Phần câu hỏi bài 6 trang 69 Vở bài tập toán 7 tập 1

Giải phần câu hỏi bài 6 trang 69 VBT toán 7 tập 1. Hãy điền vào chỗ trống (…) những từ (kí hiệu) còn thiếu trong các câu sau: Trên mặt phẳng tọa độ ...

Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Câu 15.

Hãy điền vào chỗ trống (…) những từ (kí hiệu) còn thiếu trong các câu sau:

Trên mặt phẳng tọa độ:

a) Mỗi điểm \(M\) xác định … \(\left( {{x_o};{y_o}} \right)\) . Ngược lại, … \(\left( {{x_o};{y_o}} \right)\) xác định … \(M.\)

b) Cặp số \(\left( {{x_o};{y_o}} \right)\) gọi là … \(M.\) \(x_o\) là … và \(y_o\) là … của điểm \(M\).

c) Điểm \(M\) có tọa độ \(\left( {{x_o};{y_o}} \right)\) được kí hiệu …

Phương pháp giải:

Sử dụng lí thuyết mặt phẳng tọa độ

Giải chi tiết:

Mỗi điểm \(M\) xác định một cặp số \(\left( {{x_o};{y_o}} \right)\) . Ngược lại, mỗi cặp số \(\left( {{x_o};{y_o}} \right)\) xác định một điểm \(M.\)

b) Cặp số \(\left( {{x_o};{y_o}} \right)\) gọi là tọa độ của điểm \(M.\) \(x_o\) là hoành độ và \(y_o\) là tung độ của điểm \(M\).

c) Điểm \(M\) có tọa độ \(\left( {{x_o};{y_o}} \right)\) được kí hiệu \(M\left( {{x_o};{y_o}} \right).\)

Câu 16.

Cho các cặp số \(\left( { - 1;1} \right)\)  và \(\left( { - 3;3} \right).\)  Hãy chọn một cặp số trong các cặp số sau để cùng với hai cặp số đã cho là tọa độ các đỉnh của một tam giác vuông:

\(\begin{array}{l}a)\,\left( {2;2} \right)\\b)\,\left( { - 3;1} \right)\\c)\,\left( {1; - 1} \right)\\d)\,\left( { - 2;3} \right)\end{array}\)

Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

Phương pháp giải:

Biểu diễn các tọa độ các điểm đã cho lên hệ trục tọa độ. Qua sát hình để đưa ra kết luận.

 

Giải chi tiết:

 

Giả sử \(C\,\left( {2;2} \right);\,D\,\left( { - 3;1} \right);\,E\,\left( {1; - 1} \right);\)\(\,F\,\left( { - 2;3} \right)\).

Biểu diễn các điểm trên hệ trục tọa độ quan sát hình ta thấy: \(BD//Oy;\,\,DA//Ox\)

Do đó \(BD \bot DA\) . Vậy \(\Delta ABD\)  vuông tại \(D.\)

Chọn b.

Loigiaihay.com

Quảng cáo

Tham Gia Group Dành Cho 2K11 Chia Sẻ, Trao Đổi Tài Liệu Miễn Phí

close