Hải khẩu linh từ (Đoàn Thị Điểm)Hải khẩu linh từ (Đoàn Thị Điểm) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả Tác giả Đoàn Thị Điểm 1. Tiểu sử – Hiệu là Hồng Hà Nữ Sĩ – Là nữ sĩ Việt Nam nổi tiếng của thời Lê trung hưng. – Sinh năm 1705 – Mất năm 1749. – Quê quán: làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc (nay thuộc huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). – Gia đình: Cha bà là Đoàn Doãn Nghi – một thầy đồ dạy chữ có tiếng trong nước, còn anh trai cùng mẹ với bà là Đoàn Doãn Luân – người đỗ đầu kỳ thi Hương xứ kinh Bắc. – Theo sử sách ghi lại, bà vốn gốc họ Lê, đến đời cha mới đổi sang thành họ Đoàn. – Bà được đánh giá là người tài sắc vẹn toàn nhất trong số những nữ sĩ thời bấy giờ. 2. Sự nghiệp – Được biết, sinh thời bà thường xướng họa thơ với cha, với anh và với chồng (Tiến sĩ Nguyễn Kiều). – Bà có những tác phẩm thơ viết bằng chữ Nôm vẫn còn được lưu truyền tới ngày nay. – Tác phẩm nổi tiếng nhất của bà là bản dịch Nôm Chinh phụ ngâm (Chinh phụ ngâm khúc diễn âm) theo bản viết tiếng Hán của Đặng Trần Côn. 3. Phong cách sáng tác Vốn là người hay chữ, thơ ca của bà cũng mang những nét tinh tế, thông minh riêng của mình. Dùng một từ nhưng liên tưởng tới nhiều từ, trả lời một nghĩa lại khiến cho người ta liên tưởng tới nhiều nghĩa khác đó là điều mà chỉ thơ ca Đoàn Thị Điểm mang lại được. Trong thơ bà, khung cảnh thiên nhiên chính là sự vật gián tiếp miêu tả cho tâm trạng con người. Chính bởi vậy mà sự gợi hình, gợi cảm trong thơ bà luôn khiến cho độc giả vô cùng ấn tượng. Không những vậy, những tác phẩm của bà còn có giá trị cao về tính nghệ thật và tính nhân văn trong đó. Giờ đây, những tác phẩm ấy còn là nguồn dữ liệu quý giá cho các nhà nghiên cứu, các nhà văn, nhà thơ nghiên cứu và học tập. Sơ đồ tư duy Tác giả Đoàn Thị Điểm
Tác phẩm Tác phẩm Hải khẩu linh từ I. Tìm hiểu chung 1. Tóm tắt “Hải khẩu linh từ” của Đoàn Thị Điểm kể về Nguyễn Cơ (còn được biết đến là Bích Châu, Chế Thắng phu nhân). Bà xinh đẹp, tài sắc vẹn toàn, có tài văn chương, thi ca; nữ công gia chánh còn biết binh pháp, thao lược, có khả năng lãnh đạo. Bà cũng là cung nhân đời Trần Duệ Tông, là con gái nhà quan. Trong một lần vua Trần Duệ Tông đem quân lên đường, gặp gió bão nổi lên. Để giúp vua, bà nguyện hy sinh thân mình. Đến triều Thánh Tông trị vì, ngoài biên thùy lại có giặc ngoại xâm. Bà đã báo mộng cho vua biết về những nguy hại mà sắp tới đất nước sẽ gặp phải. Nhà vua làm theo và trán được tai họa. Vua ghi nhớ công ơn của bà và lập đền thờ để nhân dân đời đời tưởng nhớ. II. Phân tích tác phẩm 1. Các chi tiết kì ảo” a. Các chi tiết kì ảo: - Thần miếu ở phía trước rất hiển linh, nếu đến đó lễ bái thì sẽ được thuận buồm xuôi gió - Lúc gần nửa đêm nơi bãi vắng trên đất Kỳ Hoa: “Bích Châu ngửa mặt lên xem tượng trời, thấy một đám mây đen”. Ứng nghiệm liền sau đó “Bỗng một trận gió lốc cuồn cuộn thổi vào thuyền vua, lớp lớp cờ đào bị gió cuốn sang phía Tây Nam” - Đô đốc vùng biển Nam nanh to râu xồm, diện mạo hung tợn, đầu đội mũ lưu tinh, mình mặc áo gấm vây, bước dài, cúi đầu, nghiêng mình, lắc lư đi thắng đến trước mặt vua thi lễ - Vua Lê Thánh Tông mộng thấy một người con gái, nhan sắc rất đẹp, từ dưới nước hiện lên, lạy khóc, kể sự tình rồi giao ngọc minh châu gọi tên là triệt hải - Nhà vua sai thị thần là Nguyễn Trọng Ý viết một phong thư, bắn ra ngoài biển, treo ngọc minh châu nhìn ra, quả nhiên thấy lầu son gác tía, thành đồng ao nóng, con cháu ngư long cưỡi ngựa đi kiệu, qua lại dưới thành, không lúc nào ngớt bóng. Khi ấy có Kình hiệu úy đi tuần tiễu về, nhặt được bức thư mà nhà vua đã niêm phong cẩn thận, vội vàng đem vào tâu - Quảng Lợi vương hạ lệnh cho Ngạc tổng binh, Miết tòng sự đem vài nghìn lính mặc áo giáp, đội mũ trụ đi tróc nã Giao đô đốc. Lại sai Lí hàn lân thảo thư, Long các thần sửa lại, Quy đốc bưu sung chức giang sứ mang thư ra đầu bãi biển - Khi mọi người để mắt trông ra ngoài biển đều thấy: đi trước là Ngạc tổng binh, theo sau có các loại cá lớn, các loài rùa, ba ba,… như sấm như sét tiến thẳng vào hải phận của Giao thần - Nàng Bích Châu hiển linh giáng trần sau khi u hồn đã được tế độ, nàng “trò chuyện” với vua Lê Thánh Tông và “thắc mắc” về hai câu kết bài thơ nhà vua ngự đề ở ngôi miếu thờ. Đây có thể nói và chi tiết kì ảo đặc sắc nhất trong truyện, nó cho thấy dù là thần tiên cũng vẫn tưởng nghĩ đến ân nghĩa vua tôi, chồng vợ; Bích Châu là bậc “anh kiệt trong đám nữ lưu”, đáng được ngợi ca, truyền tụng. b. Vai trò của yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì - Là yếu tố không thể thiếu của thể loại truyện truyền kì - Khắc họa đậm nét nhân vật và sự việc, thể hiện dụng ý của nhà văn - Tạo nên sự lôi cuốn, li kì, sức hấp dẫn,… cho câu chuyện - “Lấy kì nói thực” là phương thức lí giải nội dung hiện thực của truyện truyền kì 2. Nhân vật Bích Châu a. Lai lịch - Nguyễn Cơ – là cung phi triều Trần, con gái nhà quan. Có tiểu tự và Bích Châu - Dung mạo: tươi tắn - Tính tình: đứng đắn - Thông hiểu âm luật - Là vị phi được vua hết mực yêu quý và đặt tên Phù Dung Nguyễn Cơ →Cách mở đầu trực tiếp, ngắn gọn theo phương pháp truyền thống của văn học trung đại, tạo cảm giác chân thực. Đồng thời cung cấp những thông tin ban đầu để định hướng cách tiếp cận về nhân vật cho người đọc b. Phẩm chất - Trong thời gian ngắn có thể đối lại nhà vua một cách sắc sảo, được nhà vua khen ngợi →thông minh, giỏi thơ văn, là một bậc thiên tài kì nữ - Lời can gián, suy nghĩ và hành động của nàng Bích Châu: + Lời can gián: Bích Châu thấy chính sự quốc gia tiếp theo thói tệ thời Hôn Đức nên ngày càng suy kém, bèn viết bài biểu Kê minh thập sách dâng lên. Khi nhà vua muốn dấy binh thảo phạt Chiêm Thành đang quấy phá bờ cõi, Bích Châu dâng biểu can gián, khuyên vua nên rộng lượng, dừng việc binh đao để dân chúng được yên vui + Suy nghĩ: “Nghĩa là vua tôi, ơn là chồng vợ, đã không lấy lòng trung can gián nổi để giữ nền bình trị, lại không khéo lấy lời ngay để ngăn lòng hiếu chiến, thật là sống thừa trong cõi đất trời vậy” → Là người có tính cách cương trực, vừa có lòng bao dung, thương yêu dân chúng ghét cảnh chiến tranh; nàng biết suy nghĩ những điều gốc rễ của chính sự quốc gia, lo lắng cho nền trị bình của đất nước + Hành động: Gieo mình xuống nước, hi sinh thân mình → Bích Châu là con người quyết liệt, một lòng vì nghĩa vong thân, vì an nguy của đất nước mà dũng cảm hi sinh - Hiển linh giúp vua thắng trận và việc được lập đền thờ: Nàng Bích Châu hiển linh hai lần trong hai sự kiện “vãng – hoàn” của Lê Thánh Tông → Tác giả xây dựng một mẫu hình phụ nữ đặc biệt: trung trinh, kiên định; có trí tuệ sắc sảo và tinh thần trượng nghĩa; có lòng nhân từ khoan hậu và đức hi sinh;… → Nhân vật Bích Châu tiêu biểu cho kiểu nhân vật trong truyện truyền kì: Nhân vật có thể có năng lực siêu nhiên, xuất thân kì lạ, diện mạo khác thường, hành tung biến hóa,… nhân vật kì ảo và nhân vật phàm trần đối thoại, tương tác,… với nhau một cách tự nhiên, không có sự cách biệt. Nhân vật được chú trọng xây dựng với những góc cạnh đa dạng, thể hiện dụng ý nghệ thuật III. Tổng kết 1. Nội dung - Thông qua câu chuyện về nàng Bích Châu, một nhân vật gắn với những truyền tụng về các sự kiện lịch sử diễn ra ở đời Trần và đời Lê; gián tiếp đề cập quá trình thống nhất giang sơn của các triều đại phong kiến - Tác giả đã ca ngợi tấm gương trung trinh, tiết nghĩa của người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, một lòng vì non sông đất nước. 2. Nghệ thuật - Cốt truyện: Tổ chức hệ thống sự việc li kì - Ngôn ngữ: Đan xen tản văn với biền văn và vận văn; sử dụng lối nói so sánh - ẩn dụ; ưa hình thức biểu đạt cầu kì - Sự đan xen, kết hợp hài hòa giữa yếu tố lịch sử và yếu tố kì ảo →giúp việc thể hiện nội dung tư tưởng – chủ đề của tác phẩm được trọn vẹn và hấp dẫn, lôi cuốn: + Nền trị bình của đất nước là thiêng liêng, chính sự quốc gia là việc hệ trọng + Con người nếu giữ trọn đạo nghĩa, biết hiến dâng cho mục đích cao đẹp thì sẽ được hóa thân vào lịch sử, trở nên linh thiêng bất tử;…
Quảng cáo
|