Cái giá trị làm người (Vũ Trọng Phụng)Cái giá trị làm người (Vũ Trọng Phụng) bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 12 Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Tác giả Tác giả Vũ Trọng Phụng 1. Tiểu sử - Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939), sinh ra ở Mỹ Hào, Hưng Yên nhưng lớn lên và sinh sống tại Hà Nội. - Cha ông là Vũ Văn Lân làm thợ điện ở Ga-ra Charles Boillot, mất sớm khi ông mới được 7 tháng tuổi. - Vũ Trọng Phụng được mẹ là bà Phạm Thị Khách ở vậy tần tảo nuôi con ăn học. - Sau khi học hết tiểu học tại trường Hàng Vôi, Vũ Trọng Phụng phải thôi học để đi làm kiếm sống vào khoảng năm 14 tuổi. - Ông có may mắn được hưởng thụ chế độ giáo dục mới do Toàn quyền Pháp Albert Sarraut đề xướng, miễn phí hoàn toàn trong sáu năm tiểu học, và là một trong những lứa thanh niên Việt Nam đầu tiên được giáo dục bằng tiếng Pháp và chữ Quốc Ngữ => đó là nguyên nhân khiến ông luôn thần tượng nền văn hóa Pháp và là lớp nhà văn tích cực truyền bá văn học chữ Quốc Ngữ. - Sau hai năm làm ở các sở tư như nhà hàng Gôđa, nhà in IDEO (Viễn Đông), ông chuyển hẳn sang làm báo, viết văn chuyên nghiệp. 2. Sự nghiệp văn học a. Tác phẩm chính - Năm 1936, ngòi bút tiểu thuyết của ông nở rộ, chỉ trong vòng một năm, bốn cuốn tiểu thuyết lần lượt xuất hiện trên các báo, thu hút sự chú ý của công chúng. - Cả bốn tiểu thuyết Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê và Làm đĩ đều hiện thực, đi sâu vào các vấn đề xã hội. Trong đó Số đỏ xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm lớn nhất của Vũ Trọng Phụng. - Là một nhà báo, Vũ Trọng Phụng đã viết nhiều phóng sự nổi tiếng. Với phóng sự đầu tay Cạm bẫy người (1933) đăng báo Nhật Tân dưới bút danh Thiên Hư, Vũ Trọng Phụng đã gây được sự chú ý của dư luận đương thời. - Năm 1934, báo Nhật Tân cho đăng Kỹ nghệ lấy Tây. → Với hai phóng sự đó, Vũ Đình Chí và Vũ Bằng đã cho ông là một trong hàng vài ba “nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự của nước ta”. - Những phóng sự tiếp theo như Cơm thầy cơm cô, Lục sì đã góp phần tạo nên danh hiệu “ông vua phóng sự của đất Bắc” cho Vũ Trọng Phụng. b. Phong cách nghệ thuật - Văn chương Vũ Trọng Phụng thể hiện thái độ căm phẫn đối với xã hội “chó đểu”. - Ông là cây bút trào phúng bậc thầy, một trong những đại biểu xuất sắc của xu hướng văn học hiện thực. Sơ đồ tư duy tác giả Vũ Trọng Phụng Tác phẩm Tác phẩm Cái giá trị làm người (trích Cơm thầy cơm cô) Phóng sự Cơm thầy cơm cô xuất bản lần đầu năm 1936, gồm phần đầu và chín chương nội dung Tác phẩm là những câu chuyện thực tế về số phận những người dân nghèo trước Cách mạng tháng Tám, lên Hà Nội kiếm sống bằng cách ở đợ, làm vú, bồi bàn, chạy xe,… Họ trở thành miếng mồi của bọn mua bán người, dắt mối. Phần văn bản này trích từ Chương 3 với nhan đề Cái giá trị làm người, ghi lại hành trình của nhân vật “tôi” vào vai người đi xin việc, thâm nhập thế giới mua bán người
Quảng cáo
|