Bài 50. Cân bằng tự nhiên trang 215, 216 SGK Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạoVào cuối năm 2020, sự bùng phát của dịch châu chấu sa mạc ở các tỉnh phía bắc Việt Nam đã tàn phá hàng trăm nghìn ha cây nông nghiệp. Nếu sự phát triển quá mức của loài châu chấu sa mạc này không được kiểm soát có thể gây nên những hậu quả gì? Có những biện pháp nào được áp dụng để khắc phục dịch châu chấu? Quảng cáo
Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn
CH tr 215 MĐ Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 215 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Vào cuối năm 2020, sự bùng phát của dịch châu chấu sa mạc ở các tỉnh phía bắc Việt Nam đã tàn phá hàng trăm nghìn ha cây nông nghiệp. Nếu sự phát triển quá mức của loài châu chấu sa mạc này không được kiểm soát có thể gây nên những hậu quả gì? Có những biện pháp nào được áp dụng để khắc phục dịch châu chấu? Phương pháp giải: Sự bùng phát của dịch châu chấu sa mạc ở các tỉnh phía bắc Việt Nam đã tàn phá hàng trăm nghìn ha cây nông nghiệp. Lời giải chi tiết: - Nếu sự phát triển quá mức của loài châu chấu sa mạc này không được kiểm soát có thể gây nên các hậu quả như: Châu chấu tàn phá các loại cây trồng, cây lương thực dẫn đến phá hủy thảm thực vật. Khi thảm thực vật bị phá hủy, cân bằng sinh học trong hệ sinh thái sẽ bị phá hủy đe dọa đến sự tồn tại và phát triển của nhiều loài sinh vật khác, đồng thời, đe dọa an ninh lương thực và thiệt hại kinh tế nặng nề cho người nông dân. - Các biện pháp được áp dụng để khắc phục dịch châu chấu: + Biện pháp thủ công: Dùng vợt bắt, đập châu chấu bằng các cành cây;… + Biện pháp sinh học: Dùng thuốc trừ sâu thảo mộc có khả năng trừ châu châu hoặc gây chán ăn, xua đuổi, ngăn cản châu chấu đẻ trứng, lột xác và giảm khả năng sinh sản; sử dụng các loài thiên địch;… + Biện pháp hóa học: Phun thuốc hóa học bao vây bằng máy bay ở các khu vực xa dân cư, chuồng trại, nguồn nước. Những diện tích còn lại huy động nhân lực, dùng máy để phun thuốc hóa học. CH tr 215 CH 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 215 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Quan sát Hình 50.1, hãy cho biết: a) Nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên. b) Cơ chế để duy trì trạng thái cân bằng tự nhiên trong quần thể, quần xã. Phương pháp giải: Quan sát Hình 50.1 Lời giải chi tiết: a) Nguyên nhân gây mất cân bằng tự nhiên: - Do điều kiện môi trường bất lợi, dịch bệnh, ô nhiễm,…; tác động tiêu cực của con người; sinh vật không có hoặc ít khả năng thích nghi, cạnh tranh, lẩn trốn, tìm kiếm thức ăn, di cư;… → Làm suy giảm quá mức số lượng cá thể. - Do điều kiện môi trường thuận lợi, thức ăn dồi dào; tác động tích cực của con người; sinh vật có khả năng thích nghi, cạnh tranh, lẩn trốn, tìm kiếm thức ăn, di cư,… → Làm gia tăng quá mức số lượng cá thể. b) Cơ chế để duy trì trạng thái cân bằng tự nhiên trong quần thể, quần xã: - Cơ chế để duy trì trạng thái cân bằng tự nhiên trong quần thể: Số lượng cá thể của quần thể được điều chỉnh về mức ổn định và phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường nhờ khả năng tự điều chỉnh mật độ của quần thể thông qua mức sinh sản, mức tử vong, mức nhập cư và mức xuất cư. - Cơ chế để duy trì trạng thái cân bằng tự nhiên trong quần xã: Số lượng cá thể của mỗi loài trong quần xã được khống chế ở mức nhất định phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường nhờ hiện tượng khống chế sinh học. CH tr 216 CH 1 Trả lời câu hỏi 1 trang 216 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Nêu các yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng tự nhiên. Lời giải chi tiết: Các yếu tố ảnh hưởng đến trạng thái cân bằng tự nhiên: sự tác động của yếu tố tự nhiên (khí hậu, động đất, núi lửa, dịch bệnh,…); sự tác động của con người; khả năng thích nghi, cạnh tranh, lẩn trốn, tìm kiếm thức ăn, di cư,… của các loài sinh vật. CH tr 216 LT Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 216 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Cho ví dụ về ứng dụng hiện tượng cân bằng tự nhiên trong nông nghiệp. Phương pháp giải: Học sinh tự làm thêm. Lời giải chi tiết: Ví dụ về ứng dụng hiện tượng cân bằng tự nhiên trong nông nghiệp: Vào mùa vụ, sâu đục thân có nguồn thức ăn dồi dào dẫn đến chúng tăng nhanh về số lượng, gây thiệt hại lớn cho cây trồng. Người nông dân thả ong mắt đỏ để tiêu diệt sâu đục thân, làm số lượng sâu đục thân giảm xuống, nhờ đó, hạn chế mức độ gây hại cho cây trồng. CH tr 216 CH 2 Trả lời câu hỏi 2 trang 216 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Cho biết ý nghĩa của một số biện pháp được sử dụng để bảo vệ, duy trì cân bằng tự nhiên được nêu trong Bảng 50.1. Phương pháp giải: Dựa vào Bảng 50.1 Lời giải chi tiết:
CH tr 216 VD Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 216 SGK Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo Hãy tìm hiểu thông tin của một loài sinh vật ngoại lai gây mất cân bằng tự nhiên (nguồn gốc, tác hại, khả năng xâm hại,…). Người ta đã hạn chế tác hại của loài đó bằng cách nào? Phương pháp giải: Tìm hiểu qua sách báo, internet,... Lời giải chi tiết: * Gợi ý thông tin của loài sinh vật ngoại lai gây mất cân bằng tự nhiên: Loài ốc bươu vàng. - Nguồn gốc: Khu vực Trung Mỹ và Nam Mỹ. - Tác hại: Phá hoại mùa màng, gây hại cho cây trồng ngập nước như lúa, rau muống, sen súng,… Cạnh tranh môi trường sống, nguồn thức ăn của sinh vật bản địa khiến sinh vật bản địa suy giảm số lượng. - Khả năng xâm hại: Ốc bươu vàng có thể sống dưới nước hoặc trên cạn, có thể tồn tại trong điều kiện khô hạn vài tháng; có tốc độ sinh sản rất nhanh, lớn nhanh và ăn khỏe. - Người ta đã hạn chế tác hại của ốc bươu vàng bằng cách: + Làm đất kĩ, bằng phẳng, tránh chỗ trũng nước. + Bắt ốc và ổ trứng bằng tay vào buổi sáng sớm. + Đánh rãnh thoát nước cách nhau 10 – 15m giúp ốc bươu vàng tập trung để thu gom và xử lí. + Đặt lưới, phên tre chặn mương nước vào ruộng, ngăn ốc xâm nhập. + Điều tiết chế độ nước bằng cách rút nước định kì, giữ mực nước thấp 2 – 3 cm nhằm hạn chế ốc di chuyển, phá hại. + …
Quảng cáo
|