Giải mục 2 trang 111, 112, 113 SGK Toán 11 tập 1 - Cánh DiềuVẽ hình lăng trụ ABCD.A’B’C’D’ có đáy ABCD là hình bình hành Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Hoạt động 3 Vẽ hình lăng trụ ABCD.A’B’C’D’ có đáy ABCD là hình bình hành Phương pháp giải: Hình lăng trụ có đáy là hình bình hành là hình hộp Lời giải chi tiết: Luyện tập 2 Hãy liệt kê các đường chéo của hình hộp ABCD.A’B’C’D’ (Hình 73). Phương pháp giải: Đoạn thẳng nối hai đỉnh đối diện là đường chéo. Lời giải chi tiết: Các đường chéo của hình hộp ABCD.A’B’C’D’ là: A’C, AC’, D’B, DB’ Hoạt động 4 Nêu nhận xét gì về hai mặt phẳng chứa hai mặt đối diện của hình hộp Phương pháp giải: Quan sát hình hộp để rút ra nhận xét. Lời giải chi tiết: Hai mặt đối diện của hình hộp: - Các mặt của hình hộp là các hình bình hành - Hai mặt phẳng lần lượt chứa hai mặt đối diện của hình hộp song song với nhau Luyện tập 3 Cho hình hộp ABCD.A’B’C’D’. Chứng minh rằng bốn mặt phẳng (ABC’D’), (BCD’A’), (CDA’B’), (DAB’C’) cùng đi qua một điểm. Phương pháp giải: Trong hình hộp, tìm giao điểm của 4 đường chéo chính là giao điểm của 4 mặt phẳng (ABC’D’), (BCD’A’), (CDA’B’), (DAB’C’) Lời giải chi tiết: Theo ví dụ 3: Các đường chéo của hình hộp cắt nhau tại trung điểm mỗi đường Gọi I là trung điểm của AC Ta có: đường chéo hình hộp ABCD.A’B’C’D’ là A’C, AC’, D’B, DB’ Mà AC’, D’B thuộc (ABC’D’); A’C, D’B thuộc (BCD’A’); A’C, DB’ thuộc (CDA’B’) AC’, DB’ thuộc (DAB’C’) Do đó bốn mặt phẳng cùng đi qua điểm I (I là giao điểm của 4 đường chéo)
Quảng cáo
|