chất oxi hóa trị II 2. Tác dụng với kim loại - Cho dây sắt cuốn một mẩu than hồng vào lọ khí oxi, mẩu than cháy trước tạo nhiệt độ đủ cao cho sắt cháy. Sắt cháy mạnh, sáng chói, không có ngọn lửa, không có khói, tạo ra các hạt nhỏ nóng chảy màu nâu là sắt (II, III) oxit, công thức hóa học là Fe3O4, thường được gọi là oxit sắt từ PTHH: 3Fe + 2O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) Fe3O4 3. Tác dụng với hợp chất: Khí metan (có trong khí bùn, ao, bioga) cháy trong không khí do tác dụng với oxi, tỏa nhiều nhiệt PTHH: CH4 + 2O2 \(\xrightarrow{{{t^o}}}\) CO2 + 2H2O ⇒ Oxi có thể tác dụng với kim loại, phi kim và các hợp chất ở nhiệt độ cao. Trong các hợp chất hóa học oxi hóa trị II Sơ đồ tư duy: Tính chất của oxi
Quảng cáo
|