Phép nhân

Bài 2. Viết phép nhân. a) Số bàn tay của 4 bạn .?. x .?. ; b) Số ngón tay của 8 bàn tay .?. x .?.

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

TH

Bài 1 (trang 9 SGK Toán 2 tập 2)

Viết theo mẫu.

Phương pháp giải:

Học sinh quan sát mẫu rồi viết dấu nhân và phép tính theo mẫu.

Lời giải chi tiết:

Học sinh quan sát mẫu rồi viết dấu nhân và phép tính theo mẫu.

Bài 2

Bài 2 (trang 9 SGK Toán 2 tập 2)

Viết phép nhân.

a) Số bàn tay của 4 bạn

              .?. × .?.

b) Số ngón tay của 8 bàn tay

              .?. × .?.

Phương pháp giải:

a) Đếm xem mỗi bạn có bao nhiêu bàn tay (2 bàn tay) và có mấy bạn (4 bạn). Ta thấy 2 bàn tay được lặp lại 4 lần, từ đó viết được phép nhân tương ứng.

b) Đếm xem mỗi bàn tay có mấy ngón tay (5 ngón tay) và có mấy bàn tay (8 bạn). Ta thấy 5 ngón tay được lặp lại 5 lần, từ đó viết được phép nhân tương ứng.

Lời giải chi tiết:

a) Mỗi bạn có 2 bàn tay.

Vậy số bàn tay của 4 bạn là:     2 × 4.

b) Mỗi bàn tay có 5 ngón tay.

Vậy số ngón tay của 8 bàn tay là :    5 × 8.

Bài 3

Bài 3 (trang 9 SGK Toán 2 tập 2)

Tính:

a) 7 × 2

b) 6 × 3

Phương pháp giải:

Chuyển phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính tổng, từ đó tìm được kết quả của phép nhân.

Lời giải chi tiết:

b) 7 + 7 = 14

   7 × 2 = 14

c) 6 + 6 + 6 = 18

  6 × 3 = 18.

LT

Bài 1 (trang 10 SGK Toán 2 tập 2)

Viết phép nhân.

Phương pháp giải:

a) Quan sát tranh ta thấy có 2 nhóm, mỗi nhóm có 8 khối lập phương, tức là 8 được lấy 2 lần, từ đó ta viết được phép nhân tương ứng.

b) Quan sát tranh ta thấy có 4 nhóm, mỗi nhóm có 7 khối hộp chữ nhật, tức là 7 được lấy 4 lần, từ đó ta viết được phép nhân tương ứng.

Lời giải chi tiết:

a) Quan sát tranh ta thấy có 2 nhóm, mỗi nhóm có 8 khối lập phương, tức là 8 được lấy 2 lần, từ đó ta viết được phép nhân là 8 × 2.

b) Quan sát tranh ta thấy có 4 nhóm, mỗi nhóm có 7 khối hộp chữ nhật, tức là 7 được lấy 4 lần, từ đó ta viết được phép nhân là 7 × 4.

Bài 2

Bài 2 (trang 10 SGK Toán 2 tập 2)

Làm theo mẫu.

Phương pháp giải:

Quan sát hình ảnh, viết tổng các số hạng bằng nhau, tính tổng để tìm số chấm tròn có tất cả. Sau đó, viết tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân.

Lời giải chi tiết:

Bài 3

Bài 3 (trang 11 SGK Toán 2 tập 2)

Viết phép nhân.

Mẫu:

10 + 10 + 10 + 10 = 10 × 4

a) 7 + 7 + 7 + 7 + 7

b) 4 + 4 + 4 + 4 + 4 + 4

c) 9 + 9 + 9

d) 10 + 10 + 10 + 10 + 10

Phương pháp giải:

Quan sát xem tổng có bao nhiêu số hạng, mỗi số hạng là bao nhiêu, từ đó xác định được “cái gì được lấy bao nhiêu lần” rồi viết tổng các số hạng bằng nhau thành phép nhân tương ứng.

Chẳng hạn: Tổng 10 + 10 + 10 + 10 + 10 gồm 4 số hạng, mỗi số hạng đều bằng 10, tức là 10 được lấy 4 lần. Vậy ta viết được tổng đã cho thành phép nhân là 10 × 4.

Lời giải chi tiết:

a) 7 + 7 + 7 + 7 + 7 = 7 × 5.

b) 4 + 4 + 4 + 4 + 4 + 4 = 4 × 6.

c) 9 + 9 + 9 = 9 × 3.

d) 10 + 10 + 10 + 10 + 10 = 10 × 5.

Bài 4

Bài 4 (trang 11 SGK Toán 2 tập 2)

Tính:

Mẫu: 3 × 6 = ?

        3 + 3 + 3 + 3 + 3 + 3 = 18

       3 × 6 = 18

a) 5 × 4                            b) 2 × 5

c) 8 × 2                           d) 3 × 3

Phương pháp giải:

Viết phép nhân thành tổng các số hạng bằng nhau rồi tính tổng, sau đó viết kết quả của phép nhân dựa vào kết quả vừa tìm được.

Lời giải chi tiết:

a) 5 × 4

   5 + 5 + 5 + 5 = 20

   5 × 4 = 20

b) 2 × 5

   2 + 2 + 2 + 2 + 2 = 10

   2 × 5 = 10

c) 8 × 2

   8 + 8 = 16

   8 × 2 = 16

d) 3 × 3

   3 + 3 + 3 = 9

   3 × 3 = 9

Bài 5

Bài 5 (trang 11 SGK Toán 2 tập 2)

Tính để biết mỗi con chim sẽ bay đến cây nào.

Phương pháp giải:

Tính kết quả các phép nhân dựa vào tổng các số hạng bằng nhau, kết quả của phép nhân là số nào thì chim sẽ bay tới cây ứng với số đó.

Lời giải chi tiết:

Ta có:

10 × 4 = 10 + 10 + 10 + 10 = 40.

10 × 5 = 10 + 10 + 10 + 10 + 10 = 50.

10 × 3 = 10 + 10 + 10 = 30

5 × 5 = 5 + 5 + 5 + 5 + 5 = 25.

Vậy mỗi con chim sẽ bay tới cây tương ứng như sau:

Bài 6

Bài 6 (trang 11 SGK Toán 2 tập 2)

Viết phép nhân.

Phương pháp giải:

Quan sát mẫu ta thấy 3 chấm tròn được lấy 1 lần, do đó ta viết được phép nhân là 3 × 1.

Thực hiện tương tự với các hình ảnh còn lại.

Lời giải chi tiết:

Bài 7

Bài 7 (trang 12 SGK Toán 2 tập 2)

Tìm hình ảnh phù hợp với phép tính.

Phương pháp giải:

Phép nhân 3 × 4 có nghĩa là 3 được lấy 4 lần, suy ra 3 khối lập phương được lấy 4 lần, do đó hình ảnh phù hợp là hình ảnh các khối lập phương màu đỏ.

Thực hiện tương tự với các phép tính còn lại để tìm hình ảnh phù hợp.

Lời giải chi tiết:

• Phép nhân 3 × 4 có nghĩa là 3 được lấy 4 lần, suy ra 3 khối lập phương được lấy 4 lần, do đó hình ảnh phù hợp là hình ảnh các khối lập phương màu đỏ.

• Phép nhân 6 × 2 có nghĩa là 6 được lấy 2 lần, suy ra 6 khối lập phương được lấy 2 lần, do đó hình ảnh phù hợp là hình ảnh các khối lập phương màu xanh da trời.

• Phép nhân 4 × 3 có nghĩa là 4 được lấy 3 lần, suy ra 4 khối lập phương được lấy 3 lần, do đó hình ảnh phù hợp là hình ảnh các khối lập phương màu xanh lá cây.

• Phép nhân 2 × 6 có nghĩa là 2 được lấy 6 lần, suy ra 2 khối lập phương được lấy 6 lần, do đó hình ảnh phù hợp là hình ảnh các khối lập phương màu tím.

Vậy ta có kết quả như sau:

Vui học

Vui học (trang 12 SGK Toán 2 tập 2)

Điền số thích hợp vào dấu “.?.”.

Có ?. nhóm, mỗi nhóm có .?. bạn.

.?. được lấy .?. lần.

.?. × .?. = .?.

Phương pháp giải:

Quan sát tranh để tìm số nhóm học sinh (có 3 nhóm học sinh: đọc sách, chơi đá bóng, đạp xe) và số bạn có trong mỗi nhóm (4 bạn), hay ta có 4 được lấy 3 lần, từ đó ta viết được phép nhân tương ứng.

Lời giải chi tiết:

3 nhóm, mỗi nhóm có 4 bạn.

4 được lấy 3 lần.

4 × 3 = 12

HĐTT

Hoạt động thực tế (trang 12 SGK Toán 2 tập 2)

Vẽ hình em thích (hình tròn, hình tam giác, con vật, ...) thể hiện phép nhân 2 × 3.

Phương pháp giải:

Học sinh có thể vẽ hình theo ý thích, thể hiện 3 nhóm, mỗi nhóm có 2 đối tượng (hình tròn, hình tam giác, con vật, ...).

Lời giải chi tiết:

Ví dụ mẫu: Ta có thể vẽ như sau:

Loigiaihay.com

Quảng cáo
close