Giấu của (Lộng Chương)Giấu của (Lộng Chương) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả Tác giả Lộng Chương Lộng Chương (1918 – 2003) tên khai sinh là Phạm Văn Hiền, quê ở tỉnh Hải Dương, là dạo diễn sân khấu, nhà văn, nhà viết kịch tiêu biểu thuộc thế hệ văn nghệ sĩ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Trong khoảng thời gian từ cuối những năm 1940 đến cuối những năm 1990, ông đã sáng tác, viết lại, chỉnh lí hàng trăm vở kịch thuộc nhiều thể loại, nổi bật là: A Nàng (kịch thơ, 1960), Đôi ngọc lưu li (chèo, 1962), Tình sử Loa thành (tuồng, 1979),... Ông thành công nhất ở lĩnh vực hài kịch với các vở tiêu biểu như: Mối lo của cụ Cửu (1950), Hỏi vợ (1958), Yểm bùa trừ sâu (1959), Quẫn (1960), Cửa mở hé (1969),... Lộng Chương đã được trao Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000. Sơ đồ tư duy Tác giả Lộng Chương
Tác phẩm Tác phẩm Quẫn Quẫn là vở hài kịch gồm năm hồi, được công diễn trong hơn hai mươi năm, với khoảng 2 000 buổi diễn, và trở thành tác phẩm kinh diễn của hài kịch hiện đại Việt Nam. Năm 2018, nhân kỉ niệm 100 năm ngày sinh của Lộng Chương, vở kịch lại được công diễn trên sân khấu Nhà hát Lớn Hà Nội và thu hút dược sự quan tâm của cả giới kịch nghệ lẫn công chúng. Tóm tắt vở kịch: Quẫn thể hiện một vấn đề mang đậm tính thời sự của xã hội miền Bắc Việt Nam những năm 60 của thế kỉ XX. Trước chủ trương công tư hợp doanh, các thành viên trong gia đình nhà tư sản dân tộc Đại Cát có những suy nghĩ khác nhau. Ông bà Đại Cát tìm mọi cách để che giấu và tẩu tán khối gia sản tích cóp được lâu nay, trước khi chuyển xưởng dệt của gia đình thành xưởng dệt công tư hợp doanh. Hai ông bà một mặt giấu vàng sau mấy bức ảnh trong phòng khách, mặt khác đi sắm sửa của hồi môn cho con gái dể tẩu tán tài sản. Mẹ Đại Cát – cụ Đại Lợi và em gái Đại Cát – bà Đại Hưng biết tin này, cũng đòi được chia tài sản. Con gái Đại Cát là Thuý Trinh và người yêu cô – Hùng là những thanh niên hăng hái tham gia lao động kiến thiết, tin tưởng vào dường lối phát triển kinh tế của nhà nước. U Trinh – người làm công trong gia đình, tình cờ biết được chỗ hai ông bà Đại Cát giấu của, dã mách với Thuý Trinh và Hùng. Cuối cùng, Thuý Trinh và người yêu dã thuyết phục được cha mẹ chấp thuận không “giấu của” nữa. Ông bà Đại Cát cũng nhận ra rằng mình đã “quẫn”. Đến nay, mặc dù đường lối phát triển kinh tế của đất nước đã đổi khác và vấn đề xã hội được đặt ra trong Quẫn đã không còn tính thời sự, nhưng giá trị của tác phẩm này ở phương diện nghệ thuật hài kịch vẫn được giới chuyên môn và dông đảo khán giả, độc giả khẳng định. Giấu của là đoạn trích từ Cảnh vào trò của vở hài kịch Quẫn.
Quảng cáo
|