Lý thuyết Học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại - Sinh 12 Chân trời sáng tạoHọc thuyết tiến hóa tổng hợp ra đời vào những năm 1930 khi các nhà khoa học kết nối học thuyết chọn lọc tự nhiên của Darwin với thành tựu của di truyền học hiện đại và nhiều ngành khoa học khác để giải thích quá trình tiền hoa của sinh giới. Quảng cáo
BÀI 17. HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI I. Khái niệm tiến hóa nhỏ Tiến hóa là quá trình thay đổi tần số allele và tần số các kiểu gene của quần thể từ thế hệ này sang thế hệ khác. Quá trình tiến hóa như vậy ở quy mô quần thể được gọi là tiến hóa nhỏ. II. Các nhân tố tiến hóa 1. Đột biến Đột biến gene làm xuất hiện các allele mới hoặc biến allele này thành allele khác, từ đó làm thay đổi tần số allele của quần thể. 2. Phiêu bạt di truyền Phiêu bạt di truyền là quá trình thay đổi tần số allele của quần thể, gây nên bởi các yếu tố ngẫu nhiên. 3. Dòng gene Dòng gene (di - nhập gene) àl sự di chuyển các allele vào hoặc ra khỏi quần thể thông qua sự di chuyển của các cá thể hữu thụ hoặc các giao tử của chúng. Dòng gene làm thay đổi tần số allele của quần thể không theo một hướng xác định. 4. Chọn lọc tự nhiên Chọn lọc tự nhiên là quá trình làm tăng dần tần số allele và tần số kiểu gene quy định đặc điểm thích nghi trong quần thể, đồng thời làm giảm dần tần số allele và tần số các kiểu gene quy định các đặc điểm không thích nghi. 5. Giao phối không ngẫu nhiên Giao phối không ngẫu nhiên bao gồm các kiểu giao phối cận huyết và giao phối có lựa chọn. Các kiểu giao phối không ngẫu nhiên không làm thay đối tần số allele nhưng làm thay đổi tần số các kiểu gene của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gene đồng hợp, giảm tần số kiểu gene dị hợp. III. Hình thành đặc điểm thích nghi 1. Khái niệm Đặc điểm di truyền làm tăng khả năng sống sót và khả năng sinh sản của cá thể sinh vật trong môi trường nhất định được gọi àl đặc điểm thích nghi. 2. Cơ chế Đột biến cung cấp nguồn nguyên liệu, chọn lọc tự nhiên giữ lại những cá thể có các đột biến làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của sinh vật dẫn đến số lượng các cá thể mang đột biến có lợi ngày một tăng dần trong quần thể qua các thế hệ. 3. Tính tương đối của đặc điểm thích nghi Điều kiện môi trường (tác nhân gây ra chọn lọc tự nhiên) chỉ lựa chọn các biến dị di truyền có sẵn trong quần thể. Vì vậy, chọn lọc tự nhiên chỉ có thể lựa chọn biến dị tốt nhất trong số những biến dị sẵn có. Biến dị được lựa chọn do vậy không hẳn là đã tối ưu. Các đặc điểm thích nghi mang tính dung hòa vì một đặc điểm đem lại lợi ích này lại gây bất lợi khác. Một đặc điểm thích nghi chỉ có lợi trong môi trường này nhưng lại vô dụng hoặc có hại trong môi trường khác. IV. Loài và cơ chế hình thành loài 1. Khái niệm loài sinh học Loài sinh học là một hoặc nhóm các quần thể gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau trong tự nhiên sinh ra đời con hữu thụ nhưng cách il sinh sản với nhóm quần thể khác tương tự. 2. Cơ chế hình thành loài Hình thành loài khác khu vực địa lí Hình thành loài cùng khu vực địa lí Quảng cáo
|