Ôn tập chủ đề 4 trang 119 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạoCọ xát một thước nhôm vào một miếng vải khô rồi đưa lại gần các mẩu giấy vụn thì không thấy các mẩu giấy bị hút. Thước nhôm có bị nhiễm điện do cọ xát không? Giải thích. Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
Bài 1 Trả lời câu hỏi bài 1 trang 119 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo Cọ xát một thước nhôm vào một miếng vải khô rồi đưa lại gần các mẩu giấy vụn thì không thấy các mẩu giấy bị hút. Thước nhôm có bị nhiễm điện do cọ xát không? Giải thích. Phương pháp giải: Vận dụng lí thuyết về nhiễm điện do cọ xát Lời giải chi tiết: Thước nhôm không bị nhiễm điện do cọ xát vì nhôm là chất dẫn điện, khi cọ xát, điện tích xuất hiện trên thước nhôm dịch chuyển sang tay ta và truyền xuống đất. Bài 2 Trả lời câu hỏi bài 2 trang 119 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo Mỗi hoạt động sau liên quan đến tác dụng nào của dòng điện? a. Đun nước bằng ấm điện. b. Thắp sáng phòng học. c. Chế tạo nam châm điện. d. Mạ điện. e. Châm cứu bằng điện. g. Nạp điện cho bình acquy. Phương pháp giải: Vận dụng lí thuyết về tác dụng của dòng điện Lời giải chi tiết:
Bài 3 Trả lời câu hỏi bài 3 trang 119 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo Vẽ sơ đồ mạch điện gồm một nguồn điện, một công tắc, một chuông điện và kí hiệu chiều dòng điện chạy trong mạch khi công tắc đóng. Phương pháp giải: Vận dụng lí thuyết về mạch điện đơn giản Lời giải chi tiết: Bài 4 Trả lời câu hỏi bài 4 trang 119 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo Trong sơ đồ mạch điện ở hình bên, hai công tắc A và B được đặt ở hai đầu của một hành lang dài, với bóng đèn ở giữa hành lang.
a. Một người đi vào từ đầu hành lang muốn bật sáng bóng đèn thì phải chuyển công tắc ở A như thế nào? b. Khi người này đến cuối hành lang, muốn tắt đèn thì phải chuyển công tắc ở B như thế nào? c. Mạch điện trong hình có ưu điểm gì so với trường hợp chỉ lắp một công tắc ở đầu A? Phương pháp giải: Vận dụng lí thuyết về mạch điện đơn giản Lời giải chi tiết: a. Một người đi vào từ đầu hành lang muốn bật sáng bóng đèn thì phải chuyển công tắc ở A tới tiếp điểm 2. b. Khi người này đến cuối hành lang, muốn tắt đèn thì phải chuyển công tắc ở B tới tiếp điểm 1. c. Mạch điện trong hình có ưu điểm có thể điều khiển (bật, tắt) đèn ở hai nơi khác nhau (đầu hành lang, cuối hành lang) so với trường hợp chỉ lắp một công tắc ở đầu A. Bài 5 Trả lời câu hỏi bài 5 trang 119 SGK KHTN 8 Chân trời sáng tạo Có ba ampe kế với các GHĐ lần lượt là: 30 mA, 0,50 A và 1,0 A. Ampe kế nào phù hợp nhất để đo cường độ dòng điện trong từng trường hợp sau? Giải thích. a. Dòng điện qua đèn điôt phát quang có cường độ 15 mA. b. Dòng điện qua bóng đèn pin có cường độ 0,30 A. c. Dòng điện qua nam châm điện có cường độ 0,90 A. Phương pháp giải: Vận dụng lí thuyết về cường độ dòng điện Lời giải chi tiết:
Quảng cáo
|